YOMEDIA
NONE

Xác định nhiệt độ hỗn hợp khi xảy ra cân bằng nhiệt?

Bài 1: Có 3 chất lỏng không tác dụng hóa học với nhau được trộn lẫn vào nhau trong một nhiệt lượng kế. Chúng có khối lượng riêng lần lượt là m1=1kg, m2=2kg, m3=5kg; có nhiệt dung riêng tương ứng c1=2000 J/kgK, c2=4000 J/kgK, c3=2000 J/kgK; có nhiệt độ tương ứng t1=10 độ C, t2=20 độ C, t3=60 độ C.

a) Xác định nhiệt độ hỗn hợp khi xảy ra cân bằng nhiệt?

b) Tính nhiệt lượng cần thiết để hỗn hợp trên thêm 6 độ C ? (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, không có chất nào hóa hơi hoặc đông đặc)

Bài 2: Người ta thả 300g hỗn hợp bột nhôm và thiếc được nung nóng đến nhiệt độ t1=100 độ C vào 1 bình nhiệt lượng kế chứa 1kg nước ở t2=15 độ C. Nhiệt độ khi cân bằng t=17 độ C. Tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hỗn hợp? Biết khối lượng của nhiệt lượng kế là 200g; nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế là c1=460 J/kgK; nhiệt dung riêng của nhôm là c2=900 J/kgK; nhiệt dung riêng của thiếc là c3=230 J/kgK; nhiệt dung riêng của mước là c4=4200 J/kgK

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (37)

  • Bài 1:

    a) Giả sử lúc đầu ta trộn 2 chất có nhiệt độ thấp với nhau ta thu được 1 hỗn hợp ở nhiệt độ t < t3, ta có ptcbn:

    \(m1\cdot C1\cdot\left(t1-t\right)=m2\cdot C2\cdot\left(t-t2\right)\)

    => \(t=\dfrac{m1\cdot C1\cdot t1+m2\cdot C2\cdot t2}{m1\cdot C1+m2\cdot C2}\) \(\left(1\right)\)

    Sau đó ta đem hỗn hợp trên trộn với chất thứ 3 ta thu được hỗn hợp 3 chất ở nhiệt độ t' (t < t' < t3) , ta có ptcbn:

    \(\left(m1\cdot C1+m2\cdot C2\right)\left(t'-t\right)=m3\cdot C3\left(t3-t'\right)\) \(\left(2\right)\)

    Từ (1) và (2)

    => \(t'=\dfrac{m1\cdot C1\cdot t1+m2\cdot C2\cdot t2+m3\cdot C3\cdot t3}{m1\cdot C1+m2\cdot C2+m3\cdot C3}\)

    \(=\dfrac{1\cdot2000\cdot10+2\cdot4000\cdot20+5\cdot2000\cdot60}{1\cdot2000+2\cdot4000+5\cdot2000}\)

    \(=39\) độ C

    b) Nhiệt lượng cần thiết để hỗn hợp trên thêm 6 độ C :

    \(Q=\left(m1\cdot C1+m2\cdot C2+m3\cdot C3\right)\left(t4-t'\right)\)

    \(=\left(1\cdot2000+2\cdot4000+5\cdot2000\right)\left(6-39\right)\)

    \(=-660000\left(J\right)\)

      bởi Minh Giang Bùi 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • cau 1:Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong nửa giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.

    câu 2: Gạo đang nấu trong nồi gạo đang xát đều nóng lên. Hỏi về mặt thay đổi nhiệt năng thì có gì giống nhau, khác nhau trong hai hiện tượng trên?

    câu 3:Bỏ một cục đường phèn cào trong một cốc đựng nước. Đường chìm xuống đáy cốc. một lúc sau, nếm nước ở trên vẫn thấy ngọt. tại sao?

      bởi Trần Thị Trang 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 1:

    P= 80 N

    s= 4,5 km= 4500m

    t= \(\dfrac{1}{2}\) giờ= 1800 giây

    __________________________

    A= ? (J)

    Hỏi đáp Vật lý= ? (W)

    Giải:

    Công của con ngựa là:

    A= F.s= 80 . 4500= 360 000 (J)

    Công suất trung bình của con ngựa là:

    Hỏi đáp Vật lý= \(\dfrac{A}{t}=\dfrac{360000}{1800}=200\left(W\right)\)

    Vậy:.......................................

      bởi Huyền Nguyễn Thị Thanh 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bài 1: có 2kg nước ở 250C , cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg . K

    a) tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước này ( cho mk xin tóm tắt )

    b) Đổ m lít nước ở 300C vào lượng nước sôi trên , thì nhiệt độ của nước lúc đó là 850C .Tính m ? bỏ qua sự trao đổi nhiệt độ với môi trường

    c) Đem miếng nhôm có khối lượng m(kg) ở 250C nhúng vòa lượng nước sôi trên , thì nhiệt độ cuối cùng của nước lúc đó là 850C . Tính m ? Biết nhiệt dung riện của nhôm là 880J/kg .K . Cho rằng nhiệt lượng hao phí tỏa ra môi trường là 10 o/o nhiệt lượng nước tỏa ra.

    giúp mk với ạ

      bởi Quế Anh 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nhiệt lượng cần để đun sôi nước là

    \(Q=m\cdot c\cdot\Delta t^o=2\cdot4200\cdot\left(100-25\right)\\ =2\cdot4200\cdot75=630000J\)

    nhiệt lượng cần để giảm nhiệt độ nước từ 100 độ còn 85 độ là

    \(Q=m\cdot c\cdot\Delta t^o=m.4200\cdot\left(85-30\right)\)

    bạn dùng pt cân bằng nhiet rồi thay số vào là ra nhá

      bởi Khanh Ly Pham 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • GIúp mk với, huhuhu, mai nộp rồi:(

    Bài 1: dùng một mạng nghiêng dài 4m để kéo một vật có khối lượng 200 kg lên độ cao 2 m Nếu lực ma sát F = 150N thì lực kéo vật lên là bao nhiêu

      bởi Choco Choco 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    m = 200kg, h = 2m,l = 4m, \(F_{ms}=150N\)

    F = ?

    Giải :

    Công lực kéo trong trường hợp này gồm 2 phần : Công đưa vật lên cao và công thắng công cản của lực ma sát, Ta có :

    \(A=F.l=P.h+F_{ms}.l=2000.2+150.4=4600\left(J\right)\)

    Lực kéo vật lên là :

    \(F=\dfrac{A}{l}=\dfrac{4600}{4}=1150\left(N\right)\)

    Vậy ...

      bởi Tuấn Lê 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • *Câu hỏi: Dùng 1 ống nhôm có khối lượng là 400g đựng nước ở 25 độ C. Biết để đun sôi lượng nước trên , cần cung cấp một nhiệt lượng 9 714 000J. Hỏi ống chứa bao nhiêu nước? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/KgK ; của nước là 4200J/KgK.

    CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI! MÌNH ĐANG CẦN!

      bởi Mai Anh 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=400g=0,4kg\)

    \(t_1=25^oC\)

    \(t_2=100^oC\)

    \(c_1=880J/kg.K\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(Q=9714000J\)

    \(m_2=?\)

    GIẢI :

    Ta có :

    \(Q_1=m_1.c_1.\left(t_2-t_1\right)=0,4.880.\left(100-25\right)=26400\left(J\right)\)

    \(Q_2=m_2.c_2.\left(t_2-t_1\right)=m_2.4200.\left(100-25\right)\)

    Để đun sôi lượng nước trên, cần cung cấp một nhiệt lượng 9147000J là :

    \(Q=Q_1+Q_2\)

    \(\Rightarrow9714000=m_1.c_1.\left(t_2-t_1\right)+m_2.c_2.\left(t_2-t_1\right)\)

    \(\Rightarrow9714000=0,4.880.\left(100-25\right)+m_2.4200.\left(100-25\right)\)

    \(\Rightarrow9714000=26400+m_2.4200.\left(100-25\right)\)

    \(\Rightarrow9714000=26400+m_2.315000\)

    \(\Rightarrow m_2=\dfrac{9714000}{26400+315000}\approx28,45\left(kg\right)\)

      bởi Huỳnh Ngọc 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật có nhiệt độ ban đầu là 20 độ c khi nhận nhiệt lượng Q thì nhiệt độ của vật tăng lên 32 độ c . Nếu ban đầu vật ấy nhận nhiệt lượng 2Q thì nhiệt độ của vật tăng lên bao nhiêu

      bởi Nguyễn Minh Minh 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi nhận nhiệt lượng \(Q\) :

    Ta có : \(Q=m.C.\Delta t=m.C.\left(32-20\right)=12m.C\) \(\left(1\right)\)

    Khi nhận nhiệt lượng \(2Q\) :

    Ta có : \(2Q=m.C.\left(t-20\right)\) \(\left(2\right)\)

    Từ \(\left(1\right);\left(2\right)\) \(\Rightarrow\dfrac{\left(t-20\right)}{2}=12\)

    \(\Rightarrow\dfrac{\left(t-20\right)}{2}=\dfrac{24}{2}\)

    \(\Rightarrow t-20=24\)

    \(\Rightarrow t=44\)

      bởi nguyễn xuân thái 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho 3 quả nặng có khối lượng 200g, 300g, 700g bằng cùng 1 thứ kim loại và được nung nóng đến cùng một nhiệt độ T. Cho một bình đựng nước ở nhiệt độ t.

    - Thả quả nặng 200g vào nước, đến khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước tăng thêm 4 độ.

    - Thả tiếp quả nặng 300g vào nước, đến khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước tăng thêm 5,4 độ.

    a, Viết ptcbn ở các trường hợp trên

    b, Nếu thả tiếp quả nặng 700g vào nước, đến khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước tăng thêm bao nhiêu?

    (Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình chứa và sự mất mát nhiệt ra môi trường)

      bởi Nguyễn Minh Hải 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)gọi mực nước ban đầu trong bình là M; c; cn là ndr của quả nặng và nước ; thả m1=0,2kg vào =>tcb=t1=t+4 gọi

    ptcbn => m1c.(T-t1)=M.cn.(t1-t)=>0,2c.(T-t-4)=4M.cn=>0,2.(T-t)-0,8=4.\(\dfrac{Mcn}{c}\left(1\right)\)

    Thả m1=0,3kg

    tcb=t2=t+9,4

    m2c.(T-t2)=(Mcn+m1c).(t2-t1)

    =>0,3c.(T-t-9,4)=(M.\(\dfrac{cn}{c}+0,2\)).5,4

    =>0,3.(T-t)-2,82=5,4M.\(\dfrac{cn}{c}\)+1,08 (2)

    Đặt T-t=a; \(M.\dfrac{cn}{c}=b\) thay vào 1,2 ta có pt

    \(\int_{0,3a-5,4b=3,9}^{0,2a-4b=0,8}\)=>a=94; b=4,5

    b) Thả m3=0,5kg => tcb=t3=t+9,4+x ( x là độ tăng nhiệt độ )

    ptcbn => m3c.(T-t3)=(M.cn+m1c+m2c).(t3-t2)

    =>0,5c.(T-t-9,4-x)=(Mcn+0,2c+0,3c).x

    =>0,5.(94-9,4-x)=(4,5+0,2+0,3).x

    =>x=7,6 độ C

    Vậy............

      bởi Thảo Yếnn 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì sao lưỡi cưa nóng lên khi cưa lâu?

    A. Vì có sự truyền nhiệt

    B. Vì có sự ma sát

    C. Vì có sự thực hiện công

    D. Vì có lý do khác

      bởi Lan Anh 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • B nha

      bởi Phương Linh 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cánh máy bay thường được quét ánh bạc đẻ:

    A. Giảm ma sát với không khí

    B. Giảm sự dẫn nhiệt

    C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài ra đa

    D. Ít hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt trời

      bởi minh thuận 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • D nha

      bởi Huỳnh Ngọc 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lực phát động cảu một động cơ ô tô có độ lớn là 9000N, sau 45 giây ô tô chuyển động được 540m. TÍnh công và công suất của động cơ ô tô.

      bởi Bánh Mì 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • áp dụng công thức vào mà tính bạn

      bởi Oppa'ss Kai-x 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài này giải sao vậy mọi người giúp mình với :

    Người ta thả một quả cầu nhôm cò khối lượng 1,2kg được đun nóng ở nhiệt độ 100°C vào một bình nhiệt lượng kế đựng 1,76kg nước. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 30°C.

    a) Nhiệt lượng ban đầu của quả cầu nhôm và nước thay đổi như thế nào

    b) Tính nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra

    c) Tính nhiệt độ ban đầu của nước. Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg. K của nước là 4200J/kg. K.

      bởi can chu 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m_{nh}=1,2kg\)

    \(m_{nc}=1,76kg\)

    \(t_2=100^0C\)

    \(t_1=30^0C\)

    \(c_{nh}=880J\)/kg.K

    \(c_{nc}=4200J\)/kg.K

    ===================================================

    Giải

    b, Nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra là:

    \(Q_{nh}=m_{nh}.c_{nh}\left(t_1-t_2\right)=\)1,2. 880. 70= 73920( J)

    c, Nhiệt lượng nước thu vào là:

    \(Q_{nc}=m_{nc}.c_{nc}\left(t-t_2\right)\)

    Nhiệt lượn quả cầu tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào:

    \(Q_{nh}=Q_{nc}\)

    \(73920=m_{nc}.c_{nc}\left(t-t_2\right)\)

    hay 73920= 1,76. 4200 . (\(t-30\))

    => \(t-30=\dfrac{73920}{1,76.4200}=10\)

    => \(t-30=10\)

    \(\Rightarrow t=40\)

    Vậy:.....................

      bởi Đinh Nhật Huy 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao xăm xe còn tốt đã bơm căng, để lâu ngày vẫn bị xẹp>

      bởi Thu Hang 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • =>Vì giữa các phân tử của chất làm xăm xe có khoảng cách nên không khí có thể thoát qua đó ra ngoài.

      bởi phạm thị thu nhất 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một học sinh thả 300g chì ở 1000C vào một cốc nước ở 25oC. Su một thời gian, nhiệt độ của chì và nước đều bằng 48oC. Tính khối lượng nước trong cốc, coi như chỉ có chì và nước truyền nhiệt cho nhau. Biết cchì = 130J/kg.K , cnước =4200J/kg.K

      bởi Trịnh Lan Trinh 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m_1=300g=0,3kg\)

    \(t^0_1=100^0C\)

    \(c_1=130\left(J/kg.K\right)\)

    \(t^0_2=25^0C\)

    \(c_2=4200\left(J/kg.K\right)\)

    \(t^0_c=48^0C\)

    ________________________

    \(m_2=?\)

    Giải:

    Nhiệt lượng của chì tỏa ra là:

    \(Q_1=m_1\Delta t^0_1c_1=m_1\left(t^0_1-t^0_c\right)c_1=0,3.\left(100-48\right)130=2028\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng của nước thu vào là:

    \(Q_2=m_2\Delta t^0_2c_2=m_2\left(t^0_c-t^0_2\right)c_2=m_2\left(48-25\right)4200=96600m_2\left(J\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_1=Q_2\)

    \(\Leftrightarrow2028=96600m_2\)

    \(\Leftrightarrow m_2=\dfrac{2028}{96600}\approx0,021\left(g\right)\)

    Vậy ...

      bởi nguyen duc hung hung 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật rắn ở nhiệt độ 150°C được thả vào một bình nước thì làm cho nhiệt độ của nước tăng từ 20°C đên 50°C. Nếu cùng với vật trên ta thả thêm vật vật như thế ở nhiệt độ 100°C thì nhiệt độ của lượng nước đó bằng bao nhiêu? Giả thiết chỉ có trao đổi nhiệt chỉ xảy ra giữa các lượng nước với nhau.

      bởi Bánh Mì 04/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    t1=1500C t2=200C t=500C

    t'=?

    Giai:

    Gọi m là khối lượng của vật rắn
    c là nhiệt dung riêng của vật rắn
    M là Khối lượng của nước trong bình
    C là nhiệt dung riêng của nước.

    Theo PTCBN:Khi thả vật rắn ở nhiệt độ là 1000C vào bình. Ta co':

    Q1=Q2

    <=> mc(t1-t)=MC(t-t2)

    => mc(150-50)=MC(50-20)

    <=>100mc=30MC=>mc=\(\dfrac{30}{100}\)MC (*)

    Khi bỏ thêm vật rắn ở nhiệt độ 1000C vào bình nước thì:

    Q3=Q4

    <=>mc(100-t')=MC(t'-50)

    Thay (*) vào đây ta được phương trình sau:

    \(\dfrac{30}{100}\)MC(100-t')=MC(t'-50)

    =>30-\(\dfrac{30}{100}\)t'=t'-50

    =>\(\dfrac{130}{100}\)t'=80=>t'=\(\approx\)61,5380C

      bởi Phạm Diệt 04/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • người ta thả 1 miếng thép có khối lượng 500g ở nhiệt độ 100 đọ C vào 2,5kg nước. nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 35 độ C . biết nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg. nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
    a) hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ
    b) Hỏi nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhieu

      bởi trang lan 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=500g=0,5kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(c_1=460J/kg.K\)

    \(m_2=2,5kg\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(t=35^oC\)

    \(\Delta t_2=?\)

    \(t_2=?\)

    GIẢI :

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow0,5.460.\left(100-35\right)=2,5.4200.\left(35-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow14950=367500-10500t_2\)

    \(\Rightarrow t_2\approx33,58^oC\)

    \(\Rightarrow\Delta t=t-t_2=35-33,58=1,42^oC\)

      bởi Phạm Công 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Khi nào vật có thế năng, có động năng? Khi nào vật vừa có thế năng vừa có động năng?

    Câu 2: Hiện tượng khuếch tán là gì? Cho VD

    Câu 3: Dẫn nhiệt là gì? Đối lưu là gì? Bức xạ nhiệt là? So sánh 3 hình thức truyền nhiệt trên.

      bởi Bo Bo 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 :

    - Tìm trong sgk, bài 55 : Cơ năng

    Câu 2 :

    - Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng mà sau một thời gian, các nguyên tử và phân tử của chất này chuyển động hỗn độn không ngừng xen kẽ vào giữa các khoảng cách của phân tử chất khác và ngược lại

    - VD : Bỏ vài hạt thuốc tím vào 1 cốc nước, thuốc tím tan dần trong nước

    Câu 3 :

    - Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác

    - Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí

    - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng, có thể xảy ra cả ở trong chân không

    So sánh :

    - Giống nhau : điều là những hình thức truyền nhiệt

    - Khác nhau :

    Dẫn nhiệt

    Đối lưu

    Bức xạ nhiệt

    - là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác

    - là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí

    - là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng

    - Chủ yếu xảy ra ở chất rắn

    - Xảy ra ở chất lỏng và chất khí, không xảy ra ở chất rắn và chân không

    - Xảy ra cả trong chân không

      bởi Nguyễn Rose 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 7: Đổ 738g nước ở nhiệt độ 15 độ C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g rồi thả vào đó 1 miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 100 độ C. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17 độ C. Tính nhiệt dung riêng của đồng. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K

    Câu 5: Cần cung cấp 1 nhiệt lượng 59000J để đun nóng một miếng kim loại có khối lượng 5kg từ 20 độ C lên 50 độ C. Hỏi miếng kim loại đó được làm bằng chất gì?

      bởi Thụy Mây 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 7:

    Tóm tắt:

    \(m_1=738g\)

    \(t_1=15^0C\)

    \(c_1=4186J\)/kg.K

    \(m_2=100g\)

    \(m_3=200g\)

    \(c_2=380J\)/kg.K

    \(t_2=100^0C\)

    \(t_{cb}=17^0C\)

    _________________________

    Giải:

    Nhiệt lượng nước và nhiệt lượng thu vào là:

    \(Q=\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right).\left(t_{cb}-t_1\right)\)

    \(Q=\left(0,738.4186+0,1.c_2\right).\left(17-15\right)\)

    \(Q=6178,536+0,2.c_2\)

    Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:

    \(Q'=m_2.c_2.\left(t_2-t_{cb}\right)\)

    \(\Rightarrow Q'=0,2.c_2.\left(100-17\right)\)

    ADĐLCB nhiệt là:

    \(Q'=Q\)

    \(\Leftrightarrow16,6.c_2=0,2.c_2+6178,536\)

    \(\Leftrightarrow c_2=376,74J\)/kg.K

      bởi Trương Ngọc Lập 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các bạn hộ mình với:

    Một nhiệt lượng kế khối lượng m1= 100g, chứa m2= 500g nước cùng ở nhiệt độ t1= 15°C. Người ta thả vào đó m= 150g hỗn hợp bột nhôm và thiếc được nung nóng tới t2= 100°C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 17°C. Tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hỗn hợp. Nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế, của nước, nhôm, thiếc lần lượt là: C1= 460J/kg.K ; C2= 4200J/kg.K ; C3= 900J/kg.K ; C4= 230J/kg.K

      bởi thu hảo 04/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    Nhiệt kế : \(m_1=100g\), \(c_1=460Jkg.K\),\(t_1=15^oC\)

    Nước : \(m_2=500g\), \(c_2=4200Jkg.K\),\(=t_1=15^oC\)

    Nhôm : \(m_3,c_3=900Jkg.K,t_2=100^oC\)

    Thiếc : \(m_4,c_4=230Jkg.K,=t_2=100^oC\)

    \(m_3+m_4=150g\)

    Giải :

    Nhiệt lượng thỏi hợp kim tỏa ra là :

    \(Q_{Tỏa}=\left(m_3c_3+m_4c_4\right)\cdot\Delta t\)

    \(Q_{tỏa}=\left(900\cdot m_3+230\cdot m_4\right)\cdot\left(100-17\right)\)

    \(Q_{tỏa}=83\cdot\left(900\cdot m_3+230\cdot m_4\right)\).

    Nhiệt lượng lượng kế, nước thu vào là :

    \(Q_{thu}=\left(m_1c_1+m_2c_2\right)\cdot\Delta t\)

    \(Q_{thu}=\left(0,1\cdot460+0,5\cdot4200\right)\cdot\left(17-15\right)\)

    \(Q_{thu}=4292\left(J\right)\)

    Theo ptcb nhiệt : \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Leftrightarrow83\cdot\left(900\cdot m_3+230\cdot m_4\right)=4292\)

    \(\Leftrightarrow900\cdot m_3+230\cdot m_4=\dfrac{4292}{83}\)(1)

    \(m_3+m_4=150g=0,15kg\)(2)

    (1),(2) => \(\left\{{}\begin{matrix}m_3\approx0,0026kg\\m_4\approx0,1243kg\end{matrix}\right.\)

      bởi Hồ Nhật Linh 04/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG

    1. Hiện tượng nào sau đây xảy ra do hiện tượng khuếch tán.

    A. Bỏ đường vào nước khuấy đều lên đường tan

    B.Gió thổi làm quay cánh quạt

    C. Muối tự ngấm vào dưa

    D. Nước chảy từ trên cao xuống

    2.Khi nhiệt độ của vật tăng lên câu nhận xét nào sau đây là đúng

    A. Khối lượng của vật tăng

    B. Thể tích của vật giảm

    C. Nhiệt năng của vật tăng

    D. Trọng lượng của vật tăng

      bởi Vũ Hải Yến 13/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1A

    2C

      bởi Nguyễn Trang 13/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF