YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 17. Áp suất chất lỏng và chất khí


Đổ đầy nước vào một quả bóng cao su và buộc kín đầu bóng, khi đó quả bóng căng lên. Nếu ấn tay vào quả bóng, ta có thể cảm nhận được một lực đây tác dụng lên ngón tay hoặc nếu bóp quá mạnh, quả bóng có thể bị vỡ. Vì sao như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 17. Áp suất chất lỏng và chất khí trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Áp suất chất lỏng

1.1.1. Chất lỏng gây ra áp suất gì lên thành bình, đáy bình và vật ở trong nó

- Áp suất của chất lỏng tác dụng lên đáy bình và các vật trong nó tăng theo độ sâu.

- Khi vật nặng được đặt trên bề mặt, nó tạo ra áp suất lên mặt đó.

- Một khối chất lỏng trong bình cũng tạo ra áp suất lên đáy bình tăng theo độ sâu.

- Chất lỏng gây áp suất lên đáy bình và các vật trong nó.

- Chất lỏng trong bình chứa cũng gây áp suất lên đáy bình.

- Áp suất chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

Hình 17.1. Quả bóng cao su chứa nước

1.1.2. Sự truyền áp suất chất lỏng

-  Áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

- Thí nghiệm với xilanh chứa nước và khối kim loại cho thấy áp suất tác dụng vào chất lỏng đã được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

Hình 17.2. Đo áp suất do chất lỏng truyền đi theo các hướng khác nhau

1.2. Áp suất chất khí

1.2.1. Áp suất khí quyển

- Chất khi tác dụng áp suất lên vật và thành bình.

- Áp suất khí quyển là áp suất không khí nảy trên các vật và Trái Đất.

1.2.2. Áp suất không khí trong đời sống

Hình 17.3. Cấu tạo của tai

- Tai

+ Tai là cơ quan phức tạp bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong.

+ Áp suất không khí ở tai giữa cân bằng với áp suất ở ống tai ngoài.

+ Màng nhĩ ngăn cách tai giữa và ống tai ngoài. Vòi nhĩ có tác dụng điều chỉnh áp suất ở tai trong.

+ Hiện tượng đau tai khi bay hoặc lên vùng núi cao: do mất cân bằng áp suất giữa tai giữa và tai ngoài khi áp suất khí quyển giảm đột ngột.

Hình 17.4. Giác mút

- Giác mút: làm giảm áp suất khí trong nó để dẫn đến sự dính chặt vào bề mặt. Không sử dụng được với tưởng nhám.

Hình 17.5. Bình xịt

- Bình xịt: áp suất khi trong bình lớn hơn áp suất khí quyển, đẩy chất lỏng qua vòi xịt ra ngoài.

Hình 17.6. Sơ đồ nguyên lí hoạt động của tàu đệm khí

- Tàu đệm khí: tàu khi nâng lên bởi lớp đệm khí giảm ma sát.

+ Bơm khí vào dưới đáy tàu bằng bom công suất lớn, vành chắn khi giảm lượng khí thoát ra ngoài. Áp suất khí trong không gian dưới đáy tàu cao hơn áp suất khí quyển, tạo áp lực đẩy tàu lên. Tàu có động cơ.

+ Tàu đệm khí di chuyển trên nhiều loại bề mặt và được sử dụng phổ biến trong tuần tra, cứu hộ...

- Chất lỏng tác dụng áp suất lên thành bình, đáy bình và lên các vật nhúng trong nó.

- Áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

- Khí quyền tác dụng một áp suất lên mọi vật trên Trái Đất theo mọi phương.

- Áp suất không khí được ứng dụng nhiều trong đời sống.

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Công thức tính áp suất chất lỏng là:

A. p = d/h      

B. p = d.h      

C. p = d.V       

D. p = h/d

 

Hướng dẫn giải

Công thức tính áp suất chất lỏng là: p = d.h, trong đó: 

+ p là áp suất khí quyển. 

+ d là trọng lượng riêng của dòng chất lỏng đang tính. 

+ h là độ sâu được tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm đang xét.

Đáp án B

 

Ví dụ 2: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết?

A. Tăng

B. Giảm

C. Không đổi

D. Không xác định được

 

Hướng dẫn giải

Khi thả một cục nước đá vào trong một bình nước, mực nước trong bình sẽ không thay đổi khi cục nước đá tan hết vì thể tích của cục đá trong dạng rắn và dạng lỏng đều như nhau.

Đáp án B

Luyện tập Bài 17 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được: Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng; lấy được ví dụ minh hoạ.

Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.

Mô tả được sự tạo thành tiếng động trong tai khi tai chịu sự thay đổi áp suất đột ngột.

Giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống.

3.1. Trắc nghiệm Bài 17 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 17 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Cánh diều Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 1 trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 2 trang 86 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 3 trang 86 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 4 trang 87 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Thực hành trang 87 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 1 trang 88 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 2 trang 88 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 5 trang 89 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 3 trang 89 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 4 trang 89 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Tìm hiểu thêm trang 89 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng trang 90 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Hỏi đáp Bài 17 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON