YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản


Với mục đích đồng hành cùng các em học sinh lớp 6, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản nhằm giúp các em có thể nắm vững kiến thức cũng như tăng thêm hứng thú học tập. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các dạng địa hình chính

a. Núi

- Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, có độ cao thường trên 500m so với mực nước biển.

- Núi có phần đỉnh núi, sườn núi và chân núi. Dưới chân núi là thung lũng - nơi tích tụ các sản phẩm bị xâm thực được vận chuyển từ sườn núi xuống.

- Dựa vào độ cao, người ta chia ra thành núi thấp, núi trung bình và núi cao.

- Dựa vào thời gian hình thành, người ta chia ra thành núi già và núi trẻ.

b. Đồng bằng

- Đồng bằng là dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có độ cao thường dưới 200m so với mực nước biển. Đồng bằng có độ cao từ 200 m đến 500 m gọi là đồng bằng cao.

- Đồng bằng có hai nguồn gốc hình thành chính là bóc mòn và bồi tụ. Đồng bằng bóc mòn phần lớn là do băng hà, đồng bằng bồi tụ có thể do phù sa sông, cũng có thể do phù sa biển.

c. Cao nguyên

- Cao nguyên là vùng rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có độ cao từ 500 m đến 1000 m so với mực nước biển.

- Cao nguyên bình thường có ít nhất một sườn dốc đổ xuống vùng đất thấp.

d. Đồi

- Đồi là dạng địa hình nhô cao, đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao tính từ chân đồi đến đỉnh đồi không quá 200m. Ở vùng chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng thường có nhiều đồi. Đồi thường tập trung thành vùng

e. Định hình cac-xtơ

- Địa hình cac-xtơ là dạng địa hình độc đáo, được hình thành do các loại đá bị hòa tan bởi nước tự nhiên như đá vôi và một số loại đá dễ hòa tan khác.

- Địa hình cac-xtơ rất phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Ở vùng núi đá vôi thường hình thành những hang động kì ảo rất có giá trị du lịch.

1.2. Khoáng sản

- Đá có thành phần chủ yếu là khoáng vật.

- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên của khoáng vật được con người khai thác và sử dụng.

- Khoáng sản có thể được phân loại theo một số cách khác nhau:

+ Phân loại theo trạng thái vật lí: Khoáng sản rắn (than đá, các loại quặng như quặng sắt, quặng nhôm, quặng thiếc,...)

+ Phân loại theo thành phần và công dụng:

Bài tập minh họa

2.1. Các dạng địa hình chính

1. Quan sát hình 11.2 và hình 11.3, hãy tìm các đặc điểm khác nhau (đỉnh núi, sườn núi, thung lũng) giữa núi già và núi trẻ.

2. Hãy kể tên hai đồng bằng bồi tụ lớn ở nước ta hoặc thế giới.

3. Hãy cho biết cao nguyên có điểm gì giống và khác so với đồng bằng.

4. Hãy cho biết điểm khác nhau giữa núi và đồi.

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình 11.2 và hình 11.3 trong SGK trang 144.

2. Vận dụng kiến thức của bản thân.

3. Cao nguyên và đồng bằng

- Đồng bằng là dạng địa hình thấp, bề mặt trương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, độ cao dưới 200 m so với mực nước biển.

- Cao nguyên là vùng rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, độ cao từ 500 m đến 1000 m so với mực nước biển.

4. Núi và đồi

- Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao không quá 200 m so với xung quanh.

- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, có độ cao trên 500 m so với mực nước biển. 

Lời giải chi tiết:

1.  Đặc điểm khác nhau của núi già và núi trẻ

2. Đồng bằng

Hai đồng bằng bồi tụ lớn nhất nước ta là: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

3. Cao nguyên và đồng bằng

- Giống nhau: Bề mặt tương đối bằng phẳng.

- Khác nhau:

4. Khác nhau giữa núi và đồi

2.2. Khoáng sản

Hãy kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Một số loại khoáng sản của nước ta:

- Nhiên liệu: dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, than nâu,...

- Kim loại: sắt, đồng, nhôm, thiếc, vàng, kẽm, ti-tan,...

- Phi kim loại: đá vôi, sét, cát trắng, đá quý, a-pa-tit,...

- Nước ngầm: nước khoáng và nước ngầm

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Phân biệt được một số dạng địa hình chính trên Trái Đất.
+ Kể được tên một số loại khoáng sản.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 3 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 3 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 147 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 147 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 147 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 4 phần Luyện tập và vận dụng trang 147 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 64 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 64 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 65 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 65 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 65 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 65 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7 trang 65 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8 trang 65 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON