YOMEDIA
NONE

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • I. Mở bài:
    Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
    II. Thân bài:
    1. Nguồn gốc thể thơ:
    Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
    2. Các quy tắc:
    a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
    _ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
    _ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài.
    _ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
    _ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
    b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
    c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
    d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối tương phản.
    e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
    f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
    Nhất, tam, ngũ bất luận.
    Nhị, tứ, lục phân minh.
    _ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
    Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.

    Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
    B T B
    Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
    T B T
    Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
    T B T
    Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
    B T B
    .........................................................
    _ Bài thơ viết theo luật trắc:
    Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

    Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
    T B T
    Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
    B T B
    Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
    B T B
    Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
    T B T
    .............................................................
    3. Các biệt thể của thể thơ:
    Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của thể thơ Đường luật như:
    _ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
    _ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
    _ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.

    4. Đánh giá:
    Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
    III. Kết bài:
    Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.

    Tham Khảo!

      bởi Trần Nhàn 20/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Trang chủ / Văn học / Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú

    Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú

    Đăng bởi  lúc 2:33 chiều ngày 6 Tháng Ba, 2018 0 Bình luận

    Bài tập làm văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật bao gồm dàn ý thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú và các bài văn mẫu chọn lọc. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú tốt hơn.

    Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú

    Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú

     

    Mục lục bài viết

     

    Dàn ý thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú

    1. Mở bài:

    – Giới thiệu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
    – Nêu vai trò, giá trị của thế thơ này trong nền văn học dân tộc.

    2. Thân bài:

    – Giới thiệu xuất xứ của thể thơ.
    – Nêu đặc điểm của thể thơ:
    + Gồm bao nhiêu câu? Số chữ trong mỗi câu?
    + Cách gieo vần?
    + Bài thơ gồm mấy phần? Đặc điểm của từng phần?
    + Niêm, luật của bài thơ?
    – Trong quá trình giới thiệu đặc điểm của thể thơ, cần nêu các ví dụ minh họa.
    – Nêu nét đặc sắc cũng như điểm hạn chế của thể thơ.

    3. Kết bài:

    Nêu giá trị của thể thơ này.

    Bài văn mẫu thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú

    Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú – bài 1

    Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
    Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính lơ lửng, thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.
    Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:
    Câu lục: Theo thứ tự tiếng thứ 2 – 4 – 6 là Bằng (B) – Trắc (T) – Bằng (B)
    Câu bát: Theo thứ tự tiếng thứ 2 – 4 – 6 – 8 là B – T – B – B
    Ví dụ:
    Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B – T – B)
    Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B – T – B – B)
    Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

    Một cây làm chẳng nên non
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

    Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T – B – T – B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.
    Ví dụ:
    Có xáo thì xáo nước trong T – T – B
    Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T – T – B – B
    Hay:
    Con cò lặn lội bờ sông
    Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T – B – T – B
    Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hợp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hợp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

    Trăm năm trong cõi người ta
    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
    Trải qua một cuộc bể dâu
    Những điều trông thay mà đau đớn lòng.

    Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.
    Ví dụ:
    Đau đớn thay phận đàn bà
    Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
    Ngoài đối thanh còn có đối ý:
    Dù mặt lạ, đã lòng quen
    (Bích câu kì ngộ)
    Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau…
    Người thương/ơi hỡi/người thương
    Đi đâu/mà để/buồng hương/lạnh lùng
    Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi chẳng qua là cái nợ đòi chi đây. Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5… Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.
    Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần… đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.
    Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần… Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.
    Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu… do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: Tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất nước, yêu lao động, yêu thiên nhiên…. Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu …
    Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

      bởi Huất Lộc 27/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON