YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu


Tài liệu Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với các hoạt động học tập và tổng kết kiến thức cần nhớ, giúp các em học sinh tìm hiểu kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhiệt độ không khí

- Độ nóng lạnh của không khí được gọi là nhiệt độ không khí. Dụng cụ để đo nhiệt độ được gọi là nhiệt kế.

- Nhiệt độ không khí luôn thay đổi khi có bề mặt tiếp xúc không giống nhau. Khi ở độ cao khác nhau và khi ở vĩ độ khác nhau.

- Ở vùng vĩ độ thấp (khu vực xích đạo) quanh năm nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời lớn làm cho không khí gần mặt đất nóng nên có nhiệt độ cao. Lên vùng vĩ độ cao, do nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời ít hơn, không khí không thể nóng như ở vùng vĩ độ thấp nên nhiệt độ thấp. Ở vùng cực, nhiệt đố có khi xuống tới - 80oC.

- Tuy nhiên không khí nóng lên hoặc lạnh đi phụ thuộc trực tiếp vào lượng nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái Đất. Sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất và nước khác nhau. Các loại đất, đá, cát nóng nhanh hơn nhưng cũng nguội nhanh hơn so với nước.

1.2. Hơi nước trong không khí. Mưa

- Do ảnh hưởng của nhiệt độ từ biển, đại dương, ao hồ. sông ngòi,... bốc lên cao và xâm nhập vào không khí nên không khí trong tầng đối lưu lúc nào cũng có hơi nước. Lượng hơi nước chứa trong không khí được gọi là độ ẩm.

- Hơi nước ngưng kết ở lớp không khí gần mặt đất tạo thành sương mù. Hơi nước ngưng kết ở các độ cao khác nhau trong khí quyển tạo thành từng đám gọi là mây.

- Mây là yếu tố khí tượng quan trọng thể hiện rõ trạng thái và sự biến động của thời tiết.

- Trong các đám mây, các hạt nước không đứng yên mà thường xuyên chuyển động. Khi các hạt nước được bổ sung thêm hơi nước hoặc kết hợp với các hạt nước khác làm cho kích thước ngày càng lớn lên, thẳng được lực cản của không khí và bị nhiệt độ làm bốc hết hơi nước sẽ sinh ra mưa.

- Sự phân bố lượng mưa trên bề mặt Trái Đất phụn thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Nhiệt độ, khí áp, địa hình, gió, dòng biển,... Do vậy lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều. Nơi có dòng biển nóng đi qua, nơi sườn đón gió, nơi có áp suất thấp đều là những nơi có lượng mưa nhiều

1.3. Thời tiết và khí hậu

- Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm vào thời điểm nhất địinh được xác định bằng các yếu tố khí tượng (nắng, mưa, gió, độ ẩm, mây,..). Thời tiết thường thay đổi trong một thời gian ngắn, có thể là một buổi, một ngày hoặc vài ngày.

- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương, trong nhiều năm. Khí hậu có tính ổn định hơn. Những biến đổi của khí hậu trên Trái Đất thường diễn ra theo quy luật, mang tính đặc trưng của từng vùng.

- Khí hậu là nhân tố rất quan trọng, có liên quan trực tiếp tới các đời sống và sản xuất cảu con người cũng như các thành phần tự nhiên khác.

1.4. Các đới khí hậu trên Trái Đất

- Sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trên bề mặt Trái Đất không đồng đều. Nơi nào có góc chiếu sáng càng lớn và thời gian chiếu sáng càng dài mthif càng nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Chính vì vậy, trên bề mặt Trái Đất được chia ra thành năm vòng đai nhiệt. Tương ứng với các vòng đai nhiệt trên bề mặt Trái Đất cũng chia ra thành năm đới khí hậu.

- Đới nóng (hay nhiệt đới) là nơi có lượng nhiệt cao quanh năm nóng. Gió thường xuyển thổi ở khu vực này là gió Tín Phong. Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1000mm đến 2000mm.

- Hai đới ôn hòa (hay ôn đới) là nơi có lượng nhiệt trung bình. Trong năm có bốn mùa rõ rệt. Gió thường xuyên thổi ở khu vực này là gió Tây ôn đới. Lượng mưa trung bình năm đạt từ 500mm đến 1000mm

- Hai đới lạnh (hay hàn đới) là khu vực giá lạnh và có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió thường xuyên thổi ở khu vự này là gió Đông cực.Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500mm

Bài tập minh họa

2.1. Nhiệt độ không khí

Quan sát hình 14.1, hãy cho biết nhiệt độ của bề mặt Trái Đất thay đổi như thế nào từ xích đạo về cực.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 14.1 để thấy sự thay đổi của nhiệt độ từ xích đạo về cực.

Lời giải chi tiết:

Nhiệt độ từ xích đạo về cực có sự thay đổi: Càng gần xích đạo, nhiệt độ càng cao, càng gần hai cực, nhiệt độ càng giảm.

2.2. Hơi nước trong không khí. Mưa

1. Hãy cho biết điều kiện hình thành mây và mưa.

2. Quan sát hình 14.3, hãy cho biết khu vực nào có lượng mưa nhiều và khu vực nào có lượng mưa ít trên Trái Đất.

Hướng dẫn giải:

1. Nghiên cứu thông tin trong SGK phần Hơi nước trong không khí. Mưa.

2. Quan sát hình 14.3 để nhận xét sự phân bố lượng mưa trên thế giới

Lời giải chi tiết:

1. Điều kiện hình thành mây và mưa

- Mây được tạo thành khi hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh rồi ngưng tụ thành những hạt li ti tạo ra những đám mây.

- Nếu nước trong các đám mây tiếp tục ngưng tụ, các hạt nước to dần và đủ nặng thì hạt nước rơi trở lại mặt đất tạo thành mưa.

2. Phân bố lượng mưa

- Khu vực có lượng mưa nhiều là: khu vực Xích đạo (lượng mưa trên 2000 mm/năm).

- Khu vực có lượng mưa ít là: chí tuyến và vùng cực (lượng mưa dưới 500 mm/năm).

2.3. Thời tiết và khí hậu

Hãy cho biết khí hậu khác với thời tiết như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Nghiên cứu thông tin phần Thời tiết và khí hậu.

Lời giải chi tiết:

- Thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ và hay thay đổi.

- Khí hậu diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Khí hậu diễn ra trong phạm vi rộng và khá ổn định.

2.4. Các đới khí hậu trên Trái Đất

Quan sát hình 14.5, hãy xác định phạm vi và nêu đặc điểm khí hậu ở đới nóng?

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 14.5 và thông tin trong SGK.

Lời giải chi tiết:

- Phạm vi khí hậu ở đới nóng: nằm trong vùng nội chí tuyến (23o27’B – 23o27’N).

- Đặc điểm khí hậu ở đới nóng:

+ Lượng nhiệt cao, nóng quanh năm.

+ Gió thổi thường xuyên: Tín phong.

+ Lượng mưa trung bình năm: 1 000 mm – 2 000 mm.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Trình bày được sự thay đổi nhiệt điị bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.
+ Mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa.
+ Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế.
+ Phân biệt được thời tiết và khí hậu.
+ Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 4 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Nhiệt độ không khí
    • B. Vĩ độ
    • C. Không khí
    • D. Nhiệt độ
    • A. Nhiệt độ các ngày chia số ngày
    • B. Nhiệt độ các ngày cộng số ngày
    • C. nhiệt độ các ngày nhân số ngày
    • D. Nhiệt độ các ngày chia số giờ
    • A. Khi các tia bức xạ mặt trời đi không qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
    • B. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất tương phản lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
    • C. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi thu lại lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
    • D. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 4 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 159 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 159 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 159 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 68 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 68 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 68 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 69 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 69 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 69 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7 trang 69 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF