YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X


Với mục đích đồng hành cùng các em học sinh lớp 6, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X SGK Cánh diều nhằm giúp các em có thể nắm vững kiến thức cũng như tăng thêm hứng thú học tập. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Họ Khúc giành quyền tự chủ

- Họ Khúc gây dựng nền tự chủ

+ Năm 905 nhân cơ hội nhà Đường ngày càng suy yếu, Tiết độ sứ Độc Cô Tồn bị giáng chức, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La, tự xưng Tiết độ sứ.

+ Đầu năm 906, hoàng đế nhà Đường công nhận, phong Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ An Nam.

- Khúc Hạo củng cố nền tự chủ

*  Nội dung: 

+ Chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ, bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch.

+ Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán...

* Ý nghĩa: 

+ Xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ.  Cuộc sống của người Việt do người Việt cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

+ Ngoài ra, việc làm đó còn chứng tỏ nền đô hộ của thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta đã chấm dứt. Nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ. Đó là bước mở đầu của giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.

1.2. Dương Đình Nghệ khôi phục nền tự chủ

- Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán đưa quân sang đánh bại chính quyền họ Khúc và thiết lập bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc.

- Đầu năm 931, Dương Đình Nghệ, một tướng nhà họ Khúc, kéo quân từ Ái Châu tiến đánh và nhanh chóng làm chủ thành Đại La.

- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán giành thắng lợi, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.

1.3. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

- Nguyên nhân:

+ Kiều Công Tiễn sang cầu cứu nhà Nam Hán.

+ Năm 938, vua Nam Hán cử con cai là Lưu Hoằng Tháo tiến vào xâm lược nước ta.

- Diễn biến:

+ Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta theo đường biển.

+ Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng lúc thủy triều lên.

+ Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo vượt qua bãi cọc.

+ Thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh trở lại.

+ Quân Nam Hán bỏ chạy, thuyền va vào bãi cọc vỡ tan tành.

+ Quân ta từ trên đánh xuống, từ 2 bên bờ đánh sang, đánh giáp lá cà quyết liệt.

- Kết quả, ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng thắng lợi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam vì đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

Bài tập minh họa

2.1. Câu hỏi mở đầu

Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã tạo nên bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X. Đây là sự kế thừa tinh thần yêu nước, quật cường của dân tộc và là kết quả của quá trình giành quyền tự chủ, độc lập liên tục từ họ Khúc, họ Dương đến họ Ngô.

Quá trình đó diễn ra như thế nào? Ý nghĩa và bài học lịch sử của quá trình này là gì?

Hướng dẫn giải:

Xem lại nội dung họ khúc giành quyền tự chủ để trả lời

Lời giải chi tiết:

Trong suốt thế kỉ X đã chứng kiến những sự đấu tranh quyết tâm để giành lại nền độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam, được thể hiện từ của khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ, tự xưng là Tiết độ sứ đã cho thấy một sự phát triển về nhận thức của ta trong quá trình giành độc lập dân tộc. Những cải cách tiến bộ của Khúc Hạo là một trong những việc để ta củng cố lại nền tự chủ. Tuy nhiên, quân Nam Hán đem quân đánh và họ Khúc bị lật đổ, cùng lúc ấy, Dương Đình Nghệ là một tướng của họ Khúc đã đem quân đi đánh quân Nam Hán và giành thắng lợi. Nhưng không được bao lâu thì bị kẻ phản bội là Kiều Công Tiễn giết hại và quân Nam Hán lại lấy cớ sang xâm lược nước ta một lần nữa. Đúng lúc ấy, Ngô Quyền với tài chí mưu lược và nghệ thuật quân sự hết sức sáng tạo của mình đã giúp nhân dân giành lại độc lập tử chủ, được coi là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam, chấm dứt hơn một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ.

2.2. Họ Khúc giành quyền tự chủ

Câu 1

Khúc Thừa Dụ giành chính quyền tự chủ như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Xem lại nội dung mục 1 trình bày quá trình giành chính quyền tự chủ cảu Khúc Thừa Dụ chú cột mốc năm 905 và 906.

Lời giải chi tiết:

+ Năm 905 nhân cơ hội nhà Đường ngày càng suy yếu, Tiết độ sứ Độc Cô Tồn bị giáng chức, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La, tự xưng Tiết độ sứ.

+ Đầu năm 906, hoàng đế nhà Đường công nhận, phong Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ An Nam.

Câu 2

Nêu nội dung và ý nghĩa cải cách của Khúc Hạo

Hướng dẫn giải:

Xem lại nội dung cải cách Khúc Hạo trình bày nội dung và ý nghĩa cải cách của Khúc Hạo

Lời giải chi tiết:

Cách thức: xem lại nội dung họ khúc giành quyền tự chủ để trả lời

Nội dung và ý nghĩa cải cách của Khúc Hạo:

*  Nội dung: 

+ Chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ, bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch.

+ Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán...

* Ý nghĩa: 

+ Xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ.  Cuộc sống của người Việt do người Việt cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

+ Ngoài ra, việc làm đó còn chứng tỏ nền đô hộ của thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta đã chấm dứt. Nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ. Đó là bước mở đầu của giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.

2.3. Dương Đình Nghệ khôi phục nền tự chủ

Dương Đình Nghệ đã khôi phục và giành chính quyền tự chủ như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào thông tin trong bài trình bày quá trình khôi phục và giành chính quyền tự chủ của Dương Đình Nghệ

Lời giải chi tiết:

Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán đưa quân sang đánh bại chính quyền họ Khúc và thiết lập bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc.

Đầu năm 931, Dương Đình Nghệ, một tướng nhà họ Khúc, kéo quân từ Ái Châu tiến đánh và nhanh chóng làm chủ thành Đại La.

Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán giành thắng lợi, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.

2.4. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Câu 1

Dựa vào lược đồ hình 17.5 và 17.6 và đọc thông tin, hãy tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938.

Hình 17.5. Lược đồ diễn biến trận Bạch Đằng năm 938.

Hình 17.6.Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (mô hình- Bảo tàng Lịch sử Quân sự)

Hướng dẫn giải:

Dựa vào lược đồ hình 17.5 và 17.6 và đọc thông tin

Lời giải chi tiết:

+ Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta theo đường biển.

+ Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng lúc thủy triều lên.

+ Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo vượt qua bãi cọc.

+ Thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh trở lại.

+ Quân Nam Hán bỏ chạy, thuyền va vào bãi cọc vỡ tan tành.

+ Quân ta từ trên đánh xuống, từ 2 bên bờ đánh sang, đánh giáp lá cà quyết liệt.

Câu 2

Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện qua những điểm nào?

Hướng dẫn giải:

Đọc thông tin mục 3 chỉ ra nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền.

+ Địa điểm.

+ Chiến thuật.

Lời giải chi tiết:

+ Chọn địa điểm: Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược.

+ Chiến thuật đánh giặc: Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắc đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm. Cho quân mai phục hai bên bờ. Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc ta dễ bề chế ngự.

Câu 3

Nêu ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Hướng dẫn giải:

Đánh giá công lao của Ngô Quyền: 

Phương pháp: đánh giá, nhận xét

Kết quả.

Lời giải chi tiết:

Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam vì đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

Đánh giá công lao của Ngô Quyền: 

Phương pháp: đánh giá, nhận xét

Cách giải:  Công lao của Ngô Quyền.

- Đánh tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán .

- Kết thúc hơn 1000 Bắc thuộc.

- Đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập.
- Giành lại quyền độc lập cho nước nhà.

- Nếu cao tinh thần đấu tranh bất khuất, quật cường của nhân dân ta.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Trình bày được những nét chính về các cuộc vận động giành quyền tụ chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của hị Khúc và họ Dương.
+ Mô tả được những nét chính trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 và những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền.
+ Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 6 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 6 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 90 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 90 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 90 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 4 phần Luyện tập và vận dụng trang 90 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 33 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 33 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 33 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 33 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 34 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 34 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7 trang 34 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8 trang 34 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF