YOMEDIA
NONE

Phân biệt vật sống và vật không sống

1.Phân biệt vật sống và vật không sống ?

2.Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào

3.Nêu chức năng chính của miền hút

4.Nêu cấu tạo các loại rễ biến dạng

5.Chức năng các loại rễ biến dạng

6.Biết được thân dài ra hoặc to ra do đâu ?

7.Vận chuyển các chất trong thân ?

8.Biết được các khí nào cây thải ra trong quá trính quang hợp

9.Biến dạng của lá

10.Khái niệm sinh sản sinh dưỡng

11.Các hình thức sinh sản sinh dưỡng

12.Phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

II Tự luận

1. Nêu chú thích và cấu tạo tế bào thực vật

2.Nêu khái niệm , sơ đồ ý nghĩa quá trính quang hợp và hô hấp .

3.GIải thích các hiện tượng thực tế ( bấm ngọn tỉa cành )

Trả lời giúp em nhé!!Cảm ơn nhiều ạ!!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1.Phân biệt vật sống và vật không sống ?

    - Vật sống:

    + Lớn lên ( tăng kích thước)

    + Sinh sản (có khả năng tạo ra cơ thể mới)

    + Trao đổi chất ( lấy các chất cần thiết và loại bỏ các thải)

    + Cảm ứng

    - Vật không sống:

    + Không lớn lên ( không có khả năng tăng kích thước)

    + Không sinh sản ( không thể tạo ra cơ thể mới)

    + Không trao đổi chất ( không có khả năng trao đổi chất với môi trường bên ngoài)

    + Không cảm ứng

    2.Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào

    - Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào: giúp cây sinh trưởng và phát triển.

    3.Nêu chức năng chính của miền hút

    - Chức năng của miền hút: gồm các lông hút, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên cây.

    5.Chức năng các loại rễ biến dạng

    -Rễ củ: chứa chất dự trữ dùng cho cây khi ra hoa tạo quả

    - Rễ móc: bám trụ, giúp cây leo lên

    - Rễ thở: giúp cây hô hấp trong môi trường thiếu không khí

    - Giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ.

    6.Biết được thân dài ra hoặc to ra do đâu ?

    - Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

    - Thân to ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

    7.Vận chuyển các chất trong thân ?

    bucminhkhông hiểu câu hỏi

    8.Biết được các khí nào cây thải ra trong quá trính quang hợp

    Khí mà cây thải ra trong quá trình quang hợp: ô - xi

    9.Biến dạng của lá

    Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước qua lá

    Lá biến thành tua cuốn và lá biến thành tay móc: bám trụ, giúp cây leo lên

    Lá vảy: che chở cho thân rễ

    Lá dự trữ: dự trữ chất hữu cơ

    Lá bắt mồi: biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa con mồi

    10.Khái niệm sinh sản sinh dưỡng

    Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân, lá)

    11.Các hình thức sinh sản sinh dưỡng

    Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:

    + Giâm cành

    + Chiết cành

    + Ghép cây

    + Nhân giống vô tính trong ống thí nghiệm

    12.Phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

    Hoa lưỡng tính là hoa có đủ nhị và nhụy

    Hoa đơn tính là hoa thiếu nhị hoặc nhụy

    II Tự luận

    1. Nêu chú thích và cấu tạo tế bào thực vật

    Tế bào thực vật gồm:

    + Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định

    + Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào

    + Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp

    Ngoài ra còn có:
    + Nhân: cáu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

    + Không bào: chứa dịch tế bào

    2.Nêu khái niệm , sơ đồ ý nghĩa quá trính quang hợp và hô hấp .

    Quang hợp là quá trình cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng mặt trời chế tạo ra chất tinh bột và nhả khí ô - xi.

    Sơ đồ quang hợp: (SGK/ 72)

    Hô hấp là quá trình cây lấy khí ô xi để phân giải các chất hữu cơ sản ra năng lượng cần thiết cho hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.

    Sơ hồ hô hấp: (SGK/78)

    3.GIải thích các hiện tượng thực tế ( bấm ngọn tỉa cành )

    Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.

    * Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.

    Ví dụ: bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.

    * Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

    Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.

      bởi Vương Thủy 12/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF