Qua bài học Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời sẽ giúp các em hiểu về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời như thế nào? Mời các em tìm hiểu nội dung bài học dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuyển động nhìn thấy của mặt trời
Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời
Hình 43.1. Mô phỏng chuyển động nhìn thấy hằng ngày của Mặt Trời
Hình 43.2. Mô phỏng chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Hằng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông và “chuyển động” trên bầu trời dần về hướng tây rồi lặn.
- Nguyên nhân của hiện tượng này là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông.
1.2. Mặt trời mọc và lặn
Thực hành quan sát
Dụng cụ:
- 1 quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất
- 1 bóng đèn tròn tượng trưng cho Mặt Trời.
Tiến hành:
- Đặt quả địa cầu trên bàn
- Đặt bóng đèn điện trước quả địa cầu
- Cấp điện cho đèn sáng đồng thời tắt hết các bóng điện khác trong phòng.
Thuyết Nhật tâm
Từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận thế kỉ XVI, con người vẫn quan niệm rằng Trái Đất đứng yên, là trung tâm của vũ trụ. Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác quay quanh Trái Đất.
Đến thế kỉ XVI, Nicolaus Copernicus (1473 - 1543) là nhà thiên văn học người Ba Lan, ông đã đưa ra thuyết Nhật tâm, cho rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời. Trái Đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. Học thuyết này đưa ra đã gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ, nhiều cuộc tranh cãi đã diễn ra. Một trong những người dám đứng ra ủng hộ và bảo vệ học thuyết của Copernicus là Galileo Galilei, sự kiện này được xem là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử thiên văn, đánh dấu bước chuyển sang thiên văn học hiện đại như ngày nay. Galileo Galilei đã đứng ra bảo vệ thuyết Nhật tâm, ông viết cuốn sách “Đối thoại về hai hệ thống thế giới. Học thuyết của Galileo Galilei vừa ra đời đã bị nhà thờ và Giáo hội phản bác, coi rằng học thuyết của ông là dị đoan. Vào năm 1633, ông bị gọi ra trước toà án dị giáo, bị phán quyết quản thúc tại gia cho đến khi ông qua đời. Tương truyền rằng, sau khi bước ra khỏi cửa toà án, ông đã bực tức nói to: “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”
Bài tập minh họa
Bài 1: Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
a) Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất?
b) Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày? Phần nào của Trái Đất sẽ là ban đêm?
Hướng dẫn giải
a) Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất vì: Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời luôn chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất.
b) Phần được Mặt Trời chiếu sáng sẽ là ban ngày, phần không được Mặt Trời chiếu sáng sẽ là ban đêm,
Bài 2: Giả sử em bị lạc trong rừng. Nếu em quan sát được Mặt Trời và có đồng hồ để xác định thời gian. Em hãy đề xuất phương án xác định phương hướng.
Hướng dẫn giải
- Dựa vào đồng hồ ta sẽ xác định được lúc đó là buổi sáng hay buổi chiều. Sau đó dựa vào bóng của mình hoặc cây cối trong rừng trên mặt đất ta sẽ xác định được phương hướng. Hướng của bóng cây sẽ là hướng tây nếu lúc đó là buổi sáng và sẽ là hướng đông nếu lúc đó là buổi chiều.
Bài 3: Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do
A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.
B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.
C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.
D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.
Hướng dẫn giải
Chọn đáp án: B
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy được Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 11 Bài 43 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Trái Đất tự quay quanh trục.
- B. Trục Trái Đất nghiêng.
- C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
- D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
-
- A. Trái Đất tự quay quanh trục.
- B. Trục Trái Đất nghiêng.
- C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
- D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
-
- A. Trái Đất tự quay quanh trục.
- B. Trục Trái Đất nghiêng.
- C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
- D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 11 Bài 43 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 mục 1 trang 188 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 mục 1 trang 188 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 mục 1 trang 188 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Luyện tập mục 1 trang 189 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 4 mục 2 trang 189 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 5 mục 2 trang 189 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 6 mục 2 trang 189 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Vận dụng mục 2 trang 189 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 1 trang 190 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 2 trang 190 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 3 trang 190 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 43.1 trang 125 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 43.2 trang 125 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 43.3 trang 125 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 43.4 trang 125 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 43 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!