Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông qua đó sẽ giúp các em hiểu bài nhanh hơn và sẽ có phương pháp học tốt hơn.
-
Bài tập 1 trang 19 SGK Lịch sử 10
Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì?
-
Bài tập 2 trang 19 SGK Lịch sử 10
Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó.
-
Bài tập 3 trang 19 SGK Lịch sử 10
Em hiểu thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?
-
Bài tập 4 trang 19 SGK Lịch sử 10
Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?
-
Bài tập Thảo luận 1 trang 13 SGK Lịch sử 10 Bài 3
Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?
-
Bài tập Thảo luận 2 trang 13 SGK Lịch sử 10 Bài 3
Hãy nêu các ngành kinh tế chính ở khu vực này?
-
Bài tập Thảo luận trang 14 SGK Lịch sử 10 Bài 3
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
-
Bài tập Thảo luận trang 15 SGK Lịch sử 10 Bài 3
Hãy trình bày vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông?
-
Bài tập Thảo luận 1 trang 16 SGK Lịch sử 10 Bài 3
Ở các nước phương Đông, vua có những quyền gì?
-
Bài tập Thảo luận 2 trang 16 SGK Lịch sử 10 Bài 3
Tại sao gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại?
-
Bài tập Thảo luận trang 19 SGK Lịch sử 10 Bài 3
Hãy cho biết những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông.
-
Bài tập 1 trang 13 SBT Lịch sử 10 Bài 3
1. Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở
A. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.
B. Vùng ven biển Địa Trung Hải, nơi có điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế.
C. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.
D. Tất cả các khu vực trên.
2. Điều kiện tự nhiên và phương thức kinh tế đã gắn bó cư dân cổ bằng công việc gì?
A. Sản xuất nông nghiệp, trị thuỷ, làm thuỷ lợi.
B. Chăn nuôi đại gia súc.
C. Buôn bán đường xa.
D. Sản xuất thủ công nghiệp
3. Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. Vua, quý tộc, quan lại, nông dân công xã.
B. Vua, quý tộc, nô lệ.
C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.
D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
4. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. nông dân công xã.
B. nô lệ.
C. thợ thủ công.
D. thương nhân.
5. Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành nên quốc gia cổ đại phương Đông là
A. Nhu cầu trị thuỷ và xây dựng các công trình thuỷ lợi.
B. Nhu cầu tự vệ, chống các thế lực xâm lăng từ bên ngoài.
C. Nhu cầu phát triển kinh tế.
D. Nhu cầu xây dựng các công trình lớn.
6. Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của
A. Nhà nước độc tài quân sự.
B. Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại.
C. Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
D. Nhà nước dân chủ chủ nô.
7. Ý nào không phản ánh đúng quyền lực của nhà vua ở các nước phương Đông cổ đại?
A. Có các lãnh địa riêng của mình.
B. Là đại diện cho thần thánh dưới trần gian.
C. Là người chủ tối cao của đất nước.
D. Có quyền quyết định mọi chính sách và công việc.
8. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại?
A. Xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử.
B. Do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao.
C. Tầng lớp tăng lữ giữ vai trò quan trọng.
D. Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu.
9. Thiên văn học và lịch ra đời nhằm mục đích chính là
A. phục vụ cho việc cúng tế các vị thần linh.
B. thoả mãn nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá của con người.
C. phục vụ sản xuất nông nghiệp.
D. cả A, B, c đều đúng.
10. Người phương Đông sáng tạo toán học là do nhu cầu
A. tính toán lại diện tích ruộng đất sau mỗi mùa nước ngập.
B. tính toán trong xây dựng.
C. tính toán các khoản nợ nần.
D. cả A, B, C đều đúng.
11. Chữ số Arập mà ta dùng ngày nay là thành tựu của nền văn minh nào?
A. Ai Cập. C. Hi Lạp – Rôma
B. Lưỡng Hà. D. Ấn Độ.
12. Kim tự tháp là thành tựu kiến trúc của cư dân cổ nào?
A. Ai Cập. C. Ấn Độ.
B. Trung Quốc. D. Lưỡng Hà.
13. Ý nào không đúng khi nhận xét về nền văn hoá cổ đại phương Đông?
A. Là cái nôi của nền văn minh nhân loại.
B. Có nhiều đóng góp cho nhân loại về chữ viết và toán học, …
C. Đặt nền tảng cho sự ra đời của nhiều ngành khoa học sau này.
D. Thể hiện rõ tính tập quyền, chuyên chế của nhà nước cổ đại phương Đông.
-
Bài tập 2 trang 15 SBT Lịch sử 10 Bài 3
Hãy lựa chọn rồi điền từ hoặc cụm từ cho trước dưới đây vào chỗ trống (...) cho phù hợp với nội dung lịch sử.
a. sông Ấn; b. Trung Quốc; c. III TCN; d. lưu vực Lưỡng Hà; e. 3 200 năm TCN; g. Ai Cập cổ đại; h. IV TCN;
i. sông Hằng; k. Việt Nam.
1. Khoảng ..., bên dòng sông Nin đã hình thành Nhà nước ...
2. Khoảng thiên niên kỉ ... TCN, ở ... (sông Tigơrơ và Ơphơrát) đã hình thành hàng chục nước nhỏ của người Sume.
3. Khoảng thiên niên kỉ ... trên lưu vực ... , ... đã hình thànhcác quốc gia Ấn Độ cổ đại.
4. Khoảng cuối thế kỉ XXI TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đã hình thành ở ...
-
Bài tập 3 trang 15 SBT Lịch sử 10 Bài 3
Hãy vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu xã hội cổ đại phương Đông và nêu nhận xét về địa vị của từng tầng lớp trong sơ đồ đó.
Nhận xét: ...
-
Bài tập 4 trang 16 SBT Lịch sử 10 Bài 3
Vì sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển lên xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của vùng này là gì?
-
Bài tập 5 trang 16 SBT Lịch sử 10 Bài 3
Tại sao trong các bộ luật của nhà nước cổ đại phương Đông có nhiều điều khoản liên quan đến công tác thủy lợi và quy định hình phạt rất nặng đối với những ai vi phạm đến các điều khoản này?
-
Bài tập 6 trang 16 SBT Lịch sử 10 Bài 3
Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại? (lấy ví dụ từ các nước phương Đông cổ đại tiêu biểu để chứng minh).
-
Bài tập 7 trang 16 SBT Lịch sử 10 Bài 3
Cư dân cổ đại phương Đông đã có đóng góp gì cho nền văn hóa nhân loại?