YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng


Hoc247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung bài Nhiên liệu và an ninh năng lượng Khoa học tự nhiên bên dưới đây. Tài liệu cung cấp cho học sinh một cái nhìn tổng quan về nhiên liệu, giúp các em rèn luyện kĩ năng thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số nhiên liệu thông dụng

Nhận biết nhiên liệu xung quanh ta

Một số nhiên liệu thông dụng

Hình 12.1. Một số nhiên liệu thông dụng

- Nhiên liệu (chất đốt) khi cháy đều toả nhiệt và ánh sáng.

- Dựa vào trạng thái, người ta phân loại nhiên liệu thành nhiên liệu khí (gas, biogas, khí than,...); nhiên liệu lỏng (xăng, dầu, cồn, ...); nhiên liệu rắn (củi, than đá, nến, sáp, ...).

- Dựa vào nguồn gốc và mục đích sử dụng, người ta còn phân loại nhiên liệu thành:

+ Nhiên liệu hạt nhân là các chất phóng xạ được sử dụng trong các nhà máy năng lượng hạt nhân để tạo ra nhiệt cung cấp cho các tua bin chạy máy phát điện.

+ Nhiên liệu hoá thạch là các loại nhiên liệu chứa hàm lượng carbon và hydrocarbon lớn. Chúng được tạo thành bởi quá trình phân huỷ kị khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây hàng trăm triệu năm (khoảng hơn 300 triệu năm).

Với điều kiện thiếu oxygen và trải qua thời gian địa chất kéo dài, các hợp chất hữu cơ này trộn với bùn và bị chôn vùi bên dưới các lớp trầm tích nặng. Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao các chất hữu cơ bị biến đổi hoá học tạo thành các nhiên liệu hoá thạch.

Nhiên liệu hoá thạch bao gồm than đá, dầu khí, khí tự nhiên, đá phiến đấu, nhựa đường, cát dầu và dầu nặng.

+ Nhiên liệu tái tạo là nhiên liệu tự nhiên chỉ mất thời gian ngắn có thể bổ sung được. Ví dụ củi đốt, biogas, ... là nhiên liệu tái tạo và con người có thể trồng cây để lấy củi, sản xuất biogas từ chất thải hữu cơ, Nhiên liệu không tái tạo là các loại nhiên liệu mất hàng trăm triệu năm mới tạo ra được. Nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo. Nếu tận thu nhiên liệu hoá thạch sẽ cạn kiệt nguồn nhiên liệu này trong tương lai.

+ Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật (sinh học) như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa, ...); ngũ cốc (lúa mì, ngô, đậu tương, ...); chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân chuồng, ...); sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải, ..). Biogas, xăng sinh học là các loại nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường.

1.2. Một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu

Tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu

- Nhiên liệu có nhiều ứng dụng trong cuộc sống: Đốt cháy than, củi, khí tự nhiên để đun nấu, sưởi ấm; sử dụng xăng dầu để chạy động cơ; sử dụng nhiệt để hàn cắt kim loại, nung gốm sứ; biến năng lượng hạt nhân thành điện năng.

 - Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháy và toả nhiệt. Dựa vào tính chất của nhiên liệu mà người ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.

1.3. Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả

Trình bày lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả

- Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.

Tìm hiểu một số biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả

- Cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy. 

- Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu.

- Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết nhằm cung cấp lượng nhiệt vừa đủ với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí nhiên liệu.

→ Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ; tiết kiệm chi phí trong cuộc sống và sản xuất.

1.4. Sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững, an ninh năng lượng

Tìm hiểu việc sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững

Sản xuất biogas - nhiên liệu sinh học

Hình 12.5. Sản xuất biogas - nhiên liệu sinh học

- An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ.

- Sử dụng các nhiên liệu tái tạo như nhiên liệu sinh học, nhiên liệu xanh thay thế các nhiên liệu hoá thạch là giải pháp sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường có tính bền vững và bảo đảm an ninh năng lượng.

Bài tập minh họa

Bài 1: Bạn Linh lấy 2 chiếc đèn trong phòng thí nghiệm rồi cho dầu hoả vào đèn 1, cồn ethanol vào đèn 2. Dùng bật gas thắp cả 2 đèn lên rồi lấy hai tấm kính trắng che phía trên ngọn lửa của 2 đèn, Kết quả bạn thấy tấm kính trên ngọn lửa đèn dầu bị đen (có muội than), còn tấm trên ngọn lửa đèn cồn thì không bị đen.

a) Tại sao phòng thí nghiệm chỉ sử dụng đèn cồn mà không sử dụng đèn dầu hỏa?

b) Tại sao tấm kính che trên ngọn đèn dầu bị đen còn tấm che trên ngọn đèn cồn không bị đen?

c) Tại sao khi thắp đèn dầu mà ta vặn bấc càng lên cao thì trên chụp đèn càng nhanh đen?

Hướng dẫn giải

a) Trong phòng thí nghiệm sử dụng đèn cồn sẽ không có muội than, không làm đen ống nghiệm nên dễ quan sát hiện tượng thí nghiệm. Nếu sử dụng đèn dầu sẽ sinh ra muội than, làm đen ống nghiệm dẫn đến khó quan sát hiện tượng thí nghiệm.

b) Do thiếu oxygen nên dấu cháy không hoàn toàn (cần nhiều oxygen hơn ethanol) sinh a muội than (carboa). Còn ethanol cháy hết, không có muội than.

c) Khi vặn bấc càng cao thì dầu lên theo bắc càng nhiều, oxygen càng thiếu nên muội than sinh ra càng nhiều, chụp đèn sẽ đen hơn,

Bài 2: Tại sao khi gió thổii mạnh vào đồng lửa to thì nó càng chảy mạnh còn thổi vào ngọn nến thì nó tắt ngay?

Hướng dẫn giải

 - Khi thổi vào đồng lửa to, gió cung cấp thêm nhiều oxygen nên đồng lửa sẽ cháy mạnh hơn, Còn khi gió thổi mạnh vào ngọn nến, nó làm nhiệt độ ngọn nến hạ đột ngột xuống dưới nhiệt độ cháy nên ngọn nến sẽ tắt.

Bài 3: Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas.

a) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn?

bị Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí?

c) Trong trường hợp đang nấu ăn mà vời dẫn gas bị hở và gas phun ra, chảy mạnh thì ta nên làm thế nào?

d) Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì?

Hướng dẫn giải

a) Sau khi sử dụng bếp gas thì nên khóa van an toàn để tránh trường hợp gas bị rò ra ngoài có thể gây cháy nổ.

b) Để bình gas nơi thoáng khí đề khi lỡ có rò gas thì khí cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không gian nhà bếp và tránh được nguy cơ cháy nổ.

c) Khi vòi dẫn gas bị hở và cháy, cần bình tĩnh tránh xa ngọn lửa, sau đó vặn khóa van an toàn bình gas lại, Trong trường hợp ngọn lửa lớn không tiếp xúc được với khóa gas thì dùng chăn ướt tấp kín để dập tắt ngọn lửa rồi khoá van an toàn bình gas.

d) Đi học về mà ngửi thấy mùi gas thì nên hành động như sau:

 -  Mở hết cửa để khi gas bay ra ngoài.

 -  Khóa van an toàn ở bình gas.

 -  Tuyệt đối không bật công tác điện, không đánh lửa.

 -  Báo cho người lớn để kiếm tra và sửa chữa trước khi sử dụng lại.

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thường dùng trong đời sống hằng ngày.
  • Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nhiên liệu.
  • Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu.
  • Nêu được cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
    • B. Nhiên liệu là những chất được oxi hoá để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống.
    • C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng.
    • D. Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người
    • A. Than đá.
    • B. Dầu mỏ.
    • C. Khí tự nhiên.
    • D. Ethanol.
    • A. Phơi củi cho thật khô.
    • B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.
    • C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.
    • D. Chẻ nhỏ củi.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 63 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 63 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 63 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 12.1 trang 40 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 12.2 trang 40 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 12.3 trang 40 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 12.4 trang 40 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 12.5 trang 40 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 12.6 trang 41 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 12.7 trang 41 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 12.8 trang 41 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 12.9 trang 41 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 12 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF