YOMEDIA
NONE

Thuyết minh về 1 loài cây em yêu

hãy thuyết minh và 1 loài cây em yêu - khuyến khích ko lấy mạng

thank - please!~ helpme

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (5)

  • I. Mở bài: giới thiệu loài cây em yêu
    Tôi lớn lên bên rặng tre già của làng, chính vì thế mà tôi rất yêu lũy tre làng. Tre đem lại cho tôi một cảm giác thân thương và quen thuộc. có lẽ, tre là cây mà tôi yêu nhất.

    II. Thân bài: thuyết mình về cây tre
    1. Nguồn gốc cây tre:

    - Cây tre đã có từ lâu đời, gắng với truyền thống lịch sử xa xưa của dân tộc
    - Tre mọc khắp đất nước Việt Nam từ miền núi đến đồng bằng.
    - Không ai biết tre có tự bao giờ
    2. Phân loại tre:
    - tre Đồng Nai
    - nứa
    - mai
    - vầu Việt Bắc
    - trúc Lam Sơn
    - tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên
    - lũy tre thân thuộc đầu làng
    3. đặc điểm của tre:
    - tre có thể sống trên mọi loại đất
    - ban đầu, tre là một búp măng nhỏ rồi lớn dần thành tre
    - thân tre thẳng, dài và gầy guộc, thân tre rỗng ở ruột, các nhánh tre có gai nhọn
    - lá tre mỏng màu xanh
    - rễ tre là rễ chum
    - cả đời tre chỉ ra hoa một lần và khi ra hoa là tre sẽ chết đi
    4. tác dụng của tre:
    a. Trong lao động:
    - Tre giúp ích cho người nông dân trong việc tạo ra công cụ lao động: cuốc, rìu,…
    - Làm công cụ sản xuất cho con người.
    b. Trong sinh hoạt:
    - lũy tre là nơi trú mát của người nông dân khi đi làm mệt mỏi, là nơi lũ trẻ chjay nhảy nuô đùa, là nơi trai agis hẹn hò,….
    - Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.
    - Tre gắn bó với con người qua bao đời:
    + thời xưa, tre được sử dụng làm nhà, vách tường khi chưa có gạch đá như bây giờ
    + Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…
    + Tre gắn với niềm vui nho nhỏ tuổi già: điếu cày tre.
    + Tre làm ra các trò chơi tư tre như: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…
    c. Trong chiến đấu:
    - Tre là đồng chí, găn bó với chiến sĩ ta như: giáo, mác, chông,….
    - Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
    - Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
    - Tre hi sinh để bảo vệ con người

    III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về loài cây em yêu
    - E rất thích cây tre
    - Tre gắn bó với bao thế hệ con người Việt.

      bởi Nguyễn tùng chi 09/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Dừa (Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.
    Nguồn gốc và canh tác

    Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.

    Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.

    Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.

    Quả dừa

    Quả dừa đang chín trên câyVề mặt thực vật học, dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt.

    Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi nó là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà có tên gọi khoa học của dừa. Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột.

    Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn. Khi đó nếu uống nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút.

    Vị trí gân chính

    Dừa được bổ đôi đúng cáchĐể lấy nước của quả dừa cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.). Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước. Do quả dừa có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ quả dừa bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa. Trên quả dừa đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất - như chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc)lắm gọi là cái rựa để bổ dừa.

    Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi ... phá hoại. Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thế quả sẽ ít bị hư hại khi rụng. Có một vài trường hợp quả dừa rụng đột ngột và có thể gây thương vong cho người. Đây là chủ đề của bài báo ấn hành năm 1984 và đã được trao giải Ig Nobel năm 2001. Số lượng tử vong do dừa rơi được dùng để so sánh với số lượng các vụ tấn công của cá mập, với kết quả đưa ra là người ta bị chết do dừa rụng nhiều hơn là do bị cá mập tấn công. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ nào cho thấy người ta bị tử vong theo kiểu này. [1] Tuy nhiên, William Wyatt Gill, một nhà truyền giáo của Hiệp hội truyền giáo London (LMS) tới Mangaia đã ghi lại một chuyện trong đó Kaiara, người thiếp yêu của vua Tetui, đã bị chết do một quả dừa non bị rụng. Cây "tội phạm" này đã bị chặt bỏ ngay lập tức. Điều này xảy ra vào khoảng năm 1777, cùng thời gian viếng thăm của thuyền trưởng Cook.


    Hoa dừaTại một số khu vực trên thế giới, những con khỉ đã huấn luyện được dùng vào việc hái dừa. Các trường huấn luyện khỉ vẫn tồn tại ở miền nam Thái Lan. Các cuộc thi được tổ chức hàng năm để tìm ra con khỉ hái dừa nhanh nhất.

    Tại Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh danh là "xứ dừa". Cây dừa đã trở thành biếu tượng tại đây.

    BÀi 2

    Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre…”

    Câu hát ngân nga mang đậm hồn quê gợi nhớ về vùng đất Bến Tre, quê hương của đồng khởi. Nhắc đến Bến Tre, người ta liên tưởng đến một vùng quê thanh bình với cây lành trái ngọt. Đặc biệt, có một loài cây gắn bó quanh năm, gắn bó cả cuộc đời với người dân Bến Tre – cây dừa.

    Đi khắp Bến Tre, nơi đâu ta cũng gặp bóng râm của những hàng dừa mát rượi. Hầu như nhà nào cũng trồng dừa. Cây dừa biểu tưởng của cây trái ở Bến Tre cũng như cây chè của Bảo Lộc, Thái Nguyên, cây cà phê ở Buôn Mê Thuộc hay cây cọ ở vùng quê sông Thao.

    Khác với cây dừa ở các tỉnh khác được mọc ở vùng đồng bằng, dọc bờ biến hay ven những triền cát trắng, cây dừa Bến Tre mọc dài trên ba cù lao lớn, cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Vì vậy, cây dừa Bến Tre quanh năm được phù sa của các nhánh sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên bồi đắp nên lúc nào cũng xanh tươi đầy sức sống.

    Cây dừa Bến Tre có rất nhiều chủng loại. Dừa ta hay còn gọi là dừa bị trái to, cơm dày, dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt và thanh, dừa lửa có vỏ bên ngoài vàng cháy, dừa dâu trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu. Ngoài ra còn có một số loại khác như: dừa Tam Quan, dừa cỏ, dừa dứa, dừa nhiếm, dưa éo… riêng dừa sáp chỉ mọc được ở Trà Vinh và trở thành đặc sản của vùng đất này.

    Có lẽ trong tất cả các loại cây trái ở Việt Nam, cây dừa là một loại cây cống hiến cả cuộc đời mình cho con người. Khôntg một chi tiết nào trên thân dừa lại không có chỗ dùng. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sống lá dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng.

    Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn đoc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa ( còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.

    Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.

    Hiện nay, các mặt hàng làm từ cây dừa không chỉ phát triển trong nước mà còn được mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Kẹo dừa Bến Tre được xuất khẩu nhiều nhất qua trung Quốc.

    Đi về Bến Tre, chỉ cần qua khỏi phà Rạch Miễu ta sẽ đi giữa bạt ngàn màu xanh của dừa. Những buổi trưa oi bức, chỉ cần mắc võng học bài dưới gốc dừa, bên cạnh bờ ao, hoặc đưa mắt nhìn bầu trời xanh đung đưa qua kẽ lá, nghe tiếng cá nhảy, đớp mồi dưới ao chúng ta bỗng thấy cuộc đời đẹp biết bao. Cuộc sống của người dân Bến Tre gắn liền với cây dưà từ bao đời nay. Ngôi nhà của họ cũng ẩn hiện dưới bóng râm mát rượi của hàng dừa, lúc khát nước uống trái dừa ngọt lịm … Không biết đã có bao nhà thơ đã dệt nên những vần thơ đẹp về cây dừa ở Bến Tre. Trong đó bài thơ của nhà thơ Kiên Giang làm em thích thú nhất:

    “ Khi yêu yêu lắm dừa ơi
    Cả trời cả đất cả người Bến Tre
    Bóng dừa râm mát lối quê
    Người ơi! Tôi tưởng lối về cung tiên…”

    Trong tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn. Nhưng những giá trị tinh thần vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với ngưồi dân Bến Tre như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các con sông để ngày bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.

      bởi Nhi Chun 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mùa xuân, cây gạo cổ thụ bên bờ hồ nở hoa đỏ rực. Hoa phủ kín các nhánh cành, tươi tắn, lung linh như được nhìn qua làn nước trong vắt.

     

     

    Từ rất xa, bé đã trông thấy cây gạo. Bé hớn hở chạy lại. Đứng dưới gốc, bé ngửa cố ngước nhìn lên. Mấy bông trên cao tít chợt buông mình rơi xuống, xoay tròn trong gió. Tiếng bé cười giòn tan. Bé nhặt những bông hoa còn nguyên vẹn, ôm trước ngực. Nhìn gần, hoa càng đẹp. Một màu vàng chìm lẫn trong sắc đỏ làm cho năm cánh hoa như bừng sáng thêm lên, màu hoa trong hơn. Bé ngước nhìn vòm hoa lần nữa, miệng thốt reo khe khẽ:

    – Hoa đẹp quá! Màu đỏ tươi quá! Ước gì lúc nào bé cũng thấy hoa rực rỡ thế này!

    Cây gạo cố thụ từ nãy vẫn đề ý đến bé. Tuy cao lớn ngang trời, cây vẫn nghe rõ lời ước ao của người bạn bé nhỏ. Cây gạo tự nhủ mình sẽ gắng sức chắt lọc từ đất những dòng nhựa tinh túy nhất để làm cho những bông hoa kia mãi mãi thắm tươi. Và ngay sau đó, cây gạo lại thả tiếp mấy bông hoa xuống cho bé. Đôi mắt bé sáng lên. Bé chạy vòng quanh cây gạo, miệng reo hò, cúi xuống nhặt tiếp. Quả nhiên, những bông hoa mới đỏ tươi hơn những bông bé nhặt trước đó.

    Thấy bé vui sướng, cây gạo hài lòng lắm. Những vòm hoa cứ bóng lên mãi, rực rỡ. Nhưng rồi cây gạo chợt nghĩ: “Hoa nở có thì. Mùa xuân qua đi, làm sao hoa mình tươi thắm mãi. Phải làm thế nào cho sắc đỏ được lưu truyền cả bốn mùa, để ánh mắt tin cậy của cô bé luôn trong trẻo?”.

    Nghĩ được một kế hay, cây gạo cười rung vòm cáy. Lời cây gạo truyền đi trong gió:

    – Hơ.. hơ… hơ… hơ… hơ. Hời muôn loài cây bè bạn! Các ngươi có nghe thấy lời mong ước của cô bé tí hon kia đấy không?

    Cả rừng cây ven hồ xào xạc:

    – Có! Chúng tôi có nghe thấy! Vậy ý của cây gạo cổ thụ như thế nào? 

    Cây gạo nói, giọng thật trầm:

    – Hoa tôi nở suốt mùa xuân. Sang hè, tôi muốn màu đỏ ấy được chuyển sang cho một loài hoa khác. Rồi mùa thu về, loài hoa ấy lại chuvển tiếp sắc đỏ sang một loài hoa khác nữa… Cứ thế, quanh năm, màu đỏ vẫn tươi nguyên, luân chuyển từ hoa này sang hoa nọ, như một cuộc chạy tiếp sức không bao giờ ngừng nghỉ. Các bạn nghĩ thế nào?

    Rừng cây xôn xao:

    – Hay lắm! Hay lắm! Cây gạo cổ thụ nghĩ hay lắm! Tất cá chúng ta nên làm theo…

    Màu đỏ vẫn bập bùng cháy trên vòm cầy gạo gần suốt cả mùa xuân. Khi những bông hoa gạo bắt đầu thưa thớt, tiếng ve bắt đầu cất lên rụt rè; thì hàng cây phượng vĩ cũng bắt đầu nhận lấy sắc đỏ từ cây gạo chuyển sang, mỗi lúc một ào ạt.

    Một sớm mai ngủ dậy, vừa mở tung cánh cứa sổ, bé đã ngờ ngàng trước cả một chân trời rực rỡ sắc hoa phượng. Từng vòm, từng vòm hoa bồng bềnh trên mặt hồ. Bé biết cây gạo đã không phụ lòng mong mòi của bé, gửi sắc đỏ cho những cày phượng giữ hộ. 

    Rối mùa hạ đầy trời hoa phượng cũng dần qua đi. Mùa thu đến cùng với gió heo may và những thảm hoa son đó tươi nở bạt ngàn. Mặc cho nắng hanh khô cháy, cây hoa son vẫn giữ nguyên vẹn sắc đỏ của hoa gạo, hòa phượng truyền lại, làm bé rưng rưng cảm động.

    Cầm những bông hoa son trên tay, bé ngước nhìn ra xa. đã bắt đầu cò gió bấc tràn về. Mùa đông đang đến gần.

    Mùa đông với những cơn mưa rả rích, với những luồng gió tê buốt, với bầu trời lúc nào cùng âm u, thảng hoặc mới hoe hoe chút nắng. Trong công viên, hoa thưa thớt. Trên đường phố, cây côi trơ trụi, khẳng khiu. Những cây hoa son vẫn gắng nở những bông hoa đỏ tươi, ấm áp.

    Bé ủ kín trong bộ quần áo rét to bu xù. đau đáu nhìn những đốm đỏ nở rải rác đây đó rồi lại ngước nhìn lên khắp các vòm cây. Ước gì, giữa mùa đông tê cóng này, sắc đỏ của những hoa gạo, hoa phượng, hoa son vẫn cứ tươi thắm mãi. 

    Từ khi bắt đầu chớm rét, cây bàng đã nghĩ ngay đến những điều bé vừa nghĩ. Giá mà nó cũng nở được những bông hoa đó rực rỡ như thế kia. Nhưng thật khó! Hoa bàng đã nở hết để đem về cho bọn trẻ những trái vàng thơm vào mùa thu mát mẻ. Biết làm cách nào bây giờ? Đôi mắt bé vẫn nhìn đầy khao khát, chờ mong.

    Những ý nghĩ nung nấu làm cây bàng tràn trọc suốt đêm, vật vã trong gió lạnh. Không thể để cô bé xinh xắn kia thật vọng. Phải tìm mọi cách cho bé được vui. Một ý nghĩ chợt lóe sáng, làm cây bàng theo rạo rực. Cây bàng đã có cách.

    Mấy hôm liền trời mưa liên miên; không đứt. Bé không ra khói nhà. Các cửa lớn nhò cũng đóng im lìm, Chắn gió lùa. Khi trời vừa hửng, Bé ra mở cửa sổ. Thật kiìlạ! Bầu trời vẫn xám nặng sùng nước nhưng quanh hồ lại vô cùng rực rỡ. Những bông hoa gì màu đỏ, mà lại nhiều như thế kia? Bé chạy vào nhà, rối rít gọi các anh ch*****. Mọi người ùa đến vây quanh bé, bên cửa sổ. Nhiều tiếng reo: 

    – Lá bàng! Lá bàng đỏ tươi đẹp chưa kìa!

    Bé ngẩn ngơ, thi ra những cây bàng không muốn cuộc chạy tiếp sức của các loái hoa b***** đứt đoạn, đã tự đốt cháy thân mình để lưu truyền sắc đỏ.

    Nhận ra bé đang xúc động ngắm nhìn mình, từ rất xa, những cây bàng khẽ đung đưa, vẫy vẫy những chiếc lá đỏ tía lên chào bé.

    Cứ thế, cây bàng lặng thắp sáng suốt cả mùa đông. Rồi những chiêc lá thắm đỏ lại lần lượt rời cành. Đằng sau những thân bàng đen thẫm. Bé lai nhân ra thấp thoáng ánh đỏ của những bông hoa gạo đầu mùa..

    Bạn tham khảo  nhé, có j không hiểu thì hỏi mk nha!

      bởi Thu Thu 29/07/2019
    Like (3) Báo cáo sai phạm
  • Cây bưởi là một trong những cây ăn quả quen thuộc và có lợi ích rất lớn trong kinh tế với con người. Vì thế theo một lẽ tự nhiên cây bưởi trở nên gắn bó và được mọi người yêu thích.

    Bưởi có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, Đông Dương, Trung Quốc, Ấn Độ có tên khoa học là Citrus Grandis thuộc họ Cam quýt, ưa khí hậu nóng ẩm nên chỉ trồng được ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nóng. Các quần đảo Angti (thuộc vùng biển Caribê - Châu Mỹ) cũng có bưởi nhưng là bưởi chùm, tên khoa học là Citrus pradisi, còn gọi là bưởi Pômelô. Phương Tây ưa bưởi chùm ngược lại với phương đông chúng ta ưa bưởi ta vì mọng nước hơn.

    Cây bưởi thuộc loại cây thân nhỏ, sống đa niên, có thể sống hơn 30 năm tuỳ vào giống cây và chăm sóc. Bưởi là loài cây to, cao trung bình khoảng 3-4 m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Từ thân cây chia thành ba cành lớn, từ ba cành lớn chia thành nhiều cành, cành có gai dài, nhọn. Lá bưởi có gân hình mạng, phiến lá hình trứng, dài 10 -12 cm, rộng 5-6 cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to.

    Hoa bưởi rất đẹp. Hoa bưởi màu trắng ngà ngà, là loại hoa kép có năm cánh nở uốn cong bao quanh nhị vàng như màu nắng mùa thu. Hoa bưởi không mọc đơn lẻ mà mọc thành từng chùm với nhau. Mỗi chùm có khoảng sáu đến mười bông hoa. Hoa bưởi rất thơm. Mùi hương nhè nhẹ không gắt mà thoang thoảng trong gió rất dễ chịu.

    Quả bưởi hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tùy theo giống. Da bưởi trơn, bóng. Nhìn xa trông những quả bưởi lúc lỉu thích mắt. Hạt bưởi màu trắng, dẹt, rất có lợi trong nhiều bài thuốc tốt.

    Họ hàng nhà bưởi rất phong phú và đa dạng. Việt Nam là một trong những vùng nguồn gốc cây bưởi nên có rất nhiều giống bưởi, có nhiều giống bán hoang dại chua đắng, nhưng cũng có nhiều giống ngon như bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, bưởi Biên Hoà...

    Cây bưởi có rất nhiều lợi ích đối vời đời sống chúng ta. Hoa bưởi thơm thường được dùng để tết thành vòng hoa, ướp chè. Chè ướp hương hoa bưởi trở thành thức uống đặc sản dân giã của con người Việt Nam. Hoa bưởi cũng được dùng cùng vỏ bưởi để nấu thành nước gội đầu cho các bà các mẹ các chị vì không chỉ gội rất sạch mà còn rất thơm.

    Tháng Tám hàng năm là mùa bưởi chín. Những quả bưởi chín lúc lỉu được hái xuống mang lên thắp hương ngày Rằm. Những múi bưởi dưới bàn tay trang trí khéo léo được tạo thành những hình thù ngộ nghĩnh cho mâm hoa quả Trung Thu. Bởi vậy mùa thu nhắc tới gắn liền với cây bưởi.

    Ngoài ra bưởi còn được chế biến thành nhiều thức ăn tốt cho sức khoẻ như salad, chè bưởi, nước ép bưởi,… Những món ăn đó có chứa nhiều vitamin có lợi cho da và hệ tiêu hoá. Vì thế bưởi còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa các bệnh như đau bụng, ăn không tiêu, vàng da,…

    Những người dân trồng bưởi muốn thu được vụ mùa cao phải có những bí quyết riêng của mình. Họ cần chú ý đến những yếu tố sau : Giống cây phải chuẩn, kỹ thuật chăm sóc cây phải khéo léo, chính xác,…Ngoài ra để cây sinh trưởng và phát triển tốt còn phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên như : Đất ẩm, kết cấu xốp, khí hậu ôn hoà, nguồn nước cung cấp cho cây phải sạch, phân bón vừa đủ, đúng lúc…

    Cây bưởi có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống chúng ta. Nó là loại cây đa năng góp phần tăng nguồn vốn sinh hoạt cho người dân. Vì thế cây bưởi luôn được mọi người yêu quý và trân trọng.

      bởi văn độ 29/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Với mỗi chúng ta, chắc hẳn mỗi người học trò nào cũng có những kỷ niệm về mái trướng, thầy cô và bè bạn, với tôi kỷ niệm ấy gắn với cây bàng ở sân trường có lẽ không bao giờ tôi quên được hình ảnh về cây bàng này.

    Các bạn đã bao giờ tự hỏi về tổ tiên của loài bàng có từ đâu chưa? Tôi thì luôn thắc mắc và đi tìm câu trả lời. Theo như nghiên cứu của một số nhà khoa học bàng là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm Bầu. Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea. Đến nay, cây bàng ngày càng trở nên phổ biến với nhiều nơi. Ở Việt Nam cũng thế, bàng được trồng cũng khá nhiều và phổ biến.

    Bàng là loại cây thân gỗ, thường sống ở vùng nhiệt đới. Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng rất thích hợp cho bàng phát triển. Bàng được trồng ở khắp mọi nơi đặc biệt là ở các trường học.  Bàng là loài cây có thể mọc cao tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Thân cây to, sần sùi nứt nẻ vì trải qua bao phong ba bão táp phải đối mặt với nắng mưa, dãi dầu vì sương gió. Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng. Lá to, dài khoảng 15–25 cm và rộng 10–14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố. Lá bàng thay đổi theo các mùa trong năm. Nhìn vào lá bàng người ta có thể biết được đây là mùa nào. Rễ bàng ăn sâu xuống lòng đất hút chất dinh dưỡng để nuôi cây trưởng thành và phát triển. Nhiều người ít để ý đến hoa bàng, nhưng nó lại cũng rất đẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Cả hai loại hoa có đường kính khoảng 1 cm, có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa, chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Hoa bàng rụng và mọc thành quả. Quả thuộc loại quả hạch , khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt.

    Các bạn đã biết gì về tác dụng của cay bàng chưa. Hãy cùng tôi tìm hiểu về những tác dụng của nó nhé. Nhất là đối với những học sinh, bàng là loài cây che bóng mát cho cả sân trường, các bạn có thể trò chuyện, tâm sự ngồi nghỉ giải lao dưới bóng cây. Không những thế bàng còn như người bạn để chia sẻ niềm vui nỗi buồn, dù không biết nói nhưng cũng phần nào nguôi đi rất nhiều. Hay nó cũng là chốn nghỉ chân của các bác nông dân đi làm đồng về. Bàng được trồng trong khu vực nhiệt đới như là một loại cây cảnh hay để lấy bóng râm nhờ tán lá lớn và rậm. Quả ăn được và có vị hơi chua. Hạt bàng thì dùng làm nguyên liệu để chế biến thành mứt. Gỗ có màu đỏ, rắn chắc và chống thấm nước khá tốt. Lá bàng vào mùa hè còn dùng để quạt như quạt mo rất mát. Bàng còn có tác dụng dùng để chữa bệnh mà í tai biết đến. Vỏ thân cây bàng được sử dụng trong ngành y học cổ truyền. Người ta dùng các lá bàng làm thuốc chữa các bệnh liên quan đến gan,sốt, viêm loét thâm chí còn dùng để chữa một số bệnh ung thư. Không những thế bàng còn đi vào thơ ca nhạc họa một cách rất tự nhiên, bàng gắn với những kỉ niệm của tuổi học trò, những bài hát rất hay

    • ‘‘ Mùa đông áo đỏ
    • Mùa hạ áo xanh
    • Cây bàng khi mở hội
    • Là chim đến vây quanh…’’

    Cây bàng cứ thế trở thành loài cây gần gũi và gắn bó thân thiết với con người. Cây bàng mãi là người bạn tri kỉ thân thiết của tôi, luôn đồng hành cùng tôi trong những năm tháng cắp sách tới trường.

      bởi Huất Lộc 09/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF