Giải bài 16.8 trang 28 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 5 mL nước cất, đánh số (1), (2), (3).
- Dùng các thìa giống nhau mỗi thìa xúc một trong các chất rắn dạng bột sau: urea (phân đạm), đường và bột phấn vào các ống nghiệm tương ứng và lắc đều.
- Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm.
- Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10; ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết.
Hãy sắp xếp khả năng hòa tan trong nước của các chất tan trên.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 16.8
Hướng dẫn giải
- Với cùng một dung môi, có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan
- 5 mL nước cất hòa tan được tối đa 5 thìa urea, 10 thìa đường, không hòa tan được bột phấn
Lời giải chi tiết
Trong cùng một lượng nước, urea tan đến 5 thìa, đường tan đến 10 thìa, còn bột phấn không tan hết 1 thìa. Vì vậy ta thấy khả năng hòa tan trong nước của các chất tan trên như sau: Bột phấn< urea< đường
-- Mod Khoa học tự nhiên 6 HỌC247
-
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Chất nào dưới đây tan nhiều trong nước nóng?
bởi Vu Thy 17/11/2021
A. Muối ăn. B. Nến.
C. Khí carbon dioxide. D. Dầu ăn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vật thể nào dưới đây khác các vật thể khác khi xét về số lượng chất tạo thành?
bởi thuy linh 16/11/2021
A. Áo sơ mi. B. Bút chì.
C. Viên kim cương. D. Đôi giày.
Theo dõi (0) 1 Trả lời