YOMEDIA
NONE

Suy nghĩ về câu Đời người như một bài thơ, giá trị của nó không phụ thuộc...

Seneka từng nói :

''Đời người như một bài thơ, giá trị của nó không phụ thuộc và số câu mà tùy thuộc vào nội dung ''

Em có suy nghĩ gì về câu nói trên ???

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Con người ai cũng được sinh ra và lớn lên trên trái đất muôn màu này. Nhưng mỗi người đều sống và trưởng thành trong môi trường khác nhau. Người thì được sống trong sự giàu có, sung sướng, trong sự đùm bọc yêu thương của cha mẹ. Người thì phải sống trong hoàn cảnh cơ cực, thậm chí thiếu cha thiếu mẹ, thiếu sự yêu thương của người thân. "Đời người giống như bài thơ, giá trị của nó không phụ thuộc vào số câu mà phụ thuộc vào nội dung".

    Câu nói trên thực chất đã chứng minh được phẩm chất của con người chúng ta. Bề ngoài đẹp nhưng chắc gì bên trong phẩm chất và đạo đức của họ đã đẹp hơn những người có bề ngoài xấu, những viên ngọc thô sơ kia. "Số câu" trong câu nói trên chính là chỉ bề ngoài hình dáng cách đi đứng ăn nói của con người. Còn "nội dung" chính là ý nói phẩm chất,đạo đức nhân phẩm của chúng ta. Con người sinh ra đâu phải ai ai cũng nhận được may mắn, được sống và lớn lên trong môi trường đàng hoàng, trong sự che chở của bố mẹ nói riêng và những người thân yêu nói chung, không phải lo chạy ăn từng bữa, lo cơm áo gạo tiền.Còn có rất rất nhiều người con người bất hạnh hơn chúng ta, họ sống thiếu may mắn hơn chúng ta, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, lại có thể bị khiếm khuyết về cơ thể, bị mắc những căn bệnh hiểm nghèo, bị ruồng bỏ, bị thiếu tình yêu thương của người thân. Nhưng họ vẫn sống, vẫn làm, vẫn đang phải bươn trải để kiếm miếng cơm qua ngày đấy thôi! Được sống trong giàu sang thì đâu mấy ai có thể thấu hiểu được nổi khổ của họ. Có những khi bước ra đường, bất chợt nhìn thấy những người từ quê mới lên đô thị xa hoa lộng lẫy, thấy họ mê mẩn với vẻ đẹp của đô thị thì những người ở nơi đây nói họ là đồ nhà quê này nọ. Nhưng dù thế, điều chúng ta thấy trước mắt, có nói lên được tất cả hay không?

    Câu nói "đồ nhà quê"- tưởng chừng như đơn giản nhưng thật đáng chê đáng trách. Đúng! Họ xấu xí, luộm thuộm hơn những người đô thị nhưng biết đâu tâm hồn của những người đó đẹp hơn thì sao. Ngoài đường có biết bao nhiêu người khổ cực phải đi xin từng đồng tiền lẻ để nuôi chính bản thân họ.Nhưng khi chúng ta đi qua không những không giúp đỡ họ mà ngược lại còn chê họ bẩn thỉu, hôi hám. Nói cười trước nỗi đau của người khác. Còn những người "nhà quê" kia khi họ không như vậy, họ tới chia sẻ nỗi khổ đấy với nhau. Họ không phân biệt như vậy. Xã hội phát triển nên những người giàu có cũng nhiều. Những người có chức trách, họ giàu sang quý phái. Nhưng đâu phải ai cũng có lòng tốt giúp đỡ những người nghèo khó hơn mình đâu. Có những người họ đóng góp từ thiện là để lấy cái danh cái tiếng mà thôi. Cũng giống như câu "Đời người giống như bài thơ, giá trị của nó không phụ thuộc vào số câu mà phụ thuộc vào nội dung." Bài thơ cũng có lúc trầm, lúc cao trào. Đâu phải bài thơ có số câu dài là bài thơ hay. Có những bài thơ có số câu ít nhưng nội dung lại rất chất lượng, có giá trị. Nói chung nhìn bề ngoài của văn thơ là số câu dài cũng giống như bề ngoài của con người nó không nói lên được tất cả của người ấy. Con người một khi đã sống thì phải biết sống sao cho có ý nghĩa sống một cuộc đời có ích cho đời và cho mình. sống để cho mọi người quý trọng và cho họ thấy được giá trị trong con người của chúng ta.

    Tóm lại, "Đời người giống như bài thơ, giá trị của nó không phụ thuộc vào số câu mà phụ thuộc vào nội dung." Sống là phải sống hết mình đừng chỉ sống cho bản thân mà không nghĩ đến người khác . Hãy mở lòng mình ra, biết yêu thương con người với con người, sống đẹp trong mắt mọi người khi ấy ta sẽ thấy cuộc sống này có ý nghĩa và tươi đẹp hơn.Đừng chỉ nhìn vào hình dáng mà đánh giá một con người, lúc đó bạn sẽ đánh mất đi điều quý giá nhất.

      bởi Phai Dau Ngoai Thuong 06/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Những người phụ nữ, một nửa của thế giới luôn có những vai trò quan trọng, nhất định trong cuộc sống và xã hội từ xưa đến nay. Thế nhưng không phải lúc nào những vai trò ấy cũng được mọi người trong xã hội công nhận và trân trọng, chúng ta có thể thấy rõ ràng điều này qua hình ảnh người phụ nữ xưa và nay.

    Trong xã hội phong kiến, khi đạo Khổng còn giữ vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước nhà, là chuẩn mực tri thức của tất cả các môn sinh, sĩ tử thì bên cạnh những giá trị tốt đẹp có thể áp dụng được vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thì đạo Khổng còn mặt hạn chế lớn nhất là xem thường vai trò, vị trí của những người phụ nữ, coi họ là tầng lớp thấp hơn trong xã hội cho dù có là con cái trong hoàng tộc hay gia đình giàu sang đi chăng nữa. Từ đó trong suốt thời kì phong kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta. Những người phụ nữ không được phép đến trường, không được phép học chữ, học văn, không được phép đặt chân đến những nơi tôn nghiêm như văn miếu và hơn cả là tương lai, cuộc đời của họ cũng không do họ tự do định đoạt mà là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, khi một người con gái đến tuổi cập kê thì việc lựa chọn đấng  lang quân sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được quyền tự do yêu đương. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa mới bạc bẽo, đáng thương làm sao.

    Một điều không thể phủ nhận là sống trong một xã hội như vậy, người phụ nữ tựa như một bông hoa mỏng manh trước gió, bị xã hội ngoài kia hoặc thậm chí là chính người cha, người chồng của mình không coi trọng khi suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” đã ăn quá sâu vào trong tiềm thức, tư tưởng.

    Sống trong xã hội hà khắc đối với giới tính của mình như thế nên thường những người phụ nữ xưa luôn là những người tảo tần, đảm đang, có đầy đủ tam tòng tứ đức theo chuẩn mực của xã hội. Cả gia đình được bàn tay người phụ nữ chăm sóc và có thể nói họ chính là hậu phương vững chắc để chồng mình bôn ba ngoài kia kiếm tiền nuôi cả gia đình. Câu tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” có lẽ cũng vì vậy mà ra đời.

    Thời gian dần trôi đi, xã hội phong kiến cũ và chiến tranh đã sớm lùi xa nhường chỗ lại cho một xã hội mới hiện đại, tân tiến hơn. Xã hội thay đổi kéo theo những chuẩn mực trong xã hội đã thay đổi nhiều so với trước kia, một trong số đó phải kể đến quan niệm về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. So với thế hệ trước thì bây giờ những người phụ nữ đã được đến trường học như nam giới và có thể làm bất kì công việc nào mà mình yêu thích chứ không bị cấm cản như trước nữa. Điển hình trong xã hội hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp được điều hành bằng những nữ doanh nhân và nhiều vị trí quan trọng trong nhà nước và bộ máy chính quyền cũng do phụ nữ đảm nhiệm như bà Nguyễn Thị Kim Ngân hay bà Trương Mỹ Hoa,…

    Người phụ nữ hiện nay đã không còn phải bắt buộc học thuộc tam tòng tứ đức như một bài học bắt buộc đối với bất kì một cô thiếu nữ nào nữa. Chẳng hạn như tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nghĩa là ở nhà thì nghe cha, khi lấy chồng thì theo chồng và khi chồng chết thì theo con chỉ đúng với xã hội cũ. Ngày nay khi một người phụ nữ chẳng may bất hạnh trở thành goá phụ, họ hoàn toàn có quyền đi bước nữa để tìm cho mình một bến đỗ hạnh phúc mới chứ không lẻ bóng, chỉ biết trông vào con như trước kia nữa.

    Song cũng trong xã hội ngày nay, khi vị thế của người phụ nữ càng ngày càng được coi trọng xứng tầm ngang hàng với những người đàn ông thì nhiều người mải mê lo công việc hay sở thích riêng của bản thân mà dần đánh mất đi nhiều vẻ đẹp truyền thống vốn có của người phụ nữ. Không phải tất cả phụ nữ hiện nay đều biết nấu ăn, không phải tất cả phụ nữ hiện nay biết lo toan, chăm sóc cho gia đình. Đó là cuộc sống riêng của họ, không có gì đáng chê trách nhưng theo em, người phụ nữ vẫn được coi là “phái đẹp, “phái yếu” thì vẫn nên cần biết những việc làm cơ bản nhất trên cương vị một người vợ, người mẹ, người nữ chủ nhân của gia đình. Thực tế đã ghi nhận rất nhiều gia đình mà cả vợ chồng đều quá bận rộn với công việc mà sao nhãng gia đình, sao nhãng đối phương và dẫn đến kết cục là ly hôn, là sự đổ vỡ hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Điều ấy mới thật đáng buồn làm sao.

    Nếu không có phụ nữ, thế gian này sẽ chẳng thể hoàn hảo được như nó vốn có, vì vậy mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội là không một ai có thể phủ nhận và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng theo sự thay đổi của thời gian thì giờ đây, vị thế của người phụ nữ đã được đặt vào đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng.

    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON