Nhằm giúp các em ôn tập các kiến thức về các nguyên liệu, tính chất cũng như ứng dụng của nó, HOC247 xin giới thiệu nội dung bài học Bài 13: Một số nguyên liệu dưới đây. Mời các em tham khảo tại đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Một số nguyên liệu thông dụng
Tìm hiểu nguyên liệu xung quanh ta
Các nguyên liệu đều có sẵn trong tự nhiên. Một số nguyên liệu như đất, đá, quặng, ... là những nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Hình 13.1. Một số nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên
Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thố) chưa qua xử lí và cần được chuyển hoá để tạo ra sản phẩm.
1.2. Một số tính chất và ứng dụng của nguyên liệu
Tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của nguyên liệu
Các nguyên liệu khác nhau có tính chất khác nhau như: tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng bay hơi, cháy, hoà tan, phân huỷ, ăn mòn, ... Dựa vào tính chất của nguyên liệu mà ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.
1.3. Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững
Nguyên liệu khoáng sản là tài sản của quốc gia. Mọi cá nhân, tổ chức khai thác phải được cấp phép theo Luật Khoáng sản.
- Tận thu nguyên liệu sẽ làm cạn kiệt tài nguyên.
- Khai thác nguyên liệu trái phép có thể gây nguy hiểm do mất an toàn lao động, ảnh hưởng đến môi trường.
Tìm hiểu sử dụng nguyên liệu
Hình 13.4. Sơ đồ chuỗi cung ứng nguyên liệu khép kín
Nói đến sản xuất gạch, từ lâu ta chỉ nghĩ đến gạch dược nung từ đất. Tuy nhiên với cách làm này sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường do sử dụng đất và đốt than nhiều. Gạch không nung là một giải pháp hữu ích do sử dụng nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên (đá, cát sỏi) và xi măng để ép ra sản phẩm.
→ Nguyên liệu sản xuất không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, do đó cần sử dụng chúng một cách hiệu quả, tiết kiệm, an toàn và hài hoà để đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.
- Sử dụng tối đa chất thải công nghiệp, chất thải dân dụng làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng thay cho nguyên liệu tự nhiên.
- Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô mà nên đầu tư công nghệ sản xuất những sản phẩm có giá trị.
- Quy hoạch khai thác nguyên liệu quặng, đá vôi theo công nghệ hiện đại, quy trình khép kín, ... để tăng hiệu suất khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Bài tập minh họa
Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: "Gỗ vừa là ... để làm nhà, vừa là ... sản xuất giấy, vừa là ... để đun nấu”.
Hướng dẫn giải
Gỗ vừa là vật liệu để làm nhà, vừa là nguyên liệu sản xuất giấy, vừa lò nhiên liệu để đun nấu.
Bài 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết:
a) Nguyên liệu chính để sản xuất gạch không nung là gì.
b) Tại sao gạch không nung thường được thiết kế có các lỗ hổng.
c) Sử dụng gạch không nung mang lại lợi ích gì cho môi trường.
Hướng dẫn giải
a) Nguyên liệu chính để sản xuất gạch không nung là xi măng và đá nghiền nhỏ.
b) Gạch không nung thường được thiết kế có lỗ bởi một số lí do sau:
- Tạo khe rộng đề giúp cách nhiệt, cách âm tốt hơn
- Tạo sự gắn kết với vữa xây dựng tốt hơn
- Giảm chi phí sản xuất nhưng văn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng công trình.
c) Sử dụng gạch không nung sẽ giảm ô nhiễm môi trường vì không phải đốt nhiên liệu, không phát sinh khí thải.
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thường dùng trong sản xuất và trong công nghiệp (quặng, đá vôi, ...).
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nguyên liệu.
- Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu.
- Nêu được cách sử dụng của một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Gạch xây dựng.
- B. Đất sét,
- C. Xi măng
- D. Ngói.
-
- A. vật liệu.
- B. nguyên liệu.
- C. nhiên liệu.
- D. phế liệu.
-
- A. vật liệu.
- B. nhiên liệu.
- C. nguyên liệu
- D. vật liệu hoặc nguyên liệu.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 trang 67 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 2 trang 67 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 3 trang 67 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 4 trang 67 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 5 trang 67 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 6 trang 67 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 13.1 trang 43 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 13.2 trang 43 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 13.3 trang 43 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 13.4 trang 43 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 13.5 trang 43 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 13.6 trang 43 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 13.7 trang 43 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 13 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!