YOMEDIA
NONE

Lập dàn ý thuyết minh về thể thơ lục bát

Lập dàn ý thuyết minh về thể thơ lục bát . Giúp mk nhé

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Dàn ý: Thuyết minh thể thơ lục bát

    1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).

    2. Thân bài.

    a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định)

    * Số câu, số tiếng:

    - Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

    - Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.

    Một bài thơ lục bát: có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

    * Cách gieo vần:

    - Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

    -Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

    * Phối thanh:

    - Chỉ bắt buộc: các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.

    - Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáutiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

    - Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc

    * Nhịp và đối trong thơ lục bát:

    - Cách ngắt nhịpkhá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4 ; Nhịp 3/3

    * Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

    b. Trường hợp Ngoại lệ:

    * Lục bát biến thể:

    - Số chữ tăng lên: vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.

    - Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:

    - Gieo vần: có thể gieo vần trắc:

    c. Tác dụng của thơ lục bát:

    -Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.

    -Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.

    3. Kết bài

    - Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học ViệtNam.

    - Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du …

    - Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu …

    -> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt nam.

      bởi Nam Anh Bùi 01/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • I. Mở bài: Giới thiệu về thể thơ lục bát

    Chúng ta đã được học rất nhiều thể thơ trong các sách văn học. Việt Nam ta có các thể thơ phổ biến như: Song thất lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn bát cú đường luật,… Các bài thơ nổi tiếng như: Việt Bắc của Tố Hữu, khi tu hú của Tố Hữu,…. Thể thơ lục bát là một thể thơ truyền thống và lâu đời của Việt Nam. Thể thơ này dễ làm và dễ hiểu nên nhiều người hướng tới thể thơ này.

    II. Thân bài: Thuyết minh về thể thơ lục bát

    1. Nguồn gốc thể thơ lục bát:

    - Thể thơ lục bát có từ rất lâu đời

    - Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam

    - Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá qua bao đời và phát triển hàng trăm năm nay.

    - Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con.

    - Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh

    - Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

    2. Đặc điểm thơ lục bát:

    - Thơ lục bát gồm 2 câu trở lên, 2 câu thơ ghép lại thành một cặp câu

    - Trong 1 cặp câu, thì câu đầu 6 chữ và câu sau là 8 chữ

    - Xen lẫn giữa câu lục là câu bát, giữa câu bát là câu lục

    - Số câu trong bài thơ lục bát không giới hạn

    - Khi làm thơ phải tuân thủ quy luật của thơ

    3. Quy luật làm nên bài thơ lục bát:

    - Số câu: Tối thiểu là hai câu và không giới hạn

    - Sắp xếp các tiếng trong câu:

    Các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 phải đúng luật

    + Câu lục: B – T – B

    + Câu bát: B – T – B – B

    • Các tiếng lẻ không cần đúng luật

    - vần:

    • Tiếng thứ 6 trong câu lục phải vần với tiếng thứ 6 trong câu bát
    • Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.

    - Nhịp của thơ lục bát:

    • Câu lục: nhịp 2/2/2; 2/4; 3/3
    • Câu bát: 2/2/2; 4/4; 3/5; 2/6.

    III. Kết bài: Ý nghĩa của thơ lục bát

    - Thơ lục bát duyên dáng, kín đáo, mang tính chất phương Đông

    - Thơ lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã.

    - Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

      bởi Huất Lộc 27/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF