Kéo một xô nước từ giếng lên. Vì sao khi xô nước còn chìm trong nước ta thây nhẹ hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Lực đẩy của chất lỏng lên vật đặt trong nó
Để khảo sát tác dụng của chất lỏng lên các vật đặt trong nó, thực hiện thí nghiệm sau:
- Chuẩn bị: Lực kế, giá đỡ, khối nhôm, cốc nước, rượu. (hoặc nước muối).
- Tiến hành:
+ Treo khối nhôm vào lực kế. Đọc số chỉ P của lực kế.
+ Dịch chuyển từ từ khối nhôm đề nó chim hoàn toàn trong nước. Theo dõi sự thay đổi số chỉ của lực kế. Đọc số chỉ P1 của lực kế.
+ So sánh các giá trị P và P1, thảo luận và rút ra hưởng của lực do nước tác dụng.
+ Lập lại các bước trên với rượu (hoặc nước muối).
+ Nhận xét về sự thay đổi độ lớn của lực này khi thể tích phần chìm của khối nhôm tăng dần
=> Trong thí nghiệm này, khi khối nhôm chìm dần trong nước, số chỉ của lực kế nhỏ hơn so với số chỉ của lực kế khi khối nhôm chưa chìm trong nước.
Khi một vật được đặt trong chất lỏng, nó sẽ chịu một lực hướng thẳng đứng từ dưới lên, được gọi là lực đẩy Acsimet. Lực đẩy của nước tác dụng lên xô nước giúp ta kéo xô lên nhẹ hơn hay lực đẩy của nước tác dụng lên thuyền.
Lực đẩy Acsimet
- Thực hiện thí nghiệm để tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Acsimet:
+ Chuẩn bị: Lực kế, giá đỡ khối nhôm, hai cốc, bình tràn, nước, rượu (hoặc nước muối).
+ Tiến hành:
Lắp đặt dụng cụ và treo khối nhôm vào lực kế. Đọc số chỉ P1 của lực kế.
Đặt khối nhôm vào bình tràn để chìm 1/2 trong nước. Đọc số chỉ P2 của lực kế.
+ Đổ nước từ cốc B vào cốc A. Đọc số chỉ P3 của lực kế.
+ So sánh số chỉ lực kế: đồ nước từ cốc B vào cốc A và khi chưa nhúng khối trong nước.
+ Lặp lại thí nghiệm khi khối chìm hoàn toàn trong nước.
+ Nhận xét mối liên hệ giữa lực đẩy Acsimet và thể tích phần chim trong nước của khối nhôm
+ Lặp lại các bước từ 1 đến 6 với rượu hoặc nước muối.
Hình. Thí nghiệm xác định độ lớn của lực đẩy Acsimet
- Định luật Acsimet cho biết lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, có chiều thắng đứng lên trên.
- Công thức tính: FA = d x V, trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng và V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
1.2. Điều kiện định tính để vật nổi hay chìm trong một chất lỏng
- Thí nghiệm
Chuẩn bị: Cốc nước, miếng nhựa, miếng sắt, miếng nhôm, khối gỗ, viên nước đá, dầu ăn.
Tiến hành
+ Lần lượt thả miếng nhựa, miếng sắt, miếng nhôm, khối gỗ, viên nước đá, dầu ăn vào cốc nước.
+ Quan sát và rút ra nhận xét vật nào nổi và vật nào chìm.
+ Dựa vào bảng 14.1, rút ra mối liên hệ giữa khối lượng riêng của nước với khối lượng riêng của vật nổi, vật chìm.
Từ thí nghiệm trên và nhiều thí nghiệm khác ta có
- Vật nổi lên khi khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng.
- Vật lơ lửng trong chất lỏng khi khối lượng riêng của vật bằng khối lượng riêng của chất lỏng.
- Vật chìm xuống khi khối lượng riêng của vật lớn hơn khối lượng riêng của chất lỏng.
- Định luật Acsimet: Chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó một lực đẩy hướng thẳng đứng lên trên (lực đẩy Acsimet), có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. FA = d x V - Khi thả một vật trong chất lỏng, vật sẽ nổi lên nếu khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng, vật sẽ chìm xuống nếu khối lượng riêng của vật lớn hơn khối lượng riêng của chất lỏng. |
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó một lực đẩy hướng thẳng đứng lên trên, lực đó có là:
A. Trọng lực
B. Lực ma sát
C. Lực đẩy Acsimet
D. Lực cản
Hướng dẫn giải
Chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó một lực đẩy hướng thẳng đứng lên trên, lực đó có là: Lực đẩy Acsimet
Đáp án C
Ví dụ 2: Ba quả cầu có cùng thể tích, quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.
A. F1A > F2A > F3A
B. F1A = F2A = F3A
C. F3A > F2A > F1A
D. F2A > F3A > F1A
Hướng dẫn giải
Ta có công thức Acsimet: FA = d x V
Theo công thức lực đẩy Acsimet, ta thấy độ lớn của lực tỷ lệ thuận với thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Do đó với ba quả cầu có cùng thể tích với nhau thì độ lớn Acsimet của ba quả cầu cũng sẽ bằng nhau
Vậy ta chọn đáp án B. F1A = F2A = F3A
Luyện tập Bài 15 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Học xong bài này các em cần biết:
Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng, rút ra được: điều kiện định tính về vật nổi, vật chìm; định luật Acsimet (Archimedes).
3.1. Trắc nghiệm Bài 15 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 15 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Cánh diều Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 77 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Thực hành trang 77 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 1 trang 78 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 2 trang 78 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Luyện tập 1 trang 78 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Thực hành trang 78 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 3 trang 79 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 2 trang 80 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 4 trang 194 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Thực hành trang 80 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 5 trang 81 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Vận dụng trang 81 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Hỏi đáp Bài 15 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!