YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất


Qua nội dung tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất SGK Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em nắm vững nội dung kiến thức bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em học tập tốt!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lớp đất trên Trái Đất

a. Đất

- Đất là một lớp vật chất mỏng trên cùng của vỏ Trái Đất, có độ dày chỉ từ xăng-ti-met như ở vùng đồng rêu gần Bắc Cực, cho đến khoảng 2 - 3 m ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Bên trên đất thường có lớp phủ thực vật. Đất có độ phì tự nhiên.

b. Thành phần của đất

- Bốn thành phần chính của đất là: Khoáng vật trong đất, chất hữu cơ trong đất, nước trong đất và không khí trong đất.

- Khoáng vật trong đất là những hợp chất tự nhiên được hình thành do các quá trình phong hóa khác nhau xảy ra trong lớp vỏ Trái Đất.

- Chất hữu cơ trong đất là những tàn tích sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật) chưa hoặc đang phân giải và những chất hữu cơ được phân giải, được gọi là chất mùn.

- Nước trong đất được chứa chủ yếu trong các khe hở và các hoạt khoáng của đất. Lượng ẩm của đất rất quan trọng, bở vì rễ cây hút các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. Vì thế, cần phần tưới nước để đảm bảo đủ độ ẩm của đất cho cây.

- Không khí trong đất được chứa nhiều trong các lỗ hổng của đất. Không khí trong đất vừa nhân tố quan trọng trong phong hóa đá, vừa là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật trong đất. Vì thế, đất cần có độ tơi xốp.

c. Các tầng đất

- Theo chiều thẳng đừng, lớp đất gồm các tầng khác nhau. Mỗi tầng đất đều phân biệt với tầng liền kế bởi màu sắc của đất, thành phần cơ giới của đất và một số dấu hiệu có thể nhận biết khác.

d. Các nhân tố hình thành đất

- Có nhiều nhân tố tham gia vào việc hình thành đất. Trong đó quan trọng nhất là đá mẹ, khí hậu và sinh vật.

- Đá mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc tạo thành đất, vì tất cả các loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phong hóa đá mẹ. Đá mẹ cung cấp các khoảng vật cho đất, tạo nên các tính chất vật lí, hóa học của đất.

- Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phong hóa, từ đó đất được hình thành, chẳng hạn, quá trình phong hóa ở vùng nhiệt đới ẩm diễn ra mạnh hơn nhiều so với vùng khí hậu ôn hòa và vùng khí hậu lạnh. Khí hậu cũng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của sinh vật, nhất là vi sinh vật, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phân giải chất hữu cơ trong đất. Chính vì thế, có sự phân hóa rõ rệt các nhóm đất theo các đới khí hậu trên Trái Đất.

- Sinh vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất.

- Bên cạnh vài nhân tố chính nói trên, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình (địa hình dốc hay bằng phẳng liên quan tới tầng đất dày hay mỏng). Thời gian cũng có ảnh hưởng tới sự hình thành đất.

1.2. Một số nhóm đất chính

- Đất trên Trái Đất rất phong phú và đa dạng với các nhóm và loại đất khác nhau

- Đất Fe-ra-lit đỏ và đất Fe-ra-lit đỏ vàng là các loại đất điển hình ở vùng nhiệt đới, được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, quá trình phong hóa diễn ra mạnh. Các loại đất này phát triển dưới những cánh rừng nhiệt đới, phân bố thành các vùng lớn ở Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á và Đông Bắc Ô-xtrây-li-a.

- Đất Pốt-dôn và đất pốt-dôn-cỏ là các loại đất điển hình ở vùng ôn đới, được hình thành trong điều kiện khí hậu ôn đới lạnh lục địa, dưới các rừng ôn đới lục địa (cây lá rộng xen cây lá kim) và rừng tai-ga (rừng lá kim). Các loại đất này phổ biến nhất ở Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ trong giới hạn từ vĩ tuyến 45oB đến vĩ tuyến 60-65oB thuộc vùng ôn đới lạnh.

Bài tập minh họa

2.1. Lớp đất trên Trái Đất

Câu 1

Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các thành phần của

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào kiến thức phần b mục 1 Lớp đất trên trái đất, tiền hành vẽ sơ đồ thể hiện các thành phần của đất.

Lời giải chi tiết:

 

Câu 2

Quan sát hình 21.2, hãy kể tên các tầng đất.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào kiến thức phần c mục 1 Lớp đất trên trái đất, kết hợp hình 21.2 kể tên các tầng đất từ trên xuống.

Lời giải chi tiết:

Tên các tầng đất từ trên xuống là:

- Tầng thảm mục

- Tầng mùn

- Tầng tích tụ

- Tầng đá mẹ

- Tầng đá gốc.

2.2. Một số nhóm đất chính

Đọc thông tin và quan sát hình 21.3, hãy:

- Kể tên một số loại đất chính ở đới nhiệt đới và xích đạo.

- Xác định trên lược đồ sự phân bố của các loại đất này.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào kiến thức phần mục 2 một số nhóm đất chính, kết hợp quan sát hình 21.3 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Một số loại đất chính ở đới nhiệt đới và xích đạo là:

+ Đất Fe-ra-lit đỏ vàng

+ Đất Fe-ra-lit đỏ

+ Đất đỏ và đỏ nâu xa-van

+ Đất đen và xám

- Các loại đất đó chủ yếu phân bố từ vĩ tuyến 30 độ Bắc và 30 độ Nam về xích đạo.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.
+ Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.
+ Kể được tên và xác định được trên bản đồ, lược đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc vùng ôn đới.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 6 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Đất cát pha
    • B.  Đất xám
    • C. Đất phù sa bồi đắp
    • D. Đất đỏ badan
    • A. 3
    • B. 4
    • C. 5
    • D. 3 yếu tố bên trong và 1 yếu tố bên ngoài
    • A. Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển
    • B. Trong đất còn có độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho đất, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển
    • C. Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển
    • D. Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất cần thiết và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 6 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 178 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 178 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 178 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 77 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 77 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 77 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 77 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 77 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 77 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7 trang 77 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF