YOMEDIA
NONE

Viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật để kể, thông báo...

Hãy​ viết một đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn có sử dụng câu trần thuật để kể,thông báo,miêu tả,bộc lộ cảm xúc

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (4)

  • bạn cứ hiểu đơn giản thế này nhé:
    Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
    Câu nghi vấn được dùng để hỏi, nhưng có lúc lại để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc...(trong những trường hợp này thì không nhất thiết người đối thoại phải trả lời)
    Câu cầu khiến thì dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
    Câu cảm thán: dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.
    Câu trần thuật thì không có các đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,... Hơn thế, chúng còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc (mà bạn thấy vốn dĩ là chức năng của các kiểu khác)
    Câu phủ định thì để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (đây là câu phủ định miêu tả); Hay để phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)
    Vậy nên mình khuyên bạn nên viết thành một đoạn hội thoại (đề bài là đoạn văn tự do mà)
    Hôm nay là một ngày chủ nhật đẹp trời, bố gọi mình xuống dưới nhà: (Đây là câu trần thuật, mục đích kà để kể và tả các hiện tượng, sự vật, sự việc)
    _ Con gái, pha cho bố ấm chè! (Đây là hành động nói, bố bạn nói để nhằm một mục đích: bạn pha chè cho bố bạn. Đồng thời cũng là một câu cầu khiến nhằm yêu cầu, đề nghị bạn pha chè)
    _ Bố có cần cho thêm chút đường không hả bố? (Đây là câu nghi vấn, bạn hỏi bố bạn)
    _ Không cần, cho vào làm gì! (Đây là câu phủ định, chính xác là câu phủ định bác bỏ: nhằm bác bỏ ý kiến cho thêm đường vào chè của bạn)
    _ Vâng ạ! (Đây là câu cảm thán, dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói: trong trường hợp này là bạn)
    Bạn thấy đấy, câu nào của mình cũng có một mục đích nhất định và riêng biệt, chỉ một đoạn hội thoại giả định giữa bạn và bố thôi là đã đủ để hoàn thành một bài tập rồi ^^"!

      bởi Phạm Diễm 07/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
    Câu nghi vấn được dùng để hỏi, nhưng có lúc lại để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc...(trong những trường hợp này thì không nhất thiết người đối thoại phải trả lời)
    Câu cầu khiến thì dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
    Câu cảm thán: dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.
    Câu trần thuật thì không có các đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,... Hơn thế, chúng còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc (mà bạn thấy vốn dĩ là chức năng của các kiểu khác)
    Câu phủ định thì để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (đây là câu phủ định miêu tả); Hay để phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)
    Vậy nên mình khuyên bạn nên viết thành một đoạn hội thoại (đề bài là đoạn văn tự do mà)
    Hôm nay là một ngày chủ nhật đẹp trời, bố gọi mình xuống dưới nhà: (Đây là câu trần thuật, mục đích kà để kể và tả các hiện tượng, sự vật, sự việc)
    _ Con gái, pha cho bố ấm chè! (Đây là hành động nói, bố bạn nói để nhằm một mục đích: bạn pha chè cho bố bạn. Đồng thời cũng là một câu cầu khiến nhằm yêu cầu, đề nghị bạn pha chè)
    _ Bố có cần cho thêm chút đường không hả bố? (Đây là câu nghi vấn, bạn hỏi bố bạn)
    _ Không cần, cho vào làm gì! (Đây là câu phủ định, chính xác là câu phủ định bác bỏ: nhằm bác bỏ ý kiến cho thêm đường vào chè của bạn)
    _ Vâng ạ! (Đây là câu cảm thán, dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói: trong trường hợp này là bạn)

      bởi Lê Trần Khả Hân 24/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

    Câu nghi vấn được dùng để hỏi, nhưng có lúc lại để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc...(trong những trường hợp này thì không nhất thiết người đối thoại phải trả lời)

    Câu cầu khiến thì dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...

    Câu cảm thán: dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.

    Câu trần thuật thì không có các đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,...

    Hơn thế, chúng còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc (mà bạn thấy vốn dĩ là chức năng của các kiểu khác)

    Câu phủ định thì để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (đây là câu phủ định miêu tả); Hay để phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)

    Vậy nên mình khuyên bạn nên viết thành một đoạn hội thoại (đề bài là đoạn văn tự do mà)

    Hôm nay là một ngày chủ nhật đẹp trời, bố gọi mình xuống dưới nhà: (Đây là câu trần thuật, mục đích kà để kể và tả các hiện tượng, sự vật, sự việc) _

    Con gái, pha cho bố ấm chè! (Đây là hành động nói, bố bạn nói để nhằm một mục đích: bạn pha chè cho bố bạn. Đồng thời cũng là một câu cầu khiến nhằm yêu cầu, đề nghị bạn pha chè) _

    Bố có cần cho thêm chút đường không hả bố? (Đây là câu nghi vấn, bạn hỏi bố bạn) _

    Không cần, cho vào làm gì! (Đây là câu phủ định, chính xác là câu phủ định bác bỏ: nhằm bác bỏ ý kiến cho thêm đường vào chè của bạn) _

    Vâng ạ! (Đây là câu cảm thán, dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói: trong trường hợp này là bạn)

      bởi Najoon Jeon 26/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cả lớp đang say sưa, chăm chú nghe cô giảng bài thì một tiếng trống giòn giã vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến.Chúng em gấp sách vở rồi vội vàng ào ra sân trường trong niềm vui và háo hức. Ai cũng mong chờ giờ ra chơi đến để có thể giải tỏa những căng thẳng sau một giờ học kéo dài. 

    Học sinh từ các lớp ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Sân trường đang yên ắng bỗng chốc được lấp đầy bởi tiếng cười nói vui vẻ làm không khí nhộn nhịp hẳn lên. Bầu trời trong xanh vời vợi, vài chú chim đang chuyền cành bỗng ngừng hót để xem chúng em chơi đùa. Sân trường chìm trong cái nắng vàng ngọt như rót mật, vài cơn gió mát thoảng qua làm mái tóc ai tung bay phơi phới. Trên sân trường diễn ra rất nhiều các trò chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi học sinh. Dưới gốc bàng râm mát, một nhóm bạn đang chơi trò bịt mắt bắt dê. Cảnh tượng trông hết sức thú vị khi các bạn cứ đi đi lại lại vòng quang gốc cây. Bạn bị bịt mắt đưa tay dò dẫm khắp nơi, những chú dê khác thì nín thở đứng yên một, thi thoảng vang lên một tiếng cười khúc khích.

    Ở bãi cỏ xanh rộng là một tốp bạn nam đang chơi trò đá bóng. Các cầu thủ trên sân đều rất hăng say, nhiệt tình, mồ hôi đã thấm ướt lưng áo nhưng tinh thần của các bạn thì không hề giảm sút, ngược lại càng say mê hơn. Những cổ động viên xung quanh thì hò hét khản giọng để cổ vũ cho đội mình yêu thích, mỗi lần quả bóng được sút vào lưới là một loạt các tiếng: “Vào rồi” reo lên đầy phấn khích. Ở góc khác, một số bạn nữ đang chơi chuyền, bàn tay của các bạn phải thật nhịp nhàng và khéo léo để nhặt que chuyền thật nhanh mà quả bóng không bị rơi xuống đất. Trông các bạn như những nghệ sĩ xiếc điêu luyện vậy.

    Dưới bồn cây là mấy bạn đang ngồi tết tóc cho nhau. Bác phượng già đứng trầm ngâm dang rộng cánh tay che bóng mát để các bạn chơi đùa. Ở giữa sân trường, hai bạn nam chơi đá cầu đang thu hút rất nhiều sự chú ý của người xung quanh. Quả cầu lông vũ màu trắng bay qua bay lại thoăn thoắt, nhịp nhàng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Mỗi lần quả cầu bay lên, mọi người lại nín thở, ngước mắt nhìn theo để xem bạn đối diện có đỡ được không. Trong sự ngỡ ngàng của người đứng xem, quả cầu vẫn không bị rơi xuống dù một thời gian khá lâu đã trôi qua. Ai cũng ngưỡng mộ sự dẻo dai, khéo léo cùng kĩ thuật đá cầu điêu luyện của các bạn, quả là những chân đá cừ khôi, những nghệ sĩ tung hứng thật xuất sắc.

    Ở ghế đá, mấy bạn nhàn nhã hơn đang ngồi đọc sách hoặc say sưa thảo luận về một bài toán khó, thỉnh thoảng các bạn lại cười rộ lên vì phát hiện ra điều gì đó thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi thật phong phú, đa dạng, ai cũng tham gia vào trò chơi một cách đầy hăng hái, say mê. 

    Tiếng trống lại vang lên một lần nữa. Mọi cuộc vui đành kết thúc trong niềm tiếc nuối. Giờ ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng thật có ý nghĩa, nó là một cơn gió mát giúp chúng em thổi bay những mệt mỏi và tiếp thêm năng lượng để bắt đầu những giờ học bổ ích tiếp theo. Học sinh đã vào lớp hết, quang cảnh sân trường lại trở về vắng lặng như cũ, chỉ còn bác phượng già đứng lặng im như người bảo vệ cho sân trường.
     

    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF