YOMEDIA
NONE

Tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt của 1 thỏi đồng nặng 0,6kg ?

Thả 1 thỏi đồng nặng 0,6kg ở nhiệt độ 85 độ và 0,35 kg nc ở 20 độ. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (31)

  • Tóm tắt :

    \(m_1=0,6kg\)

    \(t_1=85^oC\)

    \(c_1=380J/kg.K\)

    \(m_2=0,35^oC\)

    \(t_2=20^oC\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(t=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng tỏa ra của thỏi đồng là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=0,6.380\left(85-t\right)\)

    Nhiệt lượng tthu vào của nước là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=0,35.4200.\left(t-20\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow0,6.380.\left(85-t\right)=0,35.4200.\left(t-20\right)\)

    \(\Rightarrow19380-228t=1470t-29400\)

    \(\Rightarrow19380+29400=228t+1470t\)

    \(\Rightarrow t=\dfrac{48780}{1698}\approx28,73^oC\)

    Vậy nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 28,73oC.

      bởi Thanh Tuyền Dư Nguyễn 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc 1 áo dày

      bởi ngọc trang 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nếu ta mặc một áo dày thì khí lạnh sẽ truyền qua được lớp áo dày và truyền vào cơ thể. Nhưng nếu ta mặc nhiều áo mỏng, giữa các lớp áo đó chứa không khí. Do không khí là môi trường truyền nhiệt kém nên không khí lạnh khó truyền vào cơ thể ta, Vì vậy, về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc 1 áo dày

      bởi Kiều Elena 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Taji sao khi mở lọ nc hoa nc hoa ở đầu phòng thì lúc sau ở cuối phòng ngửi thấy

      bởi Lan Anh 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đây là hiện tượng khuếch tán.

    Ngay sau khi mở lọ nước hoa, ta chưa thể ngửi thấy mùi thơm ngay được. Nhưng sau 1 thời gian, các nguyên tử và phân tử của mùi thơm của nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng, xen kẽ vào giữa các khoảng cách của nguyên tử và phân tử không khí. Vậy nên, mùi thơm của nước hoa lan tỏa khắp phòng

    => khi mở lọ nước hoa ở đầu phòng thì lúc sau ở cuối phòng ngửi thấy.

      bởi Phương Nam 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả 1 miếng nhôm có khối lượng 1kg ở nhiệt độ 70 độ vào chậu chứa 3l nc thì nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 40 độ . Hỏi ban đầu nc có nhiệt độ bao nhiêu

      bởi Lê Chí Thiện 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=1kg\)

    \(t_1=70^oC\)

    \(c_1=880J/kg.K\)

    \(V_2=3l\rightarrow m_2=3kg\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(t=40^oC\)

    \(t_2=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=1.880.\left(70-40\right)=26400\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=3.4200.\left(40-t\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow1.880.\left(70-40\right)=3.4200.\left(40-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow26400=504000-12600t_2\)

    \(\Rightarrow t_2=\dfrac{-477600}{-12600}\approx37,90^oC\)

    Vậy nhiệt độ ban đầu của nước là 37,90oC.

      bởi Trần thị lan Anh 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả 1 quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg đã đc nung nóng tới 100 độ vào 1 cốc nc ở 20 độ sau 1 thời gian nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 27 độ coi như chỉ có quả cầu và nc trao đổi nhiệt vs nhau

    Tính nhiệt lượng nc thu vào, khối luojngw nc trong cốc

      bởi cuc trang 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=0,2kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(c_1=880J/kg.K\)

    \(t_2=20^oC\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(Q_{thu}=?\)

    \(m_2=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t-t_2\right)=0,2.880.\left(100-27\right)=12848\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=m_2.4200.\left(27-20\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow0,2.880.\left(100-27\right)=m_2.4200.\left(27-20\right)\)

    \(\Rightarrow12848=m_2.29400\)

    \(\Rightarrow m_2\approx0,44kg\)

    Vậy khối lượng nước trong cốc là 0,44kg.

      bởi nguyen lam nhat linh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao trời nắng người ta thường mặc đồ màu sáng hơn là màu tối

      bởi Thiên Mai 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Những vật có màu tối thì hấp thụ tia nhiệt nhiều, nên khi trời nắng người ta thường mặc đồ màu sáng hơn là màu tối để tránh bị nóng

      bởi NGUYEN DUC HUY 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi sờ tay vào mặt bàn bằng kim loại ta có cảm giác bàn tay bị lạnh đi , nếu sờ tay vào bức tường gạch ta lại không có cảm giác đó. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy hãy giải thích

      bởi Nguyễn Bảo Trâm 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Kim loại dẫn nhiệt tốt, nhiệt vùng này nhanh chóng truyền cho vùng khác. Khi ta chạm tay vào chúng, nhiệt từ tay ta truyền đi phát tán khắp tấm kim loại làm ta bị mất nhiệt liên tục gây cảm giác lạnh.

    Tường gạch dẫn nhiệt kém, nhiệt vùng này truyền cho vùng khác rất chậm chạp, khi ta chạm vào nó, chỉ chỗ tiếp xúc bị nóng lên. Chỗ tiếp xúc nhanh chóng có nhiệt độ bằng với nhiệt độ đầu ngón tay khiến ta không mất nhiệt nữa.

      bởi pham anh cuong 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cách tính hiệu suất động cơ nhiệt

      bởi Bánh Mì 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cách tính:

    \(H=\dfrac{A}{Q_1}=\dfrac{Q_1-Q_2}{Q_1}\)

    \(H=1-\dfrac{Q_2}{Q_1}\le\dfrac{T_1-T_2}{T_1}=H_{max}\)

    Mà trong đó:

    \(Q_1\): Nhiệt lượng tác phân nhận từ nguồn nóng

    \(T_1\): Nhiệt độ của nguồn nóng

    \(Q_2\): Nhiệt lượng tác phân truyền cho nguồn lạnh

    \(T_2\): Nhiệt độ của nguồn lạnh

      bởi Nguyễn Thị Yến Linh 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một người chạy từ chân dốc tới đỉnh dốc với vận tốc ko đổi . trong khi chạy cơ năng người đó có thay đổi ko ? vì sao?

      bởi bach hao 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một người chạy từ chân dốc tới đỉnh dốc với vận tốc ko đổi . trong khi chạy cơ năng người đó có thay đổi ko ? vì sao?

    => Khi chạy từ chân dốc tới đỉnh dốc thì động năng đã chuyển hóa thành thế năng hấp dẫn

    Vì : càng lên cao thì thế năng hấp dẫn càng tăng do độ cao khi lên dốc tăng và vận tốc của người đó giảm hay động năng giảm.

      bởi Nguyễn Thanh Huyền 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 :Cần cẩu A nâng đc 1000kg lên cao 5m trong 1 phút cần cẩu B nâng đc 800kg lên cao 5m trong 40s So sánh công suất của 2 cần cẩu

    Câu 2 :Mỗi phân tử nc gồm 1ntu O2 & 2H2.Khối lượng của nguyên tử hiddro là 1,67.10-27 kg khối lượng của nguyên tử O2 là 26,56.10-27kg Số phân tử nước trong 1 gam nước là

    Câu 3:Một chiếc ô tô chuyển động đều đi đc đoạn đường 36km trong 30 phút Công suất của ô tô là 10kW Lực cản lên ô tô là

    Câu 4:Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nen vật nhanh lên thì đại lượng nào hk đổi

    Câu 5: 1 ô tô tải 7 1 xe máy chạy trên 1 đoạn đường vs cùng một V. Công suất của xe máy có bằng xe tải hk Vì sao

    Câu 6 Khi đổ 50cm^3 cồn vô 100cm^3 nước ta thu đc 1 hỗn hợp cồn - nước có thể tích là

      bởi Nguyễn Trà Long 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:

    Đổi: 1000kg = 10000N; 1 phút = 60 giây; 800kg = 8000N

    Công suất của cần cẩu A là:

    Hỏi đáp Vật lýA = \(\dfrac{A}{t}\) = \(\dfrac{F.s}{t}\) = \(\dfrac{P.h}{t}\) = \(\dfrac{10000.5}{60}\) = \(\dfrac{2500}{3}\)(W)

    Công suất của cần cẩu B là:

    Hỏi đáp Vật lýB = \(\dfrac{A}{t}\) = \(\dfrac{F.s}{t}\) = \(\dfrac{P.h}{t}\) = \(\dfrac{800.5}{40}\) = 100(W)

    \(\dfrac{2500}{3}\) > 100 ⇒ Hỏi đáp Vật lýA > Hỏi đáp Vật lýB.

    Vậy công suất của cần cẩu A lớn hơn cần cẩu B.

    #Netflix

      bởi Trần Thùy My 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:Bình đựng khí được coi là rất kín, nhưng sau một thời gian thì lượng khí trong bình vẫn giảm đi. Giai thích vì sao?

    Câu 2:Giải thích vì sao vào mùa hè, không khí trong nhà mái tôn nóng hơn trong nhà máy lá? Còn về mùa đông không khí trong nhà máy tôn lạnh hơn nhà máy lá?

    Câu 3:Giải thích vì sao xoong nồi thường làm bằng kim loại, còn chén bát thường làm bằng sứ?

    Câu 4:Tính nhiệt lượng cần truyền cho 3kg nhôm để tăng nhiệt độ từ 200C lên 600C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K.

    Câu 5;Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2 lít nước ở 250C. Để đun sôi ấm nước này cần phải sử dụng một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Cho biết nhiệt dung riêng của nước và của nhôm lần lược bằng 4200J/kg.k và 880J/kg.K;(bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài)

      bởi Duy Quang 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 5 :

    \(m_1=0,5kg\)

    \(m_2=2kg\)

    \(t_1=25^oC\)

    \(t_2=100^oC\)

    \(c_1=880J/Kg.K\)

    \(c_2=4200J/Kg.K\)

    Q = ?

    Giải :

    Khi nước sôi thì nhiệt độ của ấm và của nước đều bằng \(100^oC\)

    Nhiệt lượng của ấm thu vào để ấm nóng lên \(100^oC\) là :

    \(Q_1=m_1.c._1\Delta t=0,5.880.\left(100-25\right)=33000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào để nước sôi \(100^oC\) là :

    \(Q_2=m_2.c_2.\Delta t=2.4200.\left(100-25\right)=630000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng đun sôi ấm nước đó là

    \(Q=Q_1+Q_2=33000+630000=663000\left(J\right)\)

    Vậy ...

      bởi Bùi Mỹ Uyên 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: a) P=\(\dfrac{A}{t}\)⇒P=\(\dfrac{F.s}{t}\)=F.v

    b) Lực kéo của động cơ ô tô:

    \(P=F.v\Rightarrow F=\dfrac{P}{v}=\dfrac{206}{4}=51.5\left(N\right)\)

      bởi Nguyễn Quang Minh Tú 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trần SeikenTM thấy chưa

      bởi Trần Hạ Uyên 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Móc 1 quả nặng và lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 20 N. Nhúng chìm quảnặng đó vào trong nước số chỉ lực kế thay đổi như thế nào?

    A. Tăng lên

    B. Giảm đi

    C. Không thay đổi

    D. Chỉ số 0

      bởi Thu Hang 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • B nha bạn

      bởi Huyền Trang 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • người ta đổ 1 kg nước sôi vào 2kg nước ở nhiệtđộ 25độ C

    a)tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt sảy ra (bỏ quáuwj toả nhiệt , qua môi trường bên ngoài)

    b) thực tế , nhiệt độ sau khi cân nặng là 45độ C. tính nhiệt độ mà nước toả ra môi trường . biết nhiệt dung riêng của nước là 4200j/kg.K

      bởi thu thủy 05/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=1kg\)

    \(m_2=2kg\)

    \(t_1=25^oC\)

    \(t_2=100^oC\)

    \(c=4200J/kg.K\)

    \(t_2=25^oC\)

    \(Q=?\)

    \(t'=?\)

    GIẢI :

    a) Nhiệt lượng cần thiết để 1kg nước nóng tới 100oC là :

    \(Q_1=m_1.c.\left(t_2-t_1\right)=1.4200.\left(100-25\right)=315000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cần thiết để 2kg nước nóng tới 100oC là:

    \(Q_2=m_2.c.\left(t_2-t\right)=2.4200.\left(100-25\right)=630000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng tối thiểu để ấm nước sôi là :

    \(Q=Q_1+Q_2=315000+630000=945000\left(J\right)=945kJ\)

    b) Nhiệt lượng tỏa vào của 1kg nước là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c.\left(t-t'\right)=1.4200.\left(25-t'\right)\)

    Nhiệt lượng thu vào của 2kg nước là :

    \(Q_{thu}=m_2.c.\left(t'-t\right)=2.4200.\left(t'-25\right)\)

    Theo phương tình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{toả}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c.\left(t-t'\right)=m_2.c.\left(t'-t\right)\)

    \(\Rightarrow1.4200.\left(25-t'\right)=2.4200.\left(t'-25\right)\)

    \(\Rightarrow4200.\left(25-t'\right)=8400.\left(t'-25\right)\)

    \(\Rightarrow105000-4200t'=8400t'-210000\)

    \(\Rightarrow105000+210000=4200t'+8400t'\)

    \(\Rightarrow315000=12600t'\)

    \(\Rightarrow t'=25^oC\)

      bởi Lê Quỳnh Minh Thư 05/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) người ta pha trộn 2 lượng nước có khối lượng lần lượt m1=m2=0.2kg , lượng nước thứ I đang ở 100độ C, lượng nước thứ 2 đang ở 4độ C

    a) Lập phương trình cân bằng nhiệt

    b) Xác định nhiệt độ cân bằng

    2) người ta thả 1 quả cầu bằng nhôm có khối lượng 0,5kg đang ở 120độ C vào 3kg nước đang ở 4độ C. Hãy xác định nhiệt độ cân bằng

      bởi Thuy Kim 12/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1

    Tóm tắt:

    m1=m2= 0,2kg

    t1= 100°C

    t2= 4°C

    a, Phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1= Q2

    <=> m1*C1*\(\Delta t_1\)= m2*C2*\(\Delta t_2\)

    <=> m1*C1*( t1-t)= m2*C2*(t-t1)

    b, Dựa vào công thức bên trên ta có thể áp dụng:

    Q1= Q2

    => m1*C1*( t1-t)= m2*C2*(t-t1)

    <=> 0,2*4200*(100-t)= 0,2*4200*(t-4)

    =>> t= 52°C

      bởi Tiến Too 12/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta kéo vật khối lượng m=20kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài s=10m và độ cao h=1,2 m.Lực cản do ma sát trên đường là 30N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng ?

      bởi thanh duy 19/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m = 20kg

    s = 10m ; h = 1,2m

    Fms = 30N

    Hỏi đáp Vật lý

    H = ?

    Giải

    Công để nâng vật nặng lên thẳng là:

    \(A_{ci}=10m.h=10.20.1,2=240\left(J\right)\)

    Công để thắng lực ma sát là:

    \(A_{ms}=F_{ms}.s=30.10=300\left(J\right)\)

    Theo định luật về công thì tổng công để kéo vật lên thẳng (công có ích) và công để thắng lực ma sát bằng công để kéo vật lên mặt phẳng nghiêng (công toàn phần).

    \(A_{ci}+A_{ms}=A_{tp}\\ \Rightarrow A_{tp}=A_{ci}+A_{ms}=240+300=540\left(J\right)\)

    Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:

    \(H=\dfrac{A_{ci}}{A_{tp}}.100=\dfrac{240}{540}.100\approx44,444\%\)

      bởi Nguyễn Thị Kim Nguyên 19/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF