YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng


Tại sao khi ở Trái Đất con người có thể nhìn thấy mặt trăng, hình dạng của mặt trăng như thế nào?. Để tìm hiểu hiện tượng đó mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học dưới đây!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ánh sáng của mặt trăng

 Tìm hiểu ánh sáng của Mặt Trăng

Chúng ta quan sát thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.

Ảnh chụp Mặt Trăng: Trăng tròn (a) và Trăng khuyết (b)

Hình 44.1. Ảnh chụp Mặt Trăng: Trăng tròn (a) và Trăng khuyết (b)

→ Mặt Trăng phản xạ ánh sáng mặt trời.

1.2. Hình dạng nhìn thấy của mặt trăng

Tìm hiểu hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Hình ảnh mô phỏng một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Hình 44.3. Hình ảnh mô phỏng một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Hình ảnh mô phỏng Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời

Hình 44.4. Hình ảnh mô phỏng Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời

Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ Trái Đất.

Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.

Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, tuỳ thuộc vào sự thay đổi vị trí tương đối của ba thiên thể Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời. Khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày và người ta gọi là Tuần Trăng.

Giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Hình ảnh mô phỏng 8 vị trí của Mặt Trăng khi chuyển động một vòng quanh Trái Đất

Hình 44.5. Hình ảnh mô phỏng 8 vị trí của Mặt Trăng khi chuyển động một vòng quanh Trái Đất

Trải nghiệm quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Dụng cụ: Hộp giấy hình trụ (mặt trong tổ đen để giảm sự phản xạ ánh sáng); quả bóng (bóng tennis hoặc bóng nhựa); băng dính đen; kéo.

Thực hiện: Treo quả bóng lơ lửng bên trong và chính giữa hộp giấy, đóng vai trò Mặt Trăng. Khoét lỗ ở thành hợp để chiếu đèn pin vào quả bóng (mô phỏng ánh sáng mặt trời chiếu sáng Mặt Trăng).

Khoét 4 lỗ khác trên thành hộp như hình 44.6 để quan sát được quả bóng trong hộp tương ứng với các góc khác nhau. Bật đèn pin, rồi lần lượt nhìn qua các lỗ và quan sát phần quả bóng được chiếu sáng (các lỗ chưa quan sát được bịt kín) và cho biết hình ảnh nhìn thấy được tương ứng với hình dạng nhìn thấy nào của Mặt Trăng.

Mô hình quan sát Mặt Trăng

Hình 44.6. Mô hình quan sát Mặt Trăng

Bài tập minh họa

Bài 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong câu sau:

Mặt Trăng là (1)... tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự (2)... Ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng (3)... ánh sáng mặt trời.

Hướng dẫn giải

(1) vệ tinh,

(2) phát ra,

(3) phản xạ.

Bài 2: Chọn từ thích hợp trong các từ: Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời điền vào chỗ ”...” trong câu sau:

Hình dạng nhìn thấy của (1)... là phần bề mặt của (2)... hướng về (3) ... được (4)... chiếu sáng

Hướng dẫn giải

(1) Mặt Trăng,Trả lời:

(2) Mặt Trăng,

(3) Trái Đất,

(4) Mặt Trời.

Bài 3: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì

A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.

B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.

C. ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.

D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án: C

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nêu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
  • Thiết kế mô hình thực tế (hoặc vẽ hình) để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 11 Bài 44 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 11 Bài 44 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập mở đầu trang 191 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 mục 1 trang 191 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 mục 1 trang 191 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 mục 2 trang 192 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 4 mục 2 trang 192 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 5 mục 2 trang 193 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Vận dụng mục 2 trang 193 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 6 mục 2 trang 193 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Vận dụng mục 2 trang 194 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 194 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 194 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 194 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 194 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5 trang 194 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 44.1 trang 127 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 44.2 trang 127 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 44.3 trang 127 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 44.4 trang 127 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 44.5 trang 127 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 44.6 trang 128 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 44 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON