YOMEDIA
NONE

Thuyết minh về lối sống ảo

đề : thuyết minh về lối sống ảo

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Bạn tham khảo nhé:

    1. Mở bài

    - Giới thiệu về lối sống trong giới trẻ hiện nay từ đó dẫn dắt vấn đề về lối sống ảo. (có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp)

    Ví dụ:

    Mở bài 1:

    Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, game online cũng như các trang mạng xã hội khác. Và giới trẻ chính là bộ phận thích ứng nhanh nhạy nhất với sự phát triển này. Sự ảnh hưởng của internet đã tác động không nhỏ đến lối sống của thanh niên hiện nay. Họ phụ thuộc quá nhiều vào internet, mạng xã hội và không ít những bạn trẻ đã lựa chọn cho mình lối sống ảo. Vậy Lối sống ảo là gì? Và điều này có thực sự tốt?

    Mở bài 2:

    Lối sống ảo là gì và sống ảo có tác động như thế nào đến đời sống của chúng ta?

    Chúng ta vẫn thường nói ai đó “Sống ảo” nhưng thực tế bản thân lại không biết Sống ảo là gì, thế nào là Sống ảo. Điều này có vẻ hài hước nhưng lại là sự thật với không ít bạn trẻ - những bạn mà ít tiếp xúc với mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng. Vậy thực sự thì sống ảo là gì?

    2. Thân bài

    - Thế nào là sống ảo?

    Sống ảo là tính từ dùng để chỉ tính chất, phong cách sống hay cách thể hiện của một ai đó không đúng với hoàn cảnh ngoài đời. Họ thể hiện một cách quá đà, thái quá và thực sự là lố bịch… Sống ảo thường tồn tại trên mạng xã hội, Internet.

    - Sống ảo thể hiện như thế nào trên mạng xã hội, internet và những kết quả đem lại qua các sự thể hiện đó?

    => Nêu các hiện tượng, các cách thể hiện sự sống ảo trên mạng xã hội:

    · Hiện tượng cuồng like

    · Hiện tượng tự sướng

    · Hiện tượng khoe trá hình

    · Hiện tượng ảo tưởng sức mạnh ATSM

    Ví dụ:

    Hiện tượng cuồng like

    Trước đây, giới trẻ Việt Nam đã quá quen thuộc với những cái tên như Yahoo, Blog, và sau đó là những trang mạng xã hội như Skype, Twitter, Zalo, MySpace… Nhưng phải đến khi Facebook ra đời, nó mới tạo ra được một cơn “sốt” mạnh mẽ như vậy đối với giới trẻ, nếu như không muốn nói hiện tại nó đã trở thành một “trào lưu”, ngốn nhiều thời gian nhất của giới trẻ.

    Nút "Like” là một trong những tính năng đặc biệt của Facebook giúp người dùng thể hiện sự hưởng ứng, đồng tình, đồng cảm của mình đối với mỗi cập nhật trạng thái của bạn bè. Sẽ chẳng có gì để nói nếu như nút Like trên Facebook không tiện quá. Chính vì nó tiện quá nên thành ra người ta cứ dùng nó một cách tùy tiện. Thế nên mới phát sinh ra một cơn nghiện mang tên “cuồng like”.

    Nhiều lần đọc status của cô em họ, chỉ đơn giản là một câu như “Chúc cả nhà ngủ ngon!’, “Hôm nay được đi chơi!” hay đại loại là mấy câu cảm thán gì gì đó, vậy mà cũng có đến vài trăm lượt like. Ừ thì nghĩ rằng, con bé xinh xắn, lại có nhiều bạn bè, nên được nhiều like cũng là chuyện dễ hiểu.

    Nhưng lại một lần nữa, thấy nó đăng ảnh ốm nằm viện, nhìn mặt có vẻ xanh xao, tiều tụy lắm. Vẫn thấy hàng trăm người like, cơ mà lạ một điều, người like thì nhiều mà người người hỏi thăm, chia sẻ thì ít. Đến đây thì thấy khó hiểu thật, không hiểu người ta like nhiệt tình như vậy để làm gì, khi mà một lời hỏi thăm dành cho bạn bè đang nằm viện cũng không có.

    Rồi còn phải kể đến nhiều trường hợp dùng nút like với mục đích cao cả là… làm từ thiện, giúp đỡ trẻ em nghèo, bệnh nhân ung thư, nạn nhân chất độc màu da cam… Nói chung là bất kể vấn đề gì cũng có thể mang ra để “câu” like.

    Nút like mang sức mạng ghê gớm như thế, nên mới có chuyện, có người ngồi hàng giờ lướt face, chả để làm gì, chỉ kéo từ trên xuống dưới và like, thậm chí có những status dài quá, chẳng kịp đọc hết, chỉ kịp ấn nút like. Và cũng chẳng thiếu những trường hợp các cô nàng, post một cái ảnh tự sướng lên mà quên cả ăn để xem có bao nhiêu like, bao nhiêu người comment.

    Hiện tượng tự sướng

    Selfie - chụp hình tự sướng từ lâu đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ, nhất là đối với các cô nàng. Đặc biệt là với ứng dụng Photoshop và Camera 360 cho phép người dùng chỉnh sửa ảnh từ làn da, khuôn mặt cho đến vóc dáng, khiến càng nhiều người “tự tin” khoe hình ảnh cá nhân của mình lên các trang mạng xã hội. Nhưng nhiều khi, sự thật bên ngoài lại không hề “lung linh” như trong ảnh. Thế nên mới xảy ra nhiều câu chuyện “dở khóc dở cười” xung quanh căn bệnh “tự sướng”. Sự thật là có nhiều cặp đôi tản tỉnh và yêu nhau qua mạng dù chưa một lần gặp mặt. Nhìn trong ảnh thì thấy nàng cũng xinh xắn, đáng yêu, chàng cũng đẹp trai, cao ráo, phong độ. Nhưng đến khi gặp mặt ngoài đời thật, không ít người phải “sốc”, thậm chí là “hoảng hốt” trước nhan sắc người tình qua mạng của mình.

    Bên cạnh đó, cũng cần phải kể đến căn bệnh của một bộ phận giới trẻ - chụp ảnh tự sướng ở mọi lúc mọi nơi. Gần đây cư dân mạng đang truyền tay nhau một đoạn clip ngắn về một cô nàng, bất cứ lúc nào và gặp bất cứ chuyện gì cũng có thể chụp ảnh để đăng lên mạng khoe với bạn bè.

    Hiện tượng khoe “trá hình”

    Giới trẻ ngày nay năng động, đầy nhiệt huyết, trẻ trung và luôn muốn chứng tỏ bản than mình qua hình thức bên ngoài. Và với cơn lốc mạng xã hội bùng nổ như hiện nay, việc chứng tỏ mình trên mạng cũng là một thú vui tao nhã của một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay. Tất cả mọi cảm xúc, hoạt động, diễn biến tâm trạng vui buồn, phẫn nộ, tức giận đều được phơi bày một cách công khai trên các trang mạng xã hội.

    Có bạn khoe nhan sắc, có người khoe tiền của, có người khoe những bữa ăn, chuyến du lịch nước ngoài hay những món đồ đắt tiền…Và cũng không ít những bạn trẻ lợi dụng sự công khai đó để khoe mẽ “trá hình”, tự đánh bóng bản thân. Bên cạnh những tấm hình khỏa than táo bạo là những dòng trạng thái khoe khoang sự giàu có, ăn chơi xa hoa, đi du lịch, ăn uống không đúng với sự thật thậm chí còn ngược lại.

    Hiện tượng Ảo tưởng sức mạnh “ATSM”

    Đi cùng với Sống ảo thường kèm theo bệnh ảo tưởng sức mạnh ATSM. Đã có rất nhiều thanh niên ATST về bản thân. Họ thường coi bản thân là trọng tâm, coi mình hơn hết thảy mọi người, và nghĩ rằng mình có thể làm được mọi việc. Những suy nghĩ thái quá và thể hiện quá đà này sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy xấu có thể đem lại những thất bại nghề nghiệp, trong gặp rắc rối trong các mối quan hệ ngoài đời thực như mâu thuẫn với bố mẹ, anh chị em trong gia đình, gây gổ với bạn bè đồng nghiệp … Và thực tế, đã có không ít nhưng bạn trẻ do Ảo tưởng sức mạnh bản thân mà thể hiện quá đà, thái quá, lố bịch trên mạng xã hội thậm chí là cả ngoài đời đã đánh mất những giá trị thực mà mình đáng ra đã có thể đạt được.

    3. Kết bài

    - Kết bài cần khẳng định lối sống ảo không phải là một hiện tượng tốt. Con người cần phải có cái nhìn khách quan về hiện tượng này và đừng tự biến mình thành một kẻ sống ảo ngay giữa cuộc sống thực.

    Ví dụ:

    Thực trạng Sống ảo hiện nay không chỉ có “Trẻ trâu” mà ngay cả một bộ phận người lớn cũng đã và đang nhanh chóng hòa mình vào nó khiến cho bạn bè, người thân và đồng nghiệp mất dần thiện cảm, xa lánh rồi ghét bỏ. Ngoài ra “Căn bệnh mãn tính” này còn có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác không thể miễn dịch nổi. Mà nặng nhất là căn bệnh vô cảm.Vậy nên, đừng tự biến mình thành một một kẻ sống ảo ngay giữa cuộc sống thực này.​

      bởi nguyễn thị hiền 12/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày xưa, con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện, …Nhưng ngày nay, khi nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, thì những bức thư chờ đợi đó được thay thế bằng những cú click những dòng enter của phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng cũng vì quá lạm dụng bởi tốc độ nhanh chóng đó, sự tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay tự tập cho mình một lối sống không lành mạnh- sống ảo.
     

    Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?

     

    Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mờ hồ, không tồn tại trong cuộc sống. Sống ảo khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và  bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới. Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter…và vô số trang mạng xã hội khác nữa. Việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức. Hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những nguwoif xa lạ. Nhưng! Những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ. Một thế giới ảo, tạo cho bạn một viễn tưởng về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà, những hình ảnh tuyệt đẹp, và có vô số vô số những người bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Và vì thế, nhiều hệ lụy đã xảy ra, vì muốn được tung hô, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước đã tiến thân, đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý của mọi người, hay sử dụng những lời nói không văn mình nhằm thể hiện bản lĩnh của mình. Những anh hùng bàn phím được ra đời từ đây. Những người đó đã gây ra không ít những mâu thuẩn, những thông tin sai lệch cho mọi người, Hệ lụy cao hơn, đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác, mang một lối sống lệch lạc, tinh thần không ổn định, khiến không ít người đi theo vết xe đổ này. Việc giao lưu, kết bạn trên mạng đã xuất hiện nhiều tình yêu online. Đây không hẳn là tình trạng xấu, điều sai, nhưng nó cũng gây ra nhiều trường hợp không tốt, như dễ bị lợi dụng, lừa lọc, và trở thành mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu. Kết quả để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lương trước 

    Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn. Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hường đúng và hợp lý. Đừng sống ảo.

    Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.

    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF