YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 2: Thời gian trong lịch sử?


Tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử? SGK Cánh diều được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với tóm tắt kiến thức cần nhớ và bài tập minh họa giúp các em học sinh tìm hiểu kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

 

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vì sao phải xác định thời gian trong Lịch sử?

- Lịch sử loài người gồm rất nhiều sự kiện xảy ra vào những thời gian khác nhau. Muốn dựng lại lịch sử, phải sắp xếp lại tất cả các sự kiện quá khứ theo thứ tự thời gian.

- Một nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định thời gian xảy ra các sự kiện.

1.2. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?

- Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã tính được quy luật của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh Mặt Trời và làm ra lịch.

- Âm lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt trăng chuyển động một vòng quay quanh Trái Đất được tính là một tháng.

- Dương lịch là cách tính dựa trên sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quay quanh Mặt Trời được tính là một năm.

- Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa vào cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch. Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền chúa Giê-su ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên.

+ Trước công nguyên: là năm trước năm đầu tiên của Công nguyên.

+ Công nguyên: là năm từ sau năm 1.

+ 1 Thập kỉ: là 10 năm.

+ 1 Thế kỉ : là 100 năm.

+ 1 Thiên niên kỉ:là 1000 năm.

Bài tập minh họa

2.1. Câu hỏi mở đầu

Căn cứ vào thông tin nào trong đoạn trích trên để biết được sự kiện này đã diễn ra trong lịch sử?

“ Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 (1010)...

Mùa thu, tháng 7, vua dòi kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ, Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đối gọi là thành Thăng Long.

(Đại Việt sử kí toàn thư - Ngô Sĩ Liên và các sở thần triều Hậu Lê)

Hướng dẫn giải:

Đọc thông tin trong bài

Lời giải chi tiết:

Căn cứ vào thời gian trong đoạn trích Canh Tuất, Thuận Thiện năm thứ nhất (1010), mùa thu tháng 7 để thấy rằng sự kiện này đã diễn ra trong lịch sử từ tháng 7, năm 1010, dưới thời nhà Lý.

2.2. Vì sao phải xác định thời gian trong Lịch sử?

Quan sát bảng trên và cho biết căn cứ vào thông tin nào để sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau.

Bảng một số sự kiện lịch sử Việt Nam

Hướng dẫn giải:

Quan sát bảng, phân tích các mốc thời gian

Lời giải chi tiết:

- Qua quan sát bảng một số sự kiện lịch sử Việt Nam, có thể thấy: các sự kiện lịch sử được sắp xếp theo thứ tự trước – sau dựa trên cơ sở: thời gian diễn ra sự kiện

+ Mốc thời gian nhỏ => sự kiện diễn ra trước => được sắp xếp trước.

+ Mốc thời gian lớn => sự kiện diễn ra sau => được sắp xếp sau.

2.3. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?

Câu 1

Quan sát hình 2.2 và cho biết tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày nào, âm lịch là ngày nào?

Hướng dẫn giải:

Quan sát thông tin trên tờ lịch

Lời giải chi tiết:

Dương lịch: Thứ bảy, ngày 25 tháng 1 năm 2020.

Âm lịch: Thứ bảy, ngày mùng 1 tháng 1 năm 2020.

Câu 2

Quan sát sơ đồ hình 2.3, hãy giải thích khái niệm trước Công nguyên và Công nguyên.

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức mục 2. Cách tính thời gian trong lịch sử.

Lời giải chi tiết:

-Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa vào cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch. Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền chúa Giê-su ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên.

+ Trước công nguyên: là năm trước năm đầu tiên của Công nguyên.

+ Công nguyên: là năm từ sau năm 1

Câu 3

Quan sát lược đồ hình 2.4, hãy cho biết mỗi thập kỉ, thế kỉ là bao nhiêu năm.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình ảnh kết hợp liên hệ kiến thức bản thân.

Lời giải chi tiết:

+ 1 Thập kỉ: là 10 năm.

+ 1 Thế kỉ : là 100 năm.

+ 1 Thiên niên kỉ:là 1000 năm.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Biết được một số khái niệm và cách tính thời gian trong lịch sử: Thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 12 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 12 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 12 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 6 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 6 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 6 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 7 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 7 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 7 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 2: Thời gian trong lịch sử?

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON