YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 1: Lịch sử là gì?


Qua nội dung tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 1: Lịch sử là gì? SGK Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6, với phần tóm tắt lí thuyết và bài tập minh họa, chi tiết dễ hiểu, giúp các em bám sát nội dung chương trình học. Mời các em và quý thầy cô cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

- Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

1.2. Vì sao cần học Lịch sử?

- Học lịch sử để biết cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.

- Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp cho con người trong quá khứ để lại.

1.3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

- Trải qua thời gian, thông tin và những hoạt động của con người vẫn được lưu giữ dưới nhiều dạng tư liệu khác nhau như: truyền miệng, hiện vật, chữ viết,…

- Chúng ta muốn biết và xây dựng lại lịch sử bắt buộc phải dựa vào các tư liệu đó. Mỗi tư liệu sẽ bổ sung cho một khía cạnh của sự kiện lịch sử giống như các mảnh ghép sẽ góp phần tạo nên sự hoàn thiện của một bức tranh lịch sử.

Bài tập minh họa

2.1. Câu hỏi mở đầu

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

(Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh)

Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên.

Hướng dẫn giải:

Liên hệ thực tế, phân tích nội dung câu thơ rút ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Câu thơ của Bác muốn dạy chúng ta phải học, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ, không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và tương lại. Biết về quá khứ để rút kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.

2.2. Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

Câu 1

Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) có phải là lịch sử không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Đọc thông tin mục 1 kết hợp kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết:

- Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) là lịch sử, bởi vì:

+ là sự kiện đã diễn ra trong quá khứ.

+ sự kiện diễn ra này có thời gian, người lãnh đạo, địa điểm và diễn biến rõ ràng

+ có ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam, thể hiện tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Câu 2

Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

Hướng dẫn giải:

Đọc thông tin kết hợp kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết:

- Lịch sử và môn Lịch sử:

+ Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

+ Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

2.3. Vì sao cần học Lịch sử?

Câu 1

Quan sát các hình từ 1.3 đến 1.6, hãy cho biết kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội đã có sự thay đổi như thế nào. Chúng ta có cần phải biết về sự thay đổi đó không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình ảnh, phân tích nội dung câu hỏi rút ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Quan sát các hình từ 1.3 đến 1.6, ta thấy kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội có sự thay đổi rõ rệt.

+ Về sản xuất, canh tác: Từ thời Pháp thuộc, hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào sức người là chính thì ngày nay, con người đã biết vận dụng máy móc vào sản xuất.

+Về giao thông: Trong giai đoạn Pháp thuộc, con người đi bộ hoặc sử dụng tàu lửa để đi lại thì bước vào giai đoạn đổi mới, hệ thống giao thông phát triển, cầu đường được xây dựng mới, phương tiện đi lại đa dạng bao gồm xe máy, ô tô...

=> Chúng ta cần phải biết những thay đổi đó bởi vì có như vậy chúng ta mới biết về các giai đoạn phát triển của các sự kiện hiện vật trong từng thời kì lịch sử. Từ đó, thúc đẩy con người ngày càng khám phá, tìm tòi, cải tiến và sáng tạo để ngày càng phát triển hiện đại và văn minh hơn.

Câu 2

Sự kiện trong hình 1.7 đánh dấu bước ngoặt lịch sử nào của dân tộc Việt Nam?

Hình 1.7. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội (2-9-1945), thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Hướng dẫn giải:

Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó

Lời giải chi tiết:

Sự kiện ngày 02-09-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sự kiện này được coi là bước ngoặt lịch sử của dân tộc Việt Nam vì:

+ phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm.

+ lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nước ta, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa- nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.

Câu 3

Vì sao cần phải học môn lịch sử?

Hướng dẫn giải:

Đọc các thông tin trong sgk

Lời giải chi tiết:

- Cần phải học lịch sử là vì:

+ Học lịch sử để biết cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.

+ Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp cho con người trong quá khứ để lại.

2.4. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

Câu 1

Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào thông tin trong phần dựa vào đâu để biết và xây dựng lại lịch sử.

Lời giải chi tiết:

Trải qua thời gian, thông tin và những hoạt động của con người vẫn được lưu giữ dưới nhiều dạng tư liệu khác nhau như: truyền miệng, hiện vật, chữ viết,…

Chúng ta muốn biết và xây dựng lại lịch sử bắt buộc phải dựa vào các tư liệu đó. Mỗi tư liệu sẽ bổ sung cho một khía cạnh của sự kiện lịch sử giống như các mảnh ghép sẽ góp phần tạo nên sự hoàn thiện của một bức tranh lịch sử.

Câu 2

Phân biệt các loại tư liệu lịch sử trong các hình từ 1.8 đến 1.11. Trong các loại tư liệu trên đâu là tư liệu gốc?

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình ảnh, kết hợp nghiên cứu nội dung mục 3 xác định các loại tư liệu.

Lời giải chi tiết:

- Hình 1.8. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là tư liệu truyền miệng.

- Hình 1.9 là tư liệu hiện vật.

- Hình 1.10 là tư liệu chữ viết.

- Hình 1.11 là tư liệu hiện vật.

Trong các loại tư liệu trên, tư liệu trên, thì Thạp đồng Đào Thịnh (H 1.9) Và Sắc lệnh của chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong cho ông Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (H 1.1.1)

Câu 3

Nêu ý nghĩa của các nguồn sử liệu lịch sử.

Hướng dẫn giải:

Đọc thông tin trong bài

Lời giải chi tiết:

Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại…) được truyền từ đời này sang đời khác. Nếu khai thác đúng cách, các tư liệu truyền miệng có thể giúp chúng ta biết nhiều sự kiện lịch sử có giá trị. Ví dụ: khai thác truyền thuyết “Bánh chưng – bánh dày” có thể biết được một phần đời sống vật chất – tinh thần của cư dân Việt cổ…

- Tư liệu hiện vật: gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm…). Tư liệu hiện vật có thể giúp bổ sung hoặc kiểm chứng tính đúng đắn của các tư liệu chữ viết.

- Tư liệu chữ viết:  gồm các văn bản ghi chép, sách, báo, nhật kí…. Tư liệu chữ viết giúp cung cấp nguồn sử liệu quý về các sự kiện lịch sử, nhất là là về đời sống chính trị, văn hóa.

- Tư liệu gốc: là loại tư liệu chứa đựng những thông tin ra đời vào thời điểm xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử. Xét về hình thức và nội dung phản ánh, tư liệu lịch sử gốc được chia làm 4 loại chính, là: tư liệu vật chất, tư liệu chữ viết, tư liệu hình ảnh và tư liệu ghi âm, ghi hình. => Đây là nguồn tư liệu có giá trị cao nhất, xác thực nhất trong các loại tư liệu.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử
+ Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
+ Giải thích được vì sao cần phải học môn Lịch sử.
+ Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu (tư liệu gốc, tư liệu truyền miệng, hiện vật, chữ viết,...).

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 1 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 1 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 9 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 9 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 9 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 4 phần Luyện tập và vận dụng trang 9 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 4 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 4 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 4 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 4 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 5 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 5 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7 trang 6 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 1: Lịch sử là gì?

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF