Qua nội dung tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 5: Vị trí trái đất trong hệ mặt trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất SGK Chân trời sáng tạo, được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với nội dung lí thuyết và bài tập minh họa hay, chi tiết bám sát nội dung chương trình SGK, giúp các em nắm vững kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ Mặt Trời (tính theo khoảng cách xa dần Mặt Trời).
- Vị trí của Trái Đất cùng với sự tự quay đã giúp Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp cho sự sống.
1.2. Hình dạng và kích thước Trái Đất
- Trái Đất có dạng hình cầu với kích thước rất lớn.
- Bán kính của Trái Đất tại Xích đạo có độ dài 6 378 km.
- Diện tích bề mặt Trái Đất lên tới hơn 510 km2.
Bài tập minh họa
2.1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Quan sát hình 5.1, em hãy:
- Kể tên các hành tinh quay quanh Mặt Trời.
- Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Theo thứ tự này, Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 5.1 và thông tin trong mục Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Hướng dẫn giải:
- Các hành tinh quay quanh Mặt Trời: thiên vương tinh, mộc tinh, hải vương tinh, thổ tinh, hỏa tinh, thủy tinh, kim tinh, Trái Đất.
- Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh. Theo thứ tự này, Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3.
2.2. Hình dạng và kích thước Trái Đất
Dựa vào hình 5.2, 5.3 và thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết:
+ Hình dạng của Trái Đất.
+ Độ dài của bán kính Trái Đất tại Xích đạo.
+ Độ dài đường Xích đạo.
- Nhận xét về kích thước của Trái Đất so với hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 5.2 và hình 5.3 và đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn giải:
- Trái đất có dạng hình cầu.
- Độ dài bán kính Trái Đất tại Xích đạo là 6 378 km.
- Độ dài đường Xích đạo là 40 076 km.
- Nhận xét: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất có kích thước đứng thứ tư theo thứ tự từ nhỏ đến lớn so với các hành tinh khác.
Luyện tập
Sau khi học xong bài này các em cần nắm được các yêu cầu sau:
+ Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
+ Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 6370km
- B. 40070km
- C. 510 triệu km
- D. 6307km
-
- A. Trái Đất có hình tròn
- B. Trái Đất có hình bầu dục
- C. Trái Đất có hình cầu
- D. Trái Đất có hình lục giác
-
- A. Trái đất
- B. Mộc Tinh (Sao mộc)
- C. Thổ tinh (Sao thổ)
- D. Kim Tinh (Sao kim)
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 127 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 127 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 18 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 2 trang 19 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 3 trang 20 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 4 trang 20 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 5 trang 20 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 5: Vị trí trái đất trong hệ mặt trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!