YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác


Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học dưới đây Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác trong chương trình Cánh diều để tìm hiểu về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học). Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tốc độ phản ứng hoá học là gì?

- Phản ứng hoá học xảy ra với những tốc độ rất khác nhau, có phản ứng xảy ra rất nhanh nhưng cũng có phản ứng xảy ra rất chậm.

Ví dụ: Phản ứng đốt cháy cồn xảy ra nhanh hơn rất nhiều so với sự gỉ sắt.

Hình. Phản ứng cháy của cồn và sự gỉ sắt

- Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng hoá học

Tốc độ của phản ứng hoá học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng hoá học có thể là: diện tích bề mặt tiếp xúc, nhiệt độ, nồng độ, sự có mặt của chất xúc tác, chất ức chế.

1.2.1. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc

Nếu chia một vật thành nhiều phần nhỏ hơn thì tổng diện tích bề mặt sẽ tăng lên. Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.

Ví dụ:

- Nấu cháo từ bột gạo sẽ nhanh hơn nấu cháo từ hạt gạo.

- Thanh củi được chẻ nhỏ sẽ cháy nhanh hơn thanh củi to.

Kết luận: Diện tích bề mặt tiếp xúc có ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học. Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.

1.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học. Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

Ví dụ:

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, vi khuẩn trong sữa có thể thực hiện nhiều phản ứng hoá học khác nhau làm cho sữa nhanh chóng bị hỏng. Để giảm thiểu điều này, chúng ta thường bảo quản sữa cũng như các thực phẩm khác trong tủ lạnh để giữ chúng được lâu hơn.

1.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ

Nồng độ có ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học. Nồng độ các chất phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh.

1.2.4. Chất xúc tác và chất ức chế

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.

Đôi khi việc kiểm soát để phản ứng xảy ra chậm lại cũng rất cần thiết. Chất được sử dụng để làm giảm tốc độ phản ứng được gọi là chất ức chế. Các chất bảo quản là một loại chất ức chế được sử dụng trong thực phẩm để ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các thay đổi không mong muốn về mặt hoá học.

- Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

+ Diện tích bề mặt tiếp xúc: Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.

+ Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

+ Nồng độ: Nồng độ các chất phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh.

+ Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.

+ Chất ức chế làm giảm tốc độ phản ứng.

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?

A. Áp suất.

B. Chất xúc tác.

C. Nhiệt độ.

D. Nồng độ.

 

Hướng dẫn giải

Chất xúc tác đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu

Đáp án B

 

Ví dụ 2: Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.

C. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.

D. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.

 

Hướng dẫn giải

Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

Đáp án A

Luyện tập Bài 7 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học).

- Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nếu được một số ứng dụng thực tế.

- Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn:

+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học;

+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng;

+ Nêu được khái niệm về chất xúc tác.

3.1. Trắc nghiệm Bài 7 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 7 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Cánh diều Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 41 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 1 trang 41 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 1 trang 42 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 1 trang 42 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 2 trang 42 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 2 trang 42 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 3 trang 42 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Tìm hiểu thêm 1 trang 42 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 3 trang 43 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 4 trang 43 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 4 trang 44 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 2 trang 45 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 5 trang 45 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Hỏi đáp Bài 7 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON