YOMEDIA
NONE

Quy trình làm ra áo dài

Mấy bạn ơi mấy bạn,giúp mik cái quy trình làm ra áo dài đi mấy bạn,trời ơi,tìm cả buổi mà hổng thấy.Mink cảm ơn mấy bạn nhiều lắm!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Mở bài:
    Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.
    Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.
    Thân bài:
    1/ Lịch sử chiêc áo dài:
    a/ Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 -1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt
    b/ Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.
    c/ Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, m ặc cùng váy xắn quai cồng tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân dành cho ph ụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chi ếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng.Áo tứ thân không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang theo những ý nghĩa rất đặc biệt: Phía trước có hai tà, phía sau có hai tà (vạt áo) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Một vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng. Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ quấn quýt.
    d/ Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.
    e/ Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét c ứng c ỏi c ủa áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.
    h/ Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.

    2/ Cấu tạo:
    a/ Các bộ phận:
    – Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước c ổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu c ổ áo dài được bi ến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,.
    – Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước) làm nổi bậc chiếc eo thon c ủa người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
    – Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.
    – Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi c ổ
    tay.
    – Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.
    b/ Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài:
    Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Ch ất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.

    3/ Công dụng:
    Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, h ọc sinh,… Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.

    4/ Bảo quản:
    Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, gi ặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.
    Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc.
    Ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp.
    Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam.

    Kết bài:
    Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.

      bởi Vương Thiên Băng 02/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • I/Mở bài 

    Nêu lên đối tượng:Chiếc áo dài VN  VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mìn, người Nhật có chiếc áo Ki-mô-nô, người Hàn quốc có chiếc Hăm-buooc, người Hoa có chiếc xườn xám…Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang fục truyền thống của phụ nữ VN... 

     

    II/Thân Bài 

    1. Nguồn gốc, xuất xứ 

     

    - Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ  +Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử  - Có tư liệu cho rằng iền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp vs đặc thù lao động -> áo tứ thân & ngũ thân . 

     

    - Theo cuốn “Kể chuyện 13 vua 9 chúa” (nhà xuất bản Đà Nẵng) người có công khai sáng định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát . Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy xườn xám của người Trung Hoa, lúc đó người phụ nữ đã biết thêu thùa thêm để làm đẹp cho áo dài..

     

    - Hiện tại tuy đã xuất hiện rất nhiều nhữg kiểu áo có mẫu mã rất  thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được vị trí của nó trong văn hóa việt , và trở thành bộ lễ  phục của các bà các cô mặc trog các dịp lễ đặc biệt.. 

     

    2. Hình dáng - Cấu tạo 

     

    - Áo dài từ cổ xuống đến chân 

     

    - Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo. 

     

    - Khuy áo thường dùng là khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày mới ra đời áo dài có năm khuy ở năm vị trí cố định vừa giữ cho thân áo ngay ngắn vừa tượng trưng cho năm đạo làm người: nhân, nghĩa, lễ,  trí, tín.

     

    - Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên cổ xuống gần mắt cá chân,(hoặc có thể ngắn hơn tùy theo thời kì), dọc hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống đến hết phần tà áo. Nếu đi trước gió người phụ nữ sẽ duyên dáng hơn trong những tà áo rập rờn như cánh bướm đủ màu sắc. 

     

    - Áo được may bằng nhiều loại vải và nhiều màu sắc khác nhau tùy theo sở thích của người dùng. Chất liệu khá phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm chung là mềm, nhẹ, thoáng mát. Nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm là những mặt hàng được các bà các cô ưa thích. Nếu dùng vải có 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm sang trọng. 

     

    - Thân áo may sát vào thân người. Khi mặc, áo ôm sát vào, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. 

     

    - Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay.  *áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng....

     

    - Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, khéo tay thực sự thì áo mặc mới đẹp được. 

     

    3. Áo dài trong mắt người dân VN và bạn bè quốc tế 

     

    - Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu, nó được nâng lên hàng quốc phục. Các cô các bà mặc áo trong những ngày đại lễ, phụ nữ VN mặc áo dài để tiếp khách nước ngoài, đến công sở, các cô giáo mặc áo dài lên lớp sẽ trang trọng đứng đắn hơn và “có hồn” hơn.... Áo dài đã trở thành đồng phục học đường. Nhiều vị khách ngoại quốc đã say sưa ngây ngất khi ngắm các tà áo trắng rập rờn quyến rũ như những cánh bướm  trong giờ tan trường. Có lẽ vì thế phụ nữ nước ngoài cũng .rất thích áo dài. Trong các cuộc thi hoa hậu người may mắn được đội vương miện phải là người mặc chiếc áo dài “có hồn” và xinh đẹp nhất.

    4. Tương lai của tà áo dài

     

    Áo dài sẽ mài trường tồn cùng văn hóa Việt Nam. Cùng với chiếc nón lá, áo dài vinh dự trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt “dù ở đâu, Pa-ri, Luân-đôn hay những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố. Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó…”. 

     

    III. Kết bài  Cảm nghĩ về tà áo dài

     

    Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của phụ nữ Việt. 

     

    Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài, nhưng nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm. Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc, không thể dệt vải theo khổ lớn được, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không thể bị xóa bỏ. Rồi chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt, khoảng những năm 1932 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân, đặc biệt là quan niệm về thẩm mỹ đối với áo dài. Thời kỳ này một nhân vật có tên là Cát Tường, tung ra kiểu áo dài mới gọi là áo dài Lemur, chữ Le mur trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái tường”, là một cách đặt tên theo họa sĩ Cát Tường. Chiếc áo dài này được cắt may theo kiểu Tây phương nối vai ráp tay phồng, cổ bồng... hoặc được khoét hở cổ. Vài năm sau khi áo dài Lemur xuất hiện và có nhiều trào lưu khen chê khác nhau, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến chiếc áo này, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo để dung hòa với kiểu áo ngũ thân cũ tạo ra kiểu áo cổ kín vạt dài ôm sát thân người để hai tà áo tự do bay lượn.

    Cho đến cuối thập niên 50, trong một buổi lễ khai mạc, phu nhân ông Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân đã xuất hiện với kiểu áo dài không cổ và tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới. Khoảng đầu những năm 1960, áo dài tay raglan với chiếc quần xéo ống rộng trở nên phổ biến…Cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, tại miền Nam, nơi mà làn sóng Hippy của nền văn hóa phương Tây tác động mạnh mẽ, tuy không tồn tại lâu nhưng phong trào áo dài hippy cũng đã xuất hiện. Hình ảnh thiếu nữ trong trang phục áo dài với các sắc màu rực rỡ thể hiện nét đặc trưng của người phụ nữ hiện đại thời kỳ này. Qua nhiều giai đoạn và thời kỳ lịch sử, áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.

    Trong cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt…

    Không giống như kimono của Nhật Bản, Hanbok của Hàn Quốc hay Sari, trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, người mặc không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh trong bộ đồng phục áo dài trắng thướt tha đổ về các cổng trường. Trên chững chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt Nam tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”. 

     

    Vào khoảng tháng 06.2001, lần đầu tiên áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố Tour, Pháp với sự tham dự của khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt, chiếc áo dài được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt. Một cô gái người Singapore gốc Trung Quốc từng phát biểu: “nhiều người đang có khuynh hướng làm đẹp theo kiểu phương Tây nhưng với tôi và không ít người khác lại muốn kế thừa những nét đẹp Á Đông. Áo dài đưa chúng tôi trở về với những giá trị châu Á”. Không chỉ tại châu Á, trong con mắt người phương Tây, từ lâu chiếc áo dài cũng đã được chú ý, chị Susan, một phụ nữ gốc Anh sống ở Úc từng qua công tác và làm việc ở Việt Nam, đã tìm may và sưu tầm cho mình ba bộ áo dài đẹp để mặc vào những dịp lễ hội khi chị còn ở Việt Nam, khi về nước chị đã kỹ càng gói lại và đem về mặc lại cho những người thân của mình xem khi có dịp. Và như là một hình thức để giới thiệu về đất nước và con người Việt, đài truyền hình KBS của Hàn Quốc cũng đã từng làm một bộ phim dài 30 phút về áo dài Việt Nam để trình chiếu tại nước này.

    “Ở đâu có phụ nữ Việt - ở đấy có áo dài Việt”. Áo dài không chỉ đơn thuần là trang phục truyền thống, mà chính là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt. Đó chính là “quốc hồn” của phụ nữ Việt.

      bởi H Yziang 02/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • I. Cách cắt áo

    1 .Thân áo

    Trước khi cắt hãy xếp banh ngực lại.
     

    TênChi tiếtPhương pháp cắt1. Thân áoTà áoMay tà trung(Bắc):chừa 0,5 cmMay tà nam: chừa 2cmSườn áoChừa 2,5 cm đường mayBắp tayChừa 1cm đường mayVòng cổCắt sátHò áoCắt sát2. Tay áo
     (khúc tay ngoài)Sườn tayChừa 2,5 cm đường mayBắp tayChừa 1cm đường may3. Bâu áo
    - Bâu lưới không chừa đường may
    - Vải bọc bâu chừa 1cm đường mayCắt vạt conSau khi cắt rời đường mặt hò áo,đặt đường này lên vải định cắt vạt con.đánh dấu đường Q1R1S1 và S1J theo dấu đường sườn thân sauĐường Q1Q2=chừa 1cm đường mayQ1R1S1 và jj1 chừa 2cm đường mayĐường S1j chừa đường may theo đường sườn thân áo

     
    II. Quy trình may
     
    - May banh ngực
    - Viền hò áo
    - Viền đường sườn,chỗ gài nút
    - May tà thân trước+thân sau
    - May lai tay của khúc tay ngoài
    - Nối khúc tay ngoài vào thân áo
    - May đường sườn
    - May bâu áo
    - Ráp bâu
    - Lên lai áo
    - Luồn đường hò,đường tà và lai
    - Đóng bọ ở đường xẻ tà bên trái
    - Kết nút kết móc

    III . Hướng dẫn thực hành
     



    Cách may ráp đường sườn


    Hướng dẫn thực hành chi tiết cho các bạn Học cắt may giá rẻ và yêu thích thiết kế thời trang.
    1. Cách may hò áo
    +Cắt đứt mặt hò áo:
    +Cắt rời đường mặt hò S1R1Q1Q trên thân áo trước theo sát đường phấn vẽ
    - Viền mặt hò áo
    +Đặt miếng vải nằm trên mặt phẳng(mặt phải của vải viền úp vào bề mặt thân áo) may 1 đường cách mặt hò 5 ly
    +May xong cắt bỏ phần vải thừa của vải viền theo đường cắt của hò áo
    ấp phần vải viền qua bề trái,vuốt sát nếp,cắt vải viền cách đường may 1,5 cm ,bẻ gập vào bên trong bề ngang của nẹp hò là 7 ly.
    2. Cách ráp vạt con
    +Đặt phần vải để may vạt con vào bên dưới của đường cắt mặt hò(từ đường cắt đo lên 2cm)
    +Bẻ gập rìa vải của đường cắt mặt hò áo vào bề trái của vải 5 ly và may xuống vạt con.
    +Vạt con cắt theo dạng sườn thân áo sau,ngang đường hạ eo(chừa 2cm đường may),bề ngang 3->5 cm
    3. Cách may tà áo
    - Tà nam:
    +Bẻ gập vào bên trong một đường bờ rộng cách đường phấ 7 ly,máy thưa 2 đường cách nhay 1 ly và cách đường phấn vẻ 1-2 ly.
    +Nắm sợi chỉ bề trái giút cho hơi cầm lại từ eo xuống độ 20 cm.
    +Cắt phần vải thừa cách đường may 5 ly.bẻ tà vào trong đúng đường phấn vẽ.
    - Tà Trung
    +Đường viền tà là bảng vải thẳng sợi dọc, ngang 2cm,dài tưg eo xuống lai áo +2 cm.
    +May thưa 1 đường từ eo xuống độ 20 cm,cách đường phấn vẽ 1 ly.
    +Rút chỉ cho tà hơi cầm lại(đừng để nhăn quá hay xếp ly) khoảng 12 cm.
    +Đặt bề mặt vải viền úp vào bề mặt thân áo, may đúng đường phấn vẽ.
    +Bẻ vải viền qua bên trái,vuốt sát nếp,nẹp tà khoảng 7 ly.
    - Tà bắc
    Cách làm giống như tà trung,chỉ khác nhau ở công đoạn bẻ nẹp tà,nhờ cho loe mí vải vải viền ra khỏi đường, bẻ 1 ly  và dùng mũi kim tay để đính lại.
    4. Cách may bâu áo
    - Cắt vải
    Vẽ lên rập giấy mẫu bâu áo, cắt đúng đường vẽ
    Dùng rập để cắt
    + 3 lớp vải cùng vải áo dài chừa 1 cm đường may chung quanh.
    + 1 lớp lưới không chừa đường may.
    - Cách may
    + Đặt miếng lưới bên bề trái miếng vải thứ nhất, may dính lớp từ EG,GG&;đến GE&; cách đề bìa lưới 2 ly.
    + Đặt miếng vải còn lại (bề mặt miếng vải 2 úp với bề mặt miếng vải 3) cho bề trái miếng 2 úp với bề mặt miếng 1.
    + Máy 3 lớp vải(không qua lưới) theo đường EG,GG&;,G&;E&; cách bìa lưới 1 ly(đường EAEE&; không may,để ráp vào thân áo).
     



    Cách may bâu áo
     

    + Lộn miếng 3 trở lại,vuốt sát theo các cạnh và góc nhọt miếng lưới.
    + Ghi dấu điểm giữa đoạn EE&; của miếng 1 và 2 (lúc này đã thành 1 miếng).
    + Ghim điểm giữa đoạn EE&; với điểm giữa thân sau áo. Máy  vòng cổ thân áo vào miếng 1,2 sát đường  chân của miếng lưới(không qua lớp lưới).
    + Nhét 3 lớp vải vừa may xong vào trong. Gấp miếng thứ 3 vào trong bâu áo phẳng rồi vắt trên đường chỉ vừa may

      bởi văn độ 20/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF