YOMEDIA
NONE

Thuyết minh về con trâu có sử dụng biện pháp đóng vai

Đề bài : Thuyết minh về con trâu có sử dụng biện pháp đóng vai .

Có thể giúp mình được hông ><

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Bài làm:

    “Trâu ơi ta bảo trâu này

    Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”

    Vâng, chúng tôi chính là những anh trâu, chị trâu bước ra từ những câu ca dao trên. Không biết từ bao giờ mà người nông dân đã quí và gọi loài trâu chúng tôi một cách tha thiết, trìu mến đến như thế. Hình ảnh của những chú trâu như tôi đây đã trở nên quen thuộc với xóm làng, quê hương người Việt từ bao đời nay.

    Chúng tôi là động vật thuộc họ nhà Bò, là lớp thú có vú và là một loài gia súc có ích. Chúng tôi được người nông dân nâng niu, chăm sóc bởi chính đặc điểm “trời cho” của loài trâu chúng tôi. Đó là một thân hình lực lưỡng, bốn chân chắc chắn như bốn cái cột nhà nhỏ, vai u những bắp thịt bởi trời sinh ra chúng tôi là để kéo cày đó các bạn. Ngoài kéo cày, chúng tôi có thể kéo xe, kéo gỗ giúp con người…Thân hình chúng tôi vạm vỡ, nặng chừng 350 – 700 ki lô gam. Bao toàn cơ thể chúng tôi là một bộ lông màu xám hoặc xám đen, cũng có khi màu trắng, dù có mọc dày đến mấy thì chiếc áo choàng lông của chúng tôi cũng vẫn bị mai một đi bởi thời gian và sự cọ xát rất phong trần vì công việc trên đồng ruộng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ của chúng tôi là một làn da căng bóng mỡ. Phía sau thân hình tôi là cái duôi ngoe nguẩy theo nhịp bước chân, thỉnh thoảng chúng tôi lại dùng cái đuôi này quất mạnh vào lưng để xua ruồi, đuổi muỗi. Người nông dân có thể nhận biết sự lành, dữ ở loài trâu chúng tôi một phần nhờ vào đặc điểm của đôi sừng trên đầu chúng tôi. Đôi sừng cũng góp phần làm đẹp cho họ hàng nhà trâu chúng tôi đấy, mỗi chúng tôi đều có một đôi sừng dài, uốn cong như hình lưỡi liềm trên đỉnh đầu, giúp chúng tôi làm dáng và chống lại kẻ thù. Chúng tôi có đôi mắt to, long lanh như những viên bi chai, có khi hiền từ nhưng cũng có khi hung dữ, cần sự thuần phục của con người. Đến 3 tuổi, chúng tôi có thể đẻ lứa đầu, một đời trâu cái chúng tôi có thể cho 5 đến 6 nghé con. Nghé sơ sinh nặng 22 đến 25 ki lô gam.

    Bước chân đến mỗi cánh đồng hay thôn xóm, làng bản Việt Nam, bạn sẽ thấy chúng tôi hiện ra thật thân thuộc như một dấu ấn báo hiệu xứ sở quê hương. Vào những ngày nông nhàn tháng 3 hay tháng 8, giữa biển lúa xanh rờn, trên cánh đồng quê, bạn sẽ thấy từng đàn trâu chúng tôi tung tăng gặm cỏ, thỉnh thoảng còn ngóng đầu ngơ ngác lắng nghe tiếng sao du dương của các chú bé chăn trâu.

    “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

    Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.”

    Chúng tôi gắn bó thân thiết với người nông dân tần tảo sớm khuya như thế đấy. Dù là giữa buổi trưa hè mồ hôi thánh thót hay trong cái rét buốt xương thì chúng tôi vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc cùng người nông dân để làm ra hạt lúa, hạt gạo. Không chỉ giúp người nông dân kéo cày, chúng tôi còn có thể kéo xe, kéo gỗ. Khả năng kéo xe của chúng tôi rất tốt. Ở đường đất tốt, chúng tôi có thể kéo với tải trọng 700 – 800 kilôgam và trên đường nhựa với bánh xe hơi có thể kéo trên một tấn. Ở đường đồi núi, khi cần kéo gỗ về xuôi ai có thể thay thế được chúng tôi? Chính vì thế người nông dân vẫn coi chúng tôi là “đầu cơ nghiệp” của họ.

    Đến mỗi làng quê Việt, bạn cũng có thể được thưởng thức món thịt trâu xào sả ớt hay nấu với lá lốt, lá trưng. Thịt trâu chúng tôi có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc sản đấy! Chúng tôi cũng có thể cung cấp sữa cho con người. Mỗi con trâu chúng tôi có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt Da trâu chúng tôi tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép, túi xách như một số loài da khác vì đặc điểm da chúng tôi cứng nhưng có thể làm mặt trống, những chiếc trống gắn bó thân thiết với học sinh, với nhà trường và các lễ hội.

    Ừ, mà nói đến lễ hội các bạn có biết đến câu ca dao:

    “Dù ai đi đâu về đâu

    Nhớ ngày lễ hội chọi trâu mà về.”

    Là câu ca nói đến lễ hội “Chọi trâu Đồ Sơn” đấy các bạn ạ. Trong những khoảng khắc đó, chúng tôi tự hào trở thành niềm vui và vật thiêng của con người dâng lên tổ tiên.

    Như vậy, chúng tôi không chỉ gắn bó với người nông dân trên đồng ruộng mà còn gắn bó với họ trong đời sống tinh thần của họ. Đã từ lâu, chúng tôi bước vào ca dao, dân ca gần gũi, thân thiết với người nông dân như các bạn đã thấy đó. Chúng tôi còn bước vào tranh dân gian Đông Hồ cùng với hình ảnh của những chú bé để tóc ba chỏm thổi sáo trên lưng. Tuổi thơ nông thôn Việt Nam từ bao đời nay đã thân thuộc với chúng tôi như những người bạn.

    “Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường,

    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.

    Ai bảo chăn trâu là khổ

    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”

    Cứ như thế chúng tôi đi vào thơ ca, nhạc họa và đặc biệt các bạn có biết không, chúng tôi đã trở thành linh vật của Seagame 22 tổ chức tại Việt Nam. Hình ảnh những chú Trâu vàng chúng tôi đã được cả thế giới biết đến với biết bao tự hào đấy các bạn ạ.

    Biết bao thế kỉ đã trôi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì loài trâu chúng tôi cũng đã trở thành báu vật của người nông dân và trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên những cánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quen thuộc của chúng tôi hiện diện.

    Ngày nay, khoa học kĩ thuật đã phát triển vượt bậc, máy cày, máy kéo trở nên quen thụôc trên mỗi cánh đồng, làng quê và chắc các bạn sẽ ít gặp lại hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Nhưng chúng tôi vẫn tin tưởng rằng tình cảm của những người nông dân đối với chúng tôi cũng không vì thế mà thay đổi và chúng tôi vẫn luôn có ích cho họ.

    p/s:Mạng

      bởi Hoàng Kim 17/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân:

    "Trâu ơi ta bảo trâu này

    Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

    Cấy cày vốn nghiệp nông gia

    Ta đây trâu đấy ai mà quản công..."

    Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổ tiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm, hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Khoảng 5- 6 ngàn năm trước, trâu đã thuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ đã biết săn bắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy.

    Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen với lớp lông mao bao phủ toàn thân. Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áo choàng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng bóng mỡ. Trâu có một cái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi và muỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nó giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nông dân có thể nhận biết sự lành, dữ ở loài trâu một phần nhờ đôi sừng trên đầu. Trâu có đôi sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻ thù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là không có hàm răng trên, có thể vì vậy mà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểu ngủ rất đặc biệt. Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ.

    Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con. Trâu nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vũ. Trâu con gọi là nghé, nghé sơ sinh nặng khoảng 22-25kg. Khi mới sinh ra khoảng vài giờ đến một ngày, nghé có thể đứng thẳng, vài hôm sau có thể mở mắt, đi lại theo mẹ. Nghé lớn rất nhanh, nghé chưa có sừng, lớn lên sừng mới nhú dần ra nhưng các bộ phận bên ngoài chắc khác gì mẹ trâu.

    Trâu là một động vật rất có ích, là người bạn của nông dân,"Con trâu đi trước, cái cày đi sau". Ngày xưa không có máy cày, trâu phải làm việc nặng nhọc, Trên con đường làng sáng tinh mơ hay giữa trưa hè nắng lửa, trâu vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc cùng với người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo. Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng hoa màu, mà còn là gia sản của người nông dân.Chẳng phải các cụ ta đã nói: "Con trâu là đầu cơ nghiệp" đó sao? Thật vậy, trâu có tầm quan trọng không nhỏ trong đời sống người nông dân. Điều đó cũng đã đi vào văn học dân gian với những câu ca dao quen thuộc:

    "Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà

    Trong ba việc ấy thật là khó thay".

    Đến mỗi làng quê Việt, bạn cũng có thể được thưởng thức món thịt trâu xào sả ớt hay nấu với lá lốt, lá trưng. Thịt trâu có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc sản đấy! Trâu cũng có thể cung cấp sữa cho con người. Mỗi con trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt. Da trâu tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép, túi xách như một số loài da khác vì đặc điểm da trâu cứng nhưng có thể làm mặt trống. Những chiếc trống gắn bó thân thiết với học sinh, với nhà trường và các lễ hội. Sừng trâu cũng có thể làm tù và, đồ thủ công mĩ nghệ. Phân trâu là phân bón rất tốt.

    Không chỉ gắn bó với người nông dân, trâu còn góp phần tạo nên những kỉ niệm đẹp tuổi thơ ở khắp mọi vùng quê đất Việt. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu. Nhà thơ Giang Nam trong bài "Quê hương" đã là người trong cuộc để nói với lũ trẻ chăn trâu:

    "Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường,

    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.

    Ai bảo chăn trâu là khổ

    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao."

    Trong lúc các chú trâu thong thả gặm cỏ hay đầm mình trong dòng mương mát rượi, thì lũ trẻ bày trò chơi trận giả. Cũng có lúc ta gặp cảnh thật yên bình, yên ả: Các cậu bé, cô bé chăn trâu nằm nghỉ ngơi trên lưng trâu ngắm cảnh diều sáo vi vu trên bầu trời. Hình ảnh tuyệt vời của trẻ thơ chăn trâu được các nghệ nhân đưa vào tranh Đông Hồ. Nhìn tranh, ta lại nhớ câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tông trong "Thiên trường vãn vọng": "Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết". Và cũng có thể, trên cánh đồng lúa, ta còn bắt gặp những em bé nông thôn vừa chăn trâu, vừa học bài. Thời thơ ấu ở làng quê thật đẹp biết bao!

    Ngày nay, khi nông thôn đổi mới, máy móc nhiều cũng là lúc trâu được nghỉ ngơi. Còn nhớ những ngày người nông dân phải kéo cày thay trâu thì mới thấy cái giá trị khi có trâu. Trâu đã là biểu tượng của SEA Games 22 Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng "trâu vàng" mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên là sự tôn vinh trâu Việt Nam, tôn vinh người nông dân lao động. Trâu còn là một vật linh thiêng vì nó là một trong mười hai con giáp. Cứ mỗi năm vào mùa hè ở Đồ Sơn lại tổ chức hội chọi trâu để tìm con trâu khỏe nhất. Và trong chúng ta rất ít người biết về sự tích sông Kim Ngưu...

    Biết bao thế kỉ đã trôi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì loài trâu cũng đã trở thành báu vật của người nông dân. Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên những cánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quen thuộc của con trâu hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là ta đã giữ gìn một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt.

      bởi Anh Pham 21/01/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Tôi, một loaì động vật mà không một người nông dân nào chưa gắn bó với tôi và ngay cả các cô nhóc , cậu nhóc bé tỉ ở làng quê cũng đã từng bít tới tôi như một người bạn thân. Vậy các bạn biết tôi là ai không ? Tôi chính là "con trâu" 
    Chúng tôi thuộc họ nhà Bò (Bovidae), phân bộ nhai lại (Ruminantia), nhóm sừng rỗng(Cavicornes), bộ Guốc chẵn(Actiodactyla), lớp thú có vú(Mammalia). Và tiền thân của chúng tôi là trâu rừng thuần hóa ,với cặp lông mày xám đen, thân hình chắc khỏe vạm vỡ, thấp , ngắn, bụng to, bầu vú nhỏ,nặng từ 350-700kg, sừng hình lưỡi liềm của chúng tôi. Dần, hình ảnh chăm chỉ làm việc trên những cánh đồng cò bay thẳng cánh đã trở nên quen thuộc với mọi người dân Việt Nam . Chính vì có ích cho mọi nhà nông, chúng tôi đã duy trì nòi giống bằng cách đẻ ra các chú nghé con, từ 5-6 con trong 1 lứa , 1 chú nghé bình thường nặng từ 22-25kg. Chúng lớn lên và tiếp tục phục vụ đời sống cho nhà nông. 
    Chúng tôi gắn bó với người nông dân suốt quãng đời của mình. Từ lúc sinh ra cho tới lúc trưởng thành, hắng ngày chúng tôi được người nông dẫn ra ruộng để kéo cày, làm đất tơi xốp để gieo giống. Và rồi, không bíêt tự bao giờ hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã thành hình ảnh gần gũi với đời sống nông dân. 
    Không chỉ có một vị trí to lớn trong nông nghiệp mà chúng tôi cón là vật cổ vũ tinh thần cho nhà nông . Như trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng ,mỗi một làng sẽ đem một con trâu ra thi đấu để chọn lọc được con trâu mạnh khỏe nhất, thuần túy nhất nhờ vào kết quả của cuộc thi người thắng cuôc là ai . Khi đã được chọn lọc kĩ lưỡng, họ sẽ đem người thắng cuộc ấy làm vật tế dâng lên thần linh để thần linh ban phúc cho mùa màng thu được nhiều lợi nhuận. Và lễ họi chọi trâu này đã rất được hoan nghênh nên nhân gian đã lưu truyền một câu ca dao cổ : 
    "Dù ai buôn đâu bán đâu 
    Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về 
    Dù ai buôn bán trăm nghề 
    Mùng chín tháng tám thì về chọi trâu" 
    Và ngoài ra, còn có một lễ hội đó là lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên .Lể hội này sẽ được dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 m. Chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật...Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cũng liên hoan. Nhắm mục đích cho dân làng được ăn mừng sau 1 vụ mùa thành công vất vả. 
    Không chỉ gắn bó với những người nông dân, chúng tôi còn là người bạn thân của các cô nhóc cậu nhóc.Trời bắt đầu đổi màu , thì hình ảnh chú bé ngồi trên lưng trâu đọc sách, thả diều, hay dẫn trâu đi ăn cỏ đã quá quen thuộc với mọi người. Hay trong không khí yên lặng của buổi hoàng hôn, lại có tiếng sáo du dương của chú mục đổng ngồi trên lưng trâu đã tạo nên một cảnh đẹp nên thơ của làng quê Việt Nam. 
    Là một con vật, nhưng chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống con người thì còn gì bắng nữa phải không . Và vì điều đó, chúng tôi rất tự hào về bản thân. Và nếu chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp thì các bạn cũng có thể, hãy làm cho cuôc sống có thêm vô số điều tốt đep.

     

     

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 21/01/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF