HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài soạn Chân quê - Nguyễn Bính thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Nội dung bài soạn được HỌC247 biên soạn chi tiết sẽ giúp các em ôn tập và thực hành kĩ năng phân tích và tìm hiểu một văn bản nghị luận cụ thể. Để nắm vững nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm nội dung bài giảng Chân quê - Nguyễn Bính. Chúc các em có nhiều tiết học bổ ích!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
Chân quê là bài thơ là một sáng tác tiêu biểu cho tâm hồn thơ Nguyễn Bính, ngay từ tên nhan đề ta đã biết được đây là sự cảm nhận, dự cảm của những gì sắp mất đi khi tác giả muốn níu giữ giá trị của văn hóa quê hương từ xa xưa.
1.2. Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng nhờ các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,…
- Sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng có nét ấn tượng sâu sắc.
2. Soạn bài Chân quê - Nguyễn Bính - Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Câu 1: Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ nào?
Lời giải chi tiết:
* Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc: buồn bã, tiếc nuối và hụt hẫng khi gặp lại nhân vật “em” bởi nhận ra sự thay đổi của người con gái mình yêu, cô gái ấy đã dần mất đi sự giản dị, mộc mạc ngày trước.
* Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện thông qua:
- Từ ngữ, hình ảnh:
“Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi;
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?”
* Biện pháp tu từ:
- Liệt kê: Tác giả liệt kê hình ảnh yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen để miêu tả về sự chân chất, giản dị đúng chất thôn quê ngày xưa của cô gái và liệt kê hình ảnh khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm để miêu tả sự thay đổi của nhân vật “em”.
- Điệp cấu trúc: “nào đâu… cái”.
Câu 2: Hình ảnh “em” hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhân vật “tôi”?
Lời giải chi tiết:
- Trước đây: Nhân vật “em” là cô gái dịu dàng, mộc mạc, giản dị nơi thôn quê với “yếm lụa sồi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “cái quần nái đen”. Đó là hình ảnh cô gái là chính mình, khiến cho nhân vật “tôi” say đắm, yêu thương.
- Hiện tại: Hình ảnh “em” đã thay đổi từ ngày đi tỉnh về, “khăn nhung quần lĩnh rộn ràng/ Áo cài khuy bấm…” đã khác hoàn toàn với hình ảnh trước kia, không còn mang dáng vẻ trong sáng, chân chất. Hình ảnh đó khiến nhân vật “tôi” hụt hẫng, buồn bã thốt lên “em làm khổ tôi”, “van em em hãy giữ nguyên quê mùa”.
Câu 3: Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?
Lời giải chi tiết:
Qua văn bản, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy sống là chính mình, đừng vì chạy theo những thứ xa hoa, phù du mà đánh mất đi con người mình.
Để hiểu hơn về nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm:
- Soạn văn tóm tắt Chân quê - Nguyễn Bính
3. Hỏi đáp về bài Chân quê - Nguyễn Bính Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
4. Một số văn mẫu bài Chân quê - Nguyễn Bính Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Qua văn bản Chân quê - Nguyễn Bính, tác giả đã thể hiện niềm lo âu, băn khoăn, day dứt và dự cảm về những đổi thay nhanh chóng đến đáng sợ của những gì vốn mang đậm bản sắc quê hương, dân tộc. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây: