YOMEDIA
NONE

Tại sao khi nút chai bị kẹt, người ta thường hơ nóng cổ chai ?

Tại sao khi nút chai bị kẹt, người ta thường hơ nóng cổ chai lại dễ mở nút hơn

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (13)

  • Vì khi hơ nóng cổ chai thì cổ chai sẽ nở ra vì nhiệt => Dễ dàng lấy nút chai ra hơn

    Chúc bạn học tốt!hihi

      bởi Trần Tân 14/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Khi làm lạnh chất lỏng thì các chất lỏng tron phân tử đó chỉ gần nhau hơn, nên khối lượng của chúng vẫn giữ nguyên, còn thể tích giảm => khối lượng riêng tăng

      bởi Hiền Hiền 15/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của cơ thể sinh vật và sự phân bố của sinh giới. Liên quan đến nhiệt độ, sinh vật gồm những loài biến nhiệt (côn trùng, cá, ếch nhái, bò sát) và những loài hằng nhiệt hay đồng nhiệt (chim, thú).

     - Động vật hằng nhiệt do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên phân bố rất rộng.          

                +  Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) : động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Ví dụ như voi và gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn voi và gấy ở vùng nhiệt đới. Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt.

                + Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể (quy tắc Anlen) : động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi... thường bé hơn tai, đuôi, các chi... của động vật ở vùng nóng. Ví dụ, thỏ ở vùng ôn đới lạnh có tai, đuôi nhỏ hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng nhiệt đới.

     Hai quy tắc trên chứng tỏ, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có nhiệt độ lạnh có tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm - (tỉ lệ S/V nhỏ), góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. Sống ở vùng nhiệt đới nóng có tỉ lệ S/V lớn, góp phần tỏa nhiệt nhanh cho cơ thể.

    - Động vật biến nhiệt phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường (nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng, giảm theo) nên nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của chúng. Tốc độ phát triển và số thế hệ trong một năm phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ xuống quá thấp thì động vật không phát triển được, ngược lại khi nhiệt độ môi trường lên càng cao thì thời gian phát triển cá thể càng ngắn. Ở một số loài, nhất là ở côn trùng, tổng nhiệt trong một giai đoạn phát triển hay cả vòng đời là một đại lượng gần như là một hằng số và theo công thức:

                                                         S = (T-C) D

          Trong đó, S: tổng nhiệt hữu hiệu (to/ngày), T: nhiệt độ môi trường (0C), C: nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là nhiệt độ mà ở đó cá thể động vật bắt đầu ngừng phát triển (0C), D: thời gian của một giai đoạn phát triển hay cả vòng đời của động vật (ngày).

          Ví dụ:  ở ruồi dấm, thời gian phát triển từ trứng đến ruồi trưởng thành ở nhiệt độ 250C là 10 ngày đêm, ở nhiệt độ 180C là 17 ngày đêm.

     

      bởi tran mai loan 16/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT

    1. Sự nóng chảy.

     Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

          a. Đặc điểm.

      - Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy xác định ở mỗi áp suất cho trước.

      - Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

      - Đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc.

      - Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.

          b. Nhiệt nóng chảy.

          - Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy : Q = lm.

          Với l là nhiệt nóng chảy riêng phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy, có đơn vị là J/kg.

          c. Ứng dụng.

                Nung chảy kim loại để đúc các chi tiết máy, đúc tượng, chuông, luyện gang thép.

     

    2. Sự bay hơi.

    - Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi.

    - Quá trình ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

    - Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ.

     

    3. Hơi khô và hơi bảo hoà.

                Xét không gian trên mặt thoáng bên trong bình chất lỏng đậy kín :

      -   Khi tốc độ bay hơp lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi trên bề mặt chất lỏng là hơi khô.

      -   Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bảo hoà có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bảo hoà.

            -   Áp suất hơi bảo hoà không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.

          Ứng dụng.

      -   Sự bay hơi nước từ biển, sông, hồ, … tạo thành mây, sương mù, mưa, làm cho khí hậu điều hoà và cây cối phát triển.

      -   Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối.

      -   Sự bay hơi của amôniac, frêôn, … được sử dụng trong kỉ thuật làm lạnh.

     

    4. Sự sôi.

                Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.

          a.Đặc điểm.

    -     Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định và không thay đổi.

    -     Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí ở phía trên mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.

          b. Nhiệt hoá hơi.

    Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi : Q = Lm.

                Với L là nhiệt hoá hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng bay hơi, có đơn vị là J/kg.

      bởi Nguyễn Thảo 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự giãn nở vì nhiệt của các chất.

    Chúc bạn học tốt!hihi

      bởi Nguyễn Thùy Dương 19/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Kết luận về sự nở về nhiệt của chất rắn:
    -Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi khi lạnh đi.
    -Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

    Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng:
    -Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi khi lạnh đi.
    -Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

    Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí:
    -Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi khi lạnh đi.
    -Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

      bởi Đinh Thị Thanh 22/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì nếu xén bớt ngọn mạ đi thì giảm tốc độ bay hơi nước làm cho lúa tốt hơn,sinh trưởng tốt hơn.(giảm diện tích mặt thoáng)

      bởi Phạm Khánh 25/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF