YOMEDIA
NONE

Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng hay thanh thép?

bạn nào có đề cương môn Vật Lý lớp 6 ko

Cho mình xem đi

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • đề cương:

    1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 6 KÌ II Câu 1: Quả cầu sắt không bỏ lọt qua vòng kim loại. Để quả cầu không lọt qua vòng kim loại, ta có thể : Làm quả cầu nóng lên. Câu 2: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều là: rắn, lỏng, khí Câu 2: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít là: khí, lỏng, rắn Câu 3: Chỗ uốn cong của nhiệt kế y tế có công dụng: Ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Câu 4: Trong thời gian băng phiến đông đặc hay nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến: Không đổi. Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ: Sự tạo thành hơi nước. Câu 6:Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm của sự sôi là: + Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định. + Xảy ra cả trong trong lòng chất lẫn mặt thống của chát lỏng. Câu 7: Đặc điểm của sự bay hơi là: + Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào. + Chỉ xảy ra trên mặt thống của chất lỏng Câu 8: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một viên bi sắt: Khối lượng riêng của viên bi sắt giảm. Câu 9: Khi đun nóng một lượng chất lỏng: Thể tích chất lỏng tăng. Câu 10: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng: Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Câu 11: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: Nước trong cốc càng nóng. Câu 12: Nước có khối lượng riêng nhỏ nhất ở thể nào? là ở thể khí Câu 13: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những 3 yếu tố là: + Gió , VD phơi áo quần ngồi gió. + Nhiệt độ, VD phơi áo quần ngồi trời nắng. + Diện tích mặt thống, VD căng áo quần rộng ra. Câu 14: Làm thế nào phơi áo quần cho mau khô? Phơi áo quần nơi gió, trời nắng, căng áo quần rộng ra. Câu 15:Tại sao khi lắp khâu ở đầu cán dao, cán liềm bằng gỗ, người thơ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán Vì khi nung nóng khâu nở ra rộng hơn, tra vào cán dễ dàng, để nguội, khâu co lại ép vào cán dao, cán liềm chặt hơn. Câu16 : Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước vào đầy ấm ? Khi đun nóng cả ấm và nước trong ấm đều nở nhưng sự dãn nở của ấm ít hơn của nước nên nước sẽ tràn ra ngồi. Câu 17: Thân nhiệt của người bình thường là: 370C. Câu 18: Nhiệt kế được chế tạo dựa trên hiện tượng? Sự giãn nở vì nhiệt của các chất. Câu 19. Tại sao xung quanh ly nước đá có đọng những giọt nước? Những giọt nước này do hiện tượng Ngưng tụ. Câu 20: Nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của băng phiến là?C. 800C Nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của nước là:C. 00C Câu 21: Từ 00C đến 1000C. Nước có trọng lượng riêng lớn nhất ở: 40C Câu 22 : Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vi: Không khí trong bong bóng nóng lên, nở ra. Câu 23 : Máy cơ đơn giản không làm thay đổi độ lớn của lực là: Ròng rọc cố định. Câu 24: Lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc cố định: Lực kéo bằng nhau
    2. Câu 25: Ròng Rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào -Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo. - Ròng rọc động thì lực kéo nhỏ hơn trọng lượng vật. Câu 26: Nhiệt kế là gì? Dùng để đo nhiệt độ . Câu 27: Sự nóng chảy của một chất rắn là gì? Sự nóng chảy của một chất rắn là sự chuyển thể từ rắn sang lỏng. Câu 28: Sự đông đặc của một chất là gì? Sự đông đặc của một chất là sự chuyển thể từ lỏng sang rắn. Câu 29: Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi Câu 30: Sự ngưng tụ là gì? Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng . Câu 31: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng? Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái. Câu 32. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngồi tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thốt ra ngồi một phần mới đóng nút lại. Câu 33. Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng? Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh bên ngồi chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngồi chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngồi nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ. Câu 34. Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở? Người ta đặt khe hở như vậy để khi trời nóng, đường ray nở dài ra do đó nếu không để khe hở , sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực lớn làm cong đường ray. Câu 35. Ở hai đầu gối đở một số cầu thép người ta cấu tạo như sau: một đầu gối đở đặt cố định còn một đầu gối lên các con lăn. Tại sao một gối đở phải đặt trên các con lăn? Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tào điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản. Câu 36. Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng hay thanh thép? Tại sao? Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng. Đồng giản nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và thanh đồng nằm phía ngồi vòng cung. Câu 37. Băng kép đang thẳng, nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao? Nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong và cong về phía thanh thép. Đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thép, nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn và thanh thép nằm phía ngồi vòng cung. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất khác nhau sự nở vì nhiệt khác nhau. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ  Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.  Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
    3. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. Câu 2( 2 điểm): Tại sao khi trồng mía hay trồng chuối, người ta thường phải phạt bớt lá ? Câu 9: 2 điểm: Yêu cầu trả lời được: Khi trồng mía hay trồng chuối, người ta thường phải phạt bớt lá để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn, do đó đỡ bị héo.
      bởi Quốc Toản 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON