Giải bài 2 tr 26 sách GK Sử lớp 11
Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
Hướng dẫn giải chi tiết
Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực này, trừ Xiêm (Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở khu vực này.
- Hiểu được trong khi giai cấp phong kiến trở thành tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Thấy rõ những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Ở các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội In-đô-nê-xi-a có nhiều biến đổi, việc đầu tư của tư bản nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc, giai đoạn công nhân và tư sản ra đời, ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc. Vì vậy, phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Nhận xét về phong trào đấu tranh 3 nước Đông dương:
- Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
- Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát.
- Phong trào do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo.
- Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
Tóm lại: Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247
-
Sau khi lên ngôi, Rama V đã tâp hợp quanh mình một lực lượng đông đảo ủng hộ, tán thành dự định cải cách của ông, trong đó quan trọng nhất là
bởi Tram Anh 11/01/2021
A. hoàng thân và con em quý tộc.
B. tư sản dân tộc và tiêu tư sản.
C. nô lệ và nông nô.
D. nông dân và công nhân.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nào sau đây không phải là con đường đi của các nước châu Á trước nguy cơ nền độc lập dân tộc bị đe dọa từ thế kỉ XIX?
bởi Cam Ngan 11/01/2021
A. Tiến hành xin cầu viện các quốc gia khác lớn mạnh hơn để nhận viện trợ về kinh tế.
B. Chấp nhận dễ dàng ách chiếm đóng của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
C. Kiên quyết chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây bằng biện pháp kháng chiến.
D. Tiến hành cải cách, duy tân, hiện đại hóa đất nước theo mô hình phát triển của phương Tây.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia, có mấy con đường đi khác nhau cho các nước châu Á trước âm mưu xâm lược của các nước phương Tây thế kỉ XIX?
bởi Đào Lê Hương Quỳnh 12/01/2021
A. hai con đường.
B. ba con đường.
C. bốn con đường.
D. một con đường.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân nào khiến Xiêm trở thành vùng “đệm” của các nước đế quốc Anh, Pháp?
bởi Ngoc Han 11/01/2021
A. Xiêm là một quốc gia có tiềm lực mạnh.
B. Sự phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Anh, Pháp tại Xiêm.
C. Xiêm có đường lối đối ngoại khôn khéo.
D. Xiêm phải kí với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Có sự tham gia của đông đảo các lực lượng xã hội.
B. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Góp phần làm sụp đổ chế độ phong kiến.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở Ấn Độ với các nước châu Á khác là
bởi Phạm Khánh Ngọc 12/01/2021
A. Kẻ thù là một đất nước thực dân lớn mạnh nhất trong hệ thống các nước đế quốc lúc bấy giờ.
B. Phong trào đấu tranh kết hợp hòa bình và đấu tranh vũ trang diễn biến phức tạp qua các thời kì khác nhau.
C. Vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Quốc Đại đại diện cho giai cấp tư sản Ấn Độ.
D. Ấn Độ là một đất nước lớn với nhiều tôn giáo, đẳng cấp làm cho mâu thuẫn trong xã hội gay gắt khó hài hòa, gây ảnh hưởng lớn tới phong trào dân tộc.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập Thảo luận 2 trang 25 SGK Lịch sử 11 Bài 4
Bài tập 1 trang 26 SGK Lịch sử 11
Bài tập 3 trang 26 SGK Lịch sử 11
Bài tập 1 trang 18 SBT Lịch sử 11 Bài 4
Bài tập 2 trang 20 SBT Lịch sử 11 Bài 4
Bài tập 3 trang 20 SBT Lịch sử 11 Bài 4
Bài tập 4 trang 21 SBT Lịch sử 11 Bài 4