YOMEDIA
NONE

Thuyết minh về thể thơ song thất lục bát

thuyết minh về thể thơ song thất lục bát

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Đây là một thể loại độc đáo đầy tính dân tộc,
    tuy nhiên hơi hiếm thấy trong các sáng tác của giới trẻ tại
    hải ngoạị Cũng nhằm mục đích muốn giúp các bạn yêu thơ
    có cơ hội phát triển tài sáng tác nên Tác Giả viết vội
    vài dòng này mong có thể góp nhặt những gì hiểu biết
    để gửi đến các bạn yêu thơ khắp nơi .
    Vài Nét Về Niêm Luật:
    Đây là thể thơ độc đáo của Việt Nam. Thể thơ
    Song Thất Lục Bát kết hợp uyển chuyển giữa loại thơ 7
    chữ và lục bát. Gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn bắt đầu
    bằng hai câu 7 chữ, rồi đến câu 6 chữ xong đến câu 8
    chữ; cứ như thế mà tiếp tục ngắn dài tùy ý miễn sao là
    bội số của 4. Chẳng hạn 4, 8, 12, 16, 24, 32,... câụ
    QUY TẮC CHUNG:
    Có thể tóm lược niêm luật của hai đoạn kế nhau, mỗi
    đoạn 4 câu như sau :

    câu 1: x x t x b x T1
    câu 2: x x b x T1 x B1
    câu 3: x b x t x B1
    câu 4: x b x t x B1 x B2
    câu 5: x x t x B2 x T2
    câu 6: x x b x T2 x B3
    câu 7: x b x t x B3
    câu 8: x b x t x B3 x B4

    với:
    x = có thể là bằng hay trắc không bó buộc
    b = thanh bằng (ịẹ, không dấu hay dấu huyền)
    t = thanh trắc (ịẹ, hỏi, ngã, sắc, nặng)
    B = vần thanh bằng
    T = vần thanh trắc

    Trong 2 câu thất (7 chữ), trừ chữ đầu ra, 6 chữ còn lại
    theo quy tắc:
    "Nhất, tam, ngũ bất luận
    Nhị, tứ, lục phân minh"
    Như vậy, ta có thể thấy trong 2 câu 7 chữ, chỉ có chữ
    thứ 3, 5 và 7 cần theo đúng niêm luật. Trong câu 6 chữ,
    chỉ có chữ thứ 2, 4 và 6 cần theo đúng niêm luật. Trong
    câu 8 chữ, chỉ có chữ thứ 2, 4, 6 và 8 cần theo đúng niêm
    luật. Những chữ còn lại có thể chọn thanh bằng hay trắc
    tùy ý miễn sao đọc lên âm điệu nghe xuôi tai là được.
    Khi chữ thứ 3 của 2 câu thất bị "biến thể" (nghĩa là
    không tuân theo quy tắc bằng trắc nêu ở trên), thường 2
    câu thất đó là 2 câu đối như trong 8 câu đầu trong bài
    Chinh Phụ Ngâm (xem thí dụ 3). Nhưng cũng có trường hợp
    ngoại lệ mà vẫn khá hay, chẳng hạn như 8 câu mở đầu của
    Cung Oán Ngâm Khúc (xem thí dụ 2). Dù vậy, nếu giữ đúng
    niêm luật, âm điệu của bài Song Thất Lục Bát sẽ du dương
    hơn.
    Giữ đúng niêm là tuân theo đúng theo thanh (bằng hay trắc)
    như đã chú thích trong quy tắc ở trên.
    Giữ đúng luật là chọn chữ đúng vần, hợp với chữ
    tương ứng ở câu trên hoặc câu dưới như đã chú thích
    trong quy tắc ở trên.
    CÁCH GIEO VẦN:
    Theo quy tắc ghi ở trên, ta có thể dễ dàng thấy chữ cuối
    (T1) thuộc câu 7 ở trên vần với chữ thứ 5 (T1) thuộc câu
    7 kế theo, đều là vần trắc. Chữ cuối (B1) thuộc câu 7
    lại vần với chữ cuối (B1) thuộc câu 6 kế tiếp, đều là
    vần bằng. Chữ cuối (B1) thuộc câu 6 lại vần với chữ
    thứ 6 (B1) thuộc câu 8 và là vần bằng. Chữ cuối (B2)
    thuộc câu 8 lại vần với chữ thứ 5 (B2) thuộc câu 7 ở
    đoạn kế tiếp, và cũng là vần bằng.
    Tương tự, chữ cuối (T2) thuộc câu 7 lại vần với chữ
    thứ 5 (T2) thuộc câu 7 kế theo, là vần trắc. Chữ cuối
    (B3) thuộc câu 7 lại vần với chữ cuối (B3) thuộc câu 6
    kế theo, và là vần bằng. Chữ cuối (B3) thuộc câu 6 lại
    vần với chữ thứ 6 (B3) thuộc câu 8 kế tiếp, và là vần
    bằng. Chữ cuối (B4) thuộc câu 8 sẽ vần với chữ thứ 5
    (B4) thuộc câu 7 ở đoạn kế tiếp theo (nếu có).
    Cứ như thế, cách gieo vần chéo này tạo nên sự kết hợp
    uyển chuyển về tiết tấu giữa cặp câu 7 (song thất) với
    cặp câu 6, 8 (lục bát). Và nối kết các đoạn 4 câu song
    thất lục bát lại với nhau để tạo nên nhịp điệu độc
    đáo của toàn bài thơ viết theo thể loại nàỵ
    Một điểm nhỏ xin lưu ý: trong câu 8 chữ, tuy chữ thứ 6 và
    chữ thứ 8 cùng là vần thanh bằng, nhưng nếu chữ thứ 6
    là không dấu thì chữ thứ 8 nên là dấu huyền, hay ngược
    lại, để cho âm điệu của bài thơ được trầm bổng hơn.
    Xin xem các thí dụ bên dưới để thấy rõ điểm nàỵ
    CÁCH ĐỐI:
    Không bắt buộc như trong thơ Đường luật, nhưng có thể
    áp dụng trong cặp câu 7 chữ. Câu 7 ở trên đối với câu 7
    ở dướị
    VÀI THÍ DỤ MINH HỌA:
    Để dễ hiểu, chúng ta có thể thử phân tích niêm luật
    của một vài đoạn thơ bên dưới sẽ thấy rõ hơn những
    điều đã giải thích ở trên.

    Thí dụ 1:
    Tiết Phụ Ngâm
    Thiếp có chồng, chàng ĐÀ hay BIẾT,
    Đôi minh châu tha THIẾT còn TRAỌ
    Nghĩ tình vương vấn khít KHAO,
    Ngọc này thiếp buộc áo ĐÀO thắm TƯƠỊ
    Nhà thiếp ở lầu NGOÀI ngự UYỂN,
    Chồng thiếp làm lính ĐIỆN Minh QUANG.
    Biết chàng lòng sáng như TRĂNG,
    Thờ chồng, thiếp nguyện đá VÀNG thủy CHUNG.
    Trả minh châu, lệ đôi DÒNG,
    Hận không lúc thiếp chưa CHỒNG gặp NHAỤ
    Trần Trọng San dịch
    Chú thích:
    * BIẾt vần với THIẾT (vần trắc # T1)
    * TRAO vần với KHAO và ĐÀO (vần bằng # B1)
    * TƯƠI vần với NGOÀI (vần bằng # B2)
    * UYỂN vần với ĐIỆN (vần trắc # T2)
    * QUANG vần với TRĂNG và VÀNG (vần bằng # B3)
    * CHUNG vần với DÒNG và CHỒNG (vần bằng # B4)
    Chú ý, trong bài thơ này, 2 câu cuối cùng là lục bát. Bài
    thơ này là một loại biến thể của Song Thất Lục Bát vì
    không theo đúng quy tắc nêu ở trên.

    Thí dụ 2:
    Trải vách quế gió vàng hiu HẮT,
    Mảnh vũ y lạnh NGẮT như ĐỒNG.
    Oán chi những khách tiêu PHÒNG,
    Mà xui phận bạc nằm TRONG má ĐÀỌ
    Duyên đã may cớ SAO lại RỦỊ
    Nghĩ nguồn cơn dở DÓI sao ĐANG.
    Vì đâu nên nỗi dở DANG ?
    Nghĩ mình mình lại nên THƯƠNG nỗi MÌNH.
    Trộm nhớ thủa gây HÌNH tạo HÓA
    Vẻ phù dung một ĐÓA khoe TƯƠI
    Nhụy hoa chưa mỉm miệng CƯỜI
    Gấm nàng Ban đã nhạt MÙI thu DUNG
    (trích Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Hầu Ngô Gia Thiều)
    Chú thích:
    * HẮT vần với NGẮT (vần trắc # T1)
    * ĐỒNG vần với PHÒNG và TRONG (vần bằng # B1)
    * ĐÀO vần với SAO (vần bằng # B2)
    * RỦI vần với DÓI (vần trắc # T2)
    * ĐANG vần với DANG và THƯƠNG (vần bằng # B3)
    * MÌNH vần với HÌNH (vần bằng # B4)
    * HÓA vần với ĐÓA (vần trắc # T3)
    * TƯƠI vần với CƯỜI và MÙI (vần bằng # B5)

    Thí dụ 3:
    Thuở trời đất nổi CƠN gió BỤI,
    Khách má hồng nhiều NỖI truân CHUYÊN.
    Xanh kia thăm thẳm từng TRÊN,
    Vì ai gây dựng cho NÊN nỗi NÀỴ
    Trống Trường Thành lung LAY bóng NGUYỆT,
    Khói Cam Tuyền mờ MỊT thức MÂỴ
    Chín tầng gươm báu trao TAY,
    Nửa đêm truyền hịch định NGÀY xuất CHINH.
    (trích Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm)

    Thí dụ 4:
    Chìm đáy nước cá LỜ đờ LẶN
    Lửng da trời nhạn NGẨN ngơ SA
    Hương trời đắm nguyệt say HOA
    Tây Thi mất vía, Hằng NGA giật MÌNH
    Câu cẩm tú đàn ANH họ LÝ
    Nét đan thanh bậc CHỊ chàng VƯƠNG
    Cờ tiên rượu thánh ai ĐANG
    Lưu Linh Đế Thích là LÀNG tri ÂM
    Cầm điếm nguyệt, phỏng TẦM Tư Mã
    Địch lầu thu, đọ GÃ Tiêu LANG
    Dẫu mà tay múa, miệng XANG
    Thiên tiên cũng ngảnh Nghê THƯỜNG trong TRĂNG
    (trích Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Hầu Ngô Gia Thiều)

    Thí dụ 5:
    Khi Chàng Còn Chưa
    Nhìn lũ trẻ vòng vòng nhạc ngựa
    Nghe nhạc mưa trăn trở đất mềm
    Theo đôi cánh bướm bay lên
    Tà dương vạt nắng phai trên cuối chiều
    Nhảy chậm lại em yêu chớ vội
    Đời không dài nhạc hội còn dài
    Mỗi ngày ta vội như bay
    Thăm nhau chiếu lệ chẳng hay đáp lời
    Ngày vất vả nghỉ ngơi thoải mái
    Nhạc trăm dòng réo mãi trong tâm
    Ta quên bẵng bạn bè thân
    Coi như họ đã vãng phần xanh rêu
    Nhảy chậm lại em yêu chớ vội
    Đời không dài, nhạc hội chưa vơi
    Khi ta hối hả tới nơi
    Kể như phân nửa cuộc vui đã tàn
    Khi vội vã lo toan quá sức
    Kể như ta vội vứt gói quà
    Đến từ tình nghĩa thiết tha
    Vứt khi chưa mở xót xa cách gì
    Đời đâu phải cuộc thi nước rút
    Hãy khoan thai hưởng chút thư nhàn
    Lắng nghe câu hát điệu đàn
    Trước khi nhạc rứt , khi chàng còn chưạ
    Hà Huyền Chi
    (Phóng chuyển từ bài thơ Slow Dance, của tác giả vô danh)

    Thí dụ 6:
    Tự Tình Thán
    Truyện trần thế trớ trêu, trắc trở
    Ta thán than từ thưở trẻ thơ
    Thoạt tiên, tấm tức tu tu
    Tự tiên tri trước trăm thu tội tình
    Trong tiềm thức, thật tình trong trắng
    Tính Trời trao: thẳng thắn, tận tâm
    Tiền trình tưởng thẳng tắp tăm
    Tiếc thay, tích tắc tan tành thảm thê
    Thân tiều tụy, tim tê tái thiệt
    Thảm thương thêm, thân thuộc thanh trừ
    Tiền tài: tam tộc "tiếp thu"
    Thế thời thời thế tạ từ tình thâm
    Thoạt trông thấy, thâm tâm tơ tưởng
    Từng tháng trôi, tăng trưởng từ từ
    Tình thầm trùm trọn tâm tư
    Tương tư thấm thoát tam thu tính tròn
    Trăng tàn tiếp trăng tròn, trăng tận
    Thổn thức thầm, thơ thẩn trông trăng
    Tình thầm theo tháng thêm tăng
    Tâm tình tơi tả, thăng trầm. Tội thay !!
    Tỏ tình thẳng tới tai thì thẹn .
    Thôi thế thời: tấp tểnh tìm từ
    Trải trang tình thắm thành thơ
    Từ từ tỏ thực tâm tư tinh tường ......
    Thủy tiểu thư thẳng thừng từ tạ
    Trái tim ta tơi tả, thảm thương
    Tam thu tận tụy tình trường
    Tỉnh thời tự thấy tang thương tuôn trào ....
    Trái tim ta trót trao Thu Thủy
    Tình tan tành, thấy tủi thân ta
    Tình, tiền tan tựa trăng tà
    Trách Trời táo tợn trêu ta tận tình
    Thôi trót thế thất tình tức tưởi
    Ta trốn trần, tìm tới thiền tu
    Tội tình tích trữ thiên thu
    Tạm thời ta trả từ từ thế thôi ....
    Truyện tình ta thế thời tận tuyệt
    Tựa truyện tình tiểu thuyết tầm thường
    Thực tình thì thật thảm thương
    Thở than tự thán tình trường thiên thu .....

    __nguồn google__

      bởi Huỳnh Hiền 14/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Thuyết minh về thể thơ lục bát

     

    Thơ lục bát là một thể thơ cách luật cổ điển thuần túy việt nam.Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gồm hai câu sáu tiếng và tám tiếng ,số câu không hạn định.Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng, và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần, tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứsáu của câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau, như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6 8 ,lại có cả vần lưng trong câu tám:Thành tây có cảnh Bích CâuCỏ hoa họp lại một bầu xinh saoĐua chen thu cúc xuân đàolựu phun lửa hạ , mai chào gió đông(Bích Câu kì ngộ)Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu ,thứ tám phải là bằng,nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi caoTrong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thay đổi chút ít,trước hết là số chữ có thể tăng thêm , và vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo:tiền bạc ông lĩnh không biết bao cơông làm quan giữa huyện dân có ăn nhờ chi ôngVề phối thanh, tiếng thứ hai có thể là thanh trắc,nhất là ở câu sáu có tiều đối:dù mặt lạ , đã lòng quen(bích câu kì ngộ)Ngoài ra có thể gieo vần trắc, hệ thống bằng trắc trong tổ hợp hai câu sáu tám, do đó cũng thay đổi:tò cò mà nuôi con nhệnngày sau nó lớn nó quện nhau đivần lưng có thể ở tiếng thứ hai,nhất là ở tiếng thứ tư, và lúc đó tiếng thứ tư đổi qua thanh bằng, và tiếng thứ sáu tiếp theo phải đổi sang thanh trắc:thằng tây mà cứ vẩn vơcó hổ này chờ chôn sống mày đây( tố hữu, phá đường)núi cao chi lắm ai ơinúi che mặt trời chẳng thấy người thươngthể thơ lục bát phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng việt,với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.

      bởi B Ming_ 14/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF