Nội dung của bài Chiến sự lan rộng ra cả nước Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 Nhà Nguyễn đầu hàng sẽ giúp các bạn nắm được các nội dung chính như: Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất, Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873), Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thực dân dân Pháo đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc kì
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
- Sau khi Pháp đánh chiếm 6 tỉnh Nam Kì, tư tưởng chủ hòa trong triều đình thắng thế.
- Chính trị: triều Nguyễn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.
- Kinh tế: ngày càng kiệt quệ.
- Xã hội: nhân dân bất bình, nổi dậy chống triều đình.
- Nhiều sĩ phu muốn canh tân đất nước nhưng đa phần các đề nghị cài cách không được thực hiện.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873)
- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.
- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.
- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội. Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành. Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (73 tuổi )chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã. Con trai ông Nguyễn Lâm cũng hi sinh
- Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.
- Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873). Gác-ni-ê tử trận.
- Pháp hoảng hốt, tìm cách thương lượng với triều Huế kí Hiệp ước 1874. Theo đó, triều Huế nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, Việt Nam “chiểu” theo đường lối ngoại giao của Pháp, Pháp được tự do buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì.
- Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.
- Ô Quan Chưởng: Đây là một trong những cửa Ô còn sót lại của toà thành Thăng Long cũ, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ 3 được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Hiện ở cửa ô còn nguyên cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Bên trên cửa lớn có ghi ba chữ Hán “Đông Hà Môn” tức là cửa ô Đông Hà. Sở dĩ cửa ô còn có tên gọi là Ô Quan Chưởng vì ngày 20.11.1873 Pháp đánh thành Hà Nội, khi đến cửa ô Đông Hà chúng đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt của 100 binh sĩ triều đình do một viên quan Chưởng cơ chỉ huy anh dũng chặn giặc, kết cục viên Chưởng cơ cùng toàn thể 100 binh sĩ đều anh dũng hy sinh. Để tỏ lòng ngưỡng mộ người chưởng cơ anh dũng, nhân dân đổi tên cửa ô là Ô Quan Chưởng. Từ bấy đến nay người ta vẫn chưa xác minh được tên gọi của vị chưởng cơ anh hùng. Vì vậy tên Ô Quan Chưởng vẫn còn đó như một tồn nghi của lịch sử.
1.2. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc kì lần thứ hai (1882). Cuộc kháng chiến ở Bắc kì và Trung kì trong những năm 1882-1884
1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc kì và Trung kì trong những năm 1882 và 1884.
- Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì.
- Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.
2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến
- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.
- Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:
- Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.
- Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/05/1883), giết chết Ri-vi-e.
1.3. Thực dân Pháp tấn công của biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và 1884
1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An
- Lợi dụng Tự Đức mất, triều đình lục đục vua Tự Đức mất, Pháp đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.
- Ngày 18/08/1883, Đô đốc Cuốc-bê chỉ huy chiếm các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến chiều tối20.8.1883 , toàn bộ cửa biển Thuận An lọt vào tay giặc.
2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng
- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều Huế xin đình chiến, kí Hiệp ước Hác-măng (1883). Nội dung: :
- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
- Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.
- Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.
- Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
- Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
- Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến
- Sau hiệp ước Hác-măng, triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến nhưng những hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì vẫn không chấm dứ.
- Ngày 06/06/1884, Pháp kí với triều Nguyễn hiệp ước Pa-tơ-nốt, căn bản dựa trên Hiệp ước Hác-măng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến bán nước đầu hàng.
2. Luyện tập và củng cố
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai
- B. Sau khi kí Hiệp ước Hácách mạngăng và Patơnốt
- C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế
- D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng
-
- A. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội
- B. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội)
- C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại Cầu Giấy (Hà Nội)
- D. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa)
-
- A. Gác ni ê
- B. Rivie
- C. Hác Măng
- D. Đuypuy
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập Thảo luận trang 116 SGK Lịch sử 11 Bài 20
Bài tập Thảo luận trang 117 SGK Lịch sử 11 Bài 20
Bài tập Thảo luận 1 trang 119 SGK Lịch sử 11 Bài 20
Bài tập Thảo luận 2 trang 119 SGK Lịch sử 11 Bài 20
Bài tập Thảo luận trang 120 SGK Lịch sử 11 Bài 20
Bài tập Thảo luận trang 121 SGK Lịch sử 11 Bài 20
Bài tập Thảo luận trang 122 SGK Lịch sử 11 Bài 20
Bài tập Thảo luận trang 123 SGK Lịch sử 11 Bài 20
Bài tập 1 trang 123 SGK Lịch sử 11
Bài tập 2 trang 123 SGK Lịch sử 11
Bài tập 1.1 trang 102 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.2 trang 102 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.3 trang 102 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.4 trang 102 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.5 trang 102 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.6 trang 102 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.7 trang 102 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.8 trang 102 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.9 trang 102 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.10 trang 102 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.11 trang 102 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 2 trang 104 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 3 trang 104 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 4 trang 104 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 5 trang 105 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 6 trang 106 SBT Lịch Sử 11
3. Hỏi đáp Bài 20 Lịch sử 11
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247