Trả lời Vận dụng 2 mục 2 trang 96 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Lấy ví dụ về những vi khuẩn có ích và vi khuẩn gây hại đối với sinh vật và người.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 3
Hướng dẫn giải
Dựa vào hiểu biết của bản thân để phân tích và trả lời
Lời giải chi tiết
- Những vi khuẩn có ích:
+ Sữa chua sống: Lactobacillus được biết đến là vi khuẩn giúp tiêu diệt nhiều loại hại khuẩn trong đường ruột. Khi bạn sử dụng sữa chua sống, lợi khuẩn này sẽ tích cực phát triển. Hầu hết các nhà sản xuất đã sử dụng loại vi khuẩn này để sản xuất sữa chua sống.
+ Tempeh, đậu lên men miso hoặc nước tương lên men Người Nhật thường ăn chúng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Chúng có chứa vi khuẩn sống có lợi.
+ Bắp cải muối: Sử dụng bắp cải muối với lượng vừa phải và được muối một cách hợp vệ sinh tăng cường nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
+ Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter Rhizobium có khả năng chuyển hóa ni tơ không khí thành đạm cây trồng có thể hấp thu.
+ Microflora là một nhóm các loại vi khuẩn, nấm thường sống trên da con người. Chúng có chức năng ngăn chặn tình trạng vết thương bị nhiễm trùng quá mức và giúp chữa lành vết thương.
+Lactobacillus reuteri được phát hiện có trong sữa mẹ và có chức năng hỗ trợ miễn dịch. Vi khuẩn này cũng có khả năng giúp chống viêm và giảm đau cho cơ thể.
- Những vi khuẩn có hại:
+ Vi khuẩn Escherichia coli sống trong ruột người và động vật như bò, cừu và dê. Khi nhiễm khuẩn E.coli, người bệnh sẽ bị tiêu chảy nghiêm trọng, bụng đau quặn và ói từ 5 đến 10 ngày. Chủng E.coli O157:H7 có thể khiến người bệnh xuất huyết tiêu hóa, suy thận, thậm chí tử vong.
+ Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sống trong nước mặn, thường có trong hải sản. Người thích ăn hải sản sống, chưa nấu chín sẽ dễ bị nhiễm khuẩn này. Trong vòng 24 giờ, người nhiễm khuẩn sẽ có triệu chứng tiêu chảy nước, bụng đau quặn, buồn nôn, ói, sốt và cảm lạnh.
+ Vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn
+ Vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy
+ Vi khuẩn V.cholerae gây bệnh tả
+ Vi khuẩn Shigella gây bệnh lỵ
-- Mod Khoa học tự nhiên 6 HỌC247
-
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Virus có cấu tạo như thế nào?
bởi Trung Phung 08/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Trả lời Vận dụng 1 mục 2 trang 96 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Luyện tập mục 2 trang 96 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 97 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Vận dụng trang 97 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi 1 mục 3 trang 98 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Vận dụng mục 3 trang 98 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 16.1 trang 42 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 16.2 trang 42 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 16.3 trang 42 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 16.4 trang 42 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 16.5 trang 42 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 16.6 trang 43 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 16.7 trang 43 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 16.8 trang 43 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 16.9 trang 43 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 16.10 trang 43 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 16.11 trang 44 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 16.12 trang 44 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD