Chứng minh Tác phẩm văn học luôn ca ngợi hình ảnh cao đẹp...
CMR:
Tác phẩm văn học luôn ca ngợi hình ảnh cao đẹp giữa con người với con người
Trả lời (2)
-
Lòng thương yêu con người là một trong những nội dung sâu đậm của văn học, có tính chất truyền thống của văn học từ xưa đến nay. Đó chính là chủ nghĩa nhân đạo của văn học. Trong chương trình Văn học 8, lòng yêu thương con người được thế hiện một cách khá sâu sắc. Không những chỉ có những tác phẩm Văn học Việt Nam mà ngay cả những tác phẩm văn học nước ngoài cũng đề cập rất nhiều đôn vấn đề này. Lòng yêu thương con người thể hiện rất rõ ở thái độ của nhà văn khi viết tác phẩm. Đó là sự cảm thông, ca ngợi những người lao động nghèo khổ, bất hạnh nhưng sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự lên án, tố cáo giai cấp thống trị đã chà đạp lên số phận con người. Lòng yêu thương con người trong văn học cận đại cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thế hiện rất rõ ở lòng cảm thông sâu sắc đối với nhân dân ta trong cảnh nước mất nhà tan, căm hận chế độ nhà Nguyễn đã đầu hàng giặc. Tiêu biểu cho lòng yêu thương con người ở thời kì này là hai bài thơ của Nguyễn Đình Chiểu: Chạy Tây và Xúc cảnh, ở hai bài này, tác giả đã lên tiếng tố cáo triều đình nhà Nguyễn hèn nhát, đầu hàng giặc đế nhân dân ta phải chịu bao cảnh thương tâm: "Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất tổ bầy chim dáo dác bay." (Chạy Tây) Khi bọn giặc kéo đến đánh chiếm quê hương, tác giả được chứng kiến cảnh chạy giặc đầy thương tâm của nhân dân ta mà lòng đau như cắt. Càng thương nhân dân ta bao nhiêu, nhà thơ càng căm giận bọn bán nước và cướp nước bấy nhiêu. Tác giả hỏi những người tài giỏi đâu không ra cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh chạy giặc này: Hỏi trang dẹp loạn rày dâu vắng Nỡ để dân den mắc nạn này. (Chạy Tây) Cũng bộc lộ lòng yêu thương con người, bài thơ Xúc cảnh đã bày tỏ lòng mong ước đất nước thông nhất đổ nhân dân được sông ấm no, hạnh phúc: Chừng nào thánh dế ân soi thấu Một trận mưa nhuần thẩm núi sông. (Xúc cảnh) Lòng yêu thương con người trong văn thơ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX không chỉ thế hiện ở trước cảnh loạn lạc mà còn thể hiện trong thời bình, đó là tình bè bạn, vợ chồng. Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến, tác giả cùng bày tỏ tình bạn bè thân thiết, sâu nặng, ruột thịt: Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả khôn chài cá Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà Cái chửa ra cây cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn mướp dương hoa Đầu trò tiếp khách trầu không có Bác đến chơi đây ta với ta. Bài thơ đã nói lên tình bạn bè thắm thiết. Bạn bè đến với nhau vì tình cảm chứ không vì một lí do nào khác. Đồng thời bài thơ cũng nói lên quan hệ vật chất trong tình cảm bạn bè. Tình cảm cao hơn vật chất, nếu như chỉ có vật chất mà không có tình cảm thì tình bạn đó sẽ không bền chặt. Như vậy, bài thơ đã cho ta một bài học quý về tình bạn và cũng cho ta thấy tình bạn cao đẹp, thân thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ Thương vợ của Tú Xương cũng là một trong những bài thơ hay nói lên lòng yêu thương vợ sâu sắc của tác giả: Quanh năm buôn bán ở mom song Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công Cha mẹ thổi đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không. Toàn bộ bài thơ là tâm sự sâu sắc của tác giả về vợ minh. Phải là một người chồng có tấm lòng yêu thương vợ rất mực thì tác giả mới hiểu được những vất vả khó khăn mà người vợ đã phải trải qua, hiểu được đức hi sinh âm thầm lặng lẽ của vợ. Càng yêu vợ bao nhiêu, tác giả càng trách bản thân mình không giúp gì được cho vợ. Sang đến văn thơ hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945, lòng yêu thương con người thế hiện ở thái độ cảm thông, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người; phê phán, tố cáo giai cấp thống trị đã chà đạp lên số phận của họ. Nói đến lòng yêu thương con người ở giai đoạn văn học này trước tiên phải kể đến truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam. Tác phẩm kế về cái rét đầu mùa ở một khu phố huyện, nơi có những con người tuy giàu nghèo khác nhau nhưng sống với nhau thật ấm áp, lấy tình thương làm gốc trong mọi quan hệ cư xử. Sơn trong tác phấm là một em bé giàu tình cảm. Khi ngủ dậy, Sơn kéo chăn đắp cho em. Khi mẹ nhắc đến đứa em đã mất, Sơn cảm động vô cùng. Mặc dù chì qua một cử chỉ nhỏ như vậy cũng đã thế hiện rõ Sơn là một người anh giàu lòng yêu thương em. Tình thương của Sơn không chỉ dành cho em mà còn lan tỏa đến khắp bạn bè cùa Sơn. Tuy là con nhà giàu nhưng Sơn chơi thân với bạn bè cùng lứa chứ không hề xa lánh, khinh bỉ họ. Cao hơn nữa, lòng yêu thương của Sơn còn thể hiện ở cử chỉ lấy áo của em để cho bạn. Chẳng là trong khi Sơn ăn mặc tươm tất thì bạn bè em phải chịu cái rét tái tê của từng cơn gió bấc. Sơn thương bạn bè lắm, nhất là Hiên. Hiên không có quần áo mặc nhưng lúc nào cũng đứng rét co ro. Sơn đã bàn với chị lấy áo cua đứa em đã mất đế cho Hiên, Sơn thấy lòng ấm áp, vui vui vì vừa làm được một việc tốt. Những bà mẹ của Sơn và Hiên cũng là những bà mẹ giàu lòng yêu thương mọi người. Biết hoàn cảnh của Hiên, mẹ Sơn đã cho mẹ Hiên vay tiền đề mua áo cho con. Qua tác phẩm ta hiểu rõ về lòng yêu thương con người trong văn học thật là sâu sắc. Tên tác phẩm là Gió lạnh đầu mùa thế mà ngược lại nó rất ấm bởi tình người không lạnh. Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao cũng toát lên một tinh thần nhân đậo, lòng yêu thương sâu sắc con người. Lão Hạc trong tác phẩm là một người cha rất giàu lòng yêu con. Lão đau khố trước sự tan vỡ tình yêu của con. Lão cho rằng con lão không cưới được vợ một phần là do lão. Khi con đi xa lão mong con, nhớ con vô cùng. Lão yêu quý con chó mà anh con trai để lại, lão coi nó như con, như bạn của mình. Yêu thương con, lão dành dụm tiền thu được từ mảnh vườn cho con để khi về anh có tiền cưới vợ. Còn lão, lão cày thuê cuốc mướn nuôi thân. Cuối cùng lão đã kết liễu cuộc đời mình đế dành lại mảnh vườn cho con, nhất định không chịu bán vườn. Tác phẩm Lão Hạc còn ca ngợi một người dân nghèo nhưng lương thiện và giàu lòng yêu thương con, đồng thời tác phẩm cũng tố cáo giai cấp thống trị đã chà đạp lên số phận con người. Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố cũng nói lên lòng yêu thương chồng con của chị Dậu. Vì thương chồng mà chị đã phải đứt ruột bán đứa con gái đầu lòng của mình cho vợchồng Nghị Quế. Tác phẩm cũng tố cáo chế độ thực dân nửa phong kiến đầy tàn ác, bất công. Đến văn thơ thời kì cách mạng thì lòng yêu thương con người không chỉ dừng lại ở thái độ yêu thương mà còn vươn lên đế bảo vệ quyền sống của con người. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã nói lên tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn; trong gian khố người lính vẫn bám trụ kiên cường, quyết tâm tiêu diệt giặc, bảo vệ đất nước. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm cũng nói lên tình mẹ con, tình yêu bộ đội, yêu dân làng của bà mẹ Tà-ôi địu con lên nương làm việc: - Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ dội - Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói. - Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước. Tất cả những câu hát đó đều nói lên tấm lòng yêu thương con, thương bộ đội, dân làng, đất nước của bà mẹ Tà-ôi - bà mẹ Việt Nam. Lòng yêu thương con, thương bộ đội, thương đất nước, thương dân làng hòa quyện vào trong lòng bà mẹ Tà-ôi thật tự nhiên, sâu sắc. Nói đến lòng yêu thương con người trong văn học cách mạng phải kể đến tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh mà tiêu biểu là bài Không ngủ được. Một canh... hai canh... lại ba canh Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm, vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. Bài thơ đã kể lại một đêm không ngủ được của Bác vì lúc nào Người cũng một lòng yêu nước, thương dân. Lòng yêu thương đó lúc nào cũng thường trực trong lòng khiến Bác không sao chợp mắt được. Bài thơ Ốm nặng trong tập Nhật kí trong tù cũng thế hiện lòng nhớ thương đất nước của Bác: Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh Nội thương đất Việt cảnh lầm than. Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O Henri cũng nói lên tình cảm sâu nặng của những người nghệ sĩ nghèo. Họ nghèo về vật chất chứ không nghèo về tình cảm. Tiêu biểu là Xiu và Giôn-xi, bác Bơ-men. Trong bất kì hoàn cảnh nào họ cũng hết lòng bảo vệ lẫn nhau, hi sinh vì nhau. Tác phẩm Tính cách Nga cũng nói lên lòng yêu thương sâu nặng của con người Nga. Họ âm thầm hi sinh, chịu đựng cho nhau và vì nhau. Tóm lại, lòng yêu thương con người là một nội dung lớn của văn học. Lòng yêu thương đó luôn luôn tỏa sáng trong lòng người đọc. Qua các tác phẩm, văn học trong nước cũng như ngoài nước chúng ta đã cảm nhận những bài học quý, những tình cảm đẹp cùa con người. Ngày nay khi được đọc, được học những tác phẩm đó chúng ta như được uống vào dòng sữa quê hương, dòng sữa của tình yêu thương.
bởi Hoàng Hào13/11/2018
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Bạn và tôi thuở ấu thơ trong nôi, chắc chúng ta ai cũng được nghe lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ:
"À ơi... Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Gốc của thơ và nhạc là từ đó, vốn văn học nảy sinh từ nền văn hoá dân gian mang theo điệu hồn dân tộc ở trong mỗi người. Mỗi bài thơ ta đọc, mỗi bài văn thầy giảng em nghe đều thấm đẫm một triết lý nhân sinh cao cả nhắc nhở ta đạo làm người biết "thương người như thể thương thân" và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Đó chính là tư tưởng cốt lõi của văn hoá dân tộc.
Văn học là nhân học, gắn văn học với chức năng giáo dục tư tưởng thẩm mĩ, trong mỗi tác phẩm văn chương ở nhà trường, ta đều cảm nhận tinh thần nhân ái của con người Việt Nam, một truyền thống đạo lý tốt đẹp mà mỗi chúng ta luôn trân trọng nâng niu và soi vào đó để tự răn mình.
Từ buổi đầu tiên cắp sách đến trường, trong những lời cô giảng, câu ca dao trong SGK lớp 1 đã thấm vào hồn con lòng nhân ái yêu thương gần gũi như lời thủ thỉ tâm tình của người mẹ. Lớn lên học lớp 5, lớp 6 nghe thầy đọc những trang thơ, những truyện cổ hay, lòng em thấy xúc động nao nao: em thương cô Tấm thảo hiền, ghét Lý Thông ở ác, em thêm yêu quê hương qua lời thơ ngọt ngào của Trần Đăng Khoa:
Em nghe thấy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Ào ào nghe chuyền cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát nụ cười
Nghe thơ em thấy đất trời đẹp hơn.
(Nghe thấy đọc thơ)
Càng yêu thơ văn dân tộc ta càng khám phá được trong mỗi tác phẩm vẻ đẹp kì diệu lung linh của nó mà cơ sở cho sự sáng tạo chính là cội nguồn của tình yêu thương sự đồng cảm, chân thành của nhà văn với con người tạo nên linh hồn trong mỗi sáng tác.
Đọc truyện "Sơn Tinh Thuỷ Tinh" ai cũng hiểu đó là câu chuyện hoang đường nhưng sao nghìn đời nay ta vẫn yêu vẫn quí, đọc trăm lần không chán bởi hình tượng chàng Sơn Tinh chính là hình ảnh của dân Văn Lang thuở hồng hoang khai thiên lập địa gặp muôn ngàn khó khăn. Càng đọc ta càng khâm phục sự sáng tạo kì diệu của nhân dân khi xây dựng hình tượng nghệ thuật này dưới câu chuyện tình lãng mạn đẹp thời cổ đại. Và càng đọc ta càng thấy dụng ý ngợi ca con người, sức mạnh và ý chí con người quả là lớn lao đáng khâm phục: bao lần đấu tranh, chiến sự xảy ra nhưng Sơn Tinh vẫn thắng, Thuỷ Tinh giao chiến mệt mỏi đành rút quân về. Ca ngợi con người, những con người chính nghĩa, bảo vệ cho công lý đó là chức năng của tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm văn học nói riêng.
Hồi kí "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng sao đáng yêu đến thế. Bức chân dung chân thực mà sống động về một cậu bé bất hạnh sống thiếu tình thương nhưng vô cùng trong sáng hồn nhiên và có tình yêu thương mẹ mãnh liệt. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm chính là một con người đáng quí, đáng để các bạn nhỏ học tập noi gương về nghị lực sống, về tình yêu thương và lòng nhân ái vô bờ. Cậu bé mồ côi cha phải sống bên người bà cô cay nghiệt luôn lấy chuyện mẹ em có con với người khác, phải đi ở tha phương cầu thực mà nhiếc móc hành hạ em. Song tình yêu thương mẹ và niềm tin trong sáng của cậu bé 12 tuổi đã giúp em có thêm bản lĩnh sống và vượt qua mọi thử thách để rồi cuối cùng ước mơ được gặp mẹ đã toại nguyện. Cảm giác hạnh phúc đến vô bờ khi ngồi trong lòng mẹ được mẹ ôm ấp vỗ về, được ngắm nhìn khuôn măt thân yêu của người mẹ, được mẹ gãi rôm ở sống lưng... của cậu bé Hổng được gợi lại chân thực và xúc động bằng một đoạn văn thấm đẫm chất trữ tình đã đưa mỗi chúng ta về với cội nguồn, về với tình mẫu tử thiêng liêng của chính mình mà vô tình ta chẳng nhận ra. Tập hồi kí hay và lắng đọng hồn người chính bởi tình thương, sự đồng điệu của trái tim nghệ sĩ đã hoà cùng nhân vật với niềm yêu thương sẻ chia với những cuộc đời đắng cay, bất hạnh.
Văn học thể hiện tình yêu thương ngợi ca những con người có trái tim nhân ái nhưng đồng thời văn học cũng bày tỏ thái độ phê phán nghiêm khắc những kẻ bạc ác, những kẻ thờ ơ dửng dưng trước những người gặp hoạn nạn.
Trong các tác phẩm của mình, người nghệ sĩ không chỉ tạo nên các nhân vật với tính cách một chiều. Chính vì vậy, ta đọc tác phẩm và thấy trong đó những con người với những tính cách đối lập. Phải chăng nhà văn muốn để ta so sánh đối chiếu họ với nhau mà nhận ra thái độ của tác giả, tìm đến sự đồng cảm với trái tim người nghệ sĩ mà yêu, ghét, giận hờn, ngợi ca hay khinh bỉ.
Đọc "Lão Hạc" của Nam Cao, ta càng yêu thương quí trọng lão nông già yếu nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và đức tự trọng để mà thêm mến thêm yêu Nam Cao, học được ở ông cái cách nhìn người "cố tìm hiểu họ" mà cảm thông chia sẻ..., thì ta càng chê trách Binh Tư, con người khoẻ mạnh mà lười biếng, nhân cách thoái hoá đi ăn cắp ăn trộm... đáng khinh bỉ.
Hai tuyến nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị - bị trị trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là 2 bức tranh đối lập về con người mà qua đó nhà văn muôn nhắn gửi bức thông điệp, tiếng kêu cứu về số phận người nông dân dưới chế độ cũ. Chính vì vậy nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét: Cái cách viết lách như thế, Ngô Tất Tố xui người nông dân nổi loạn.
Sự nổi loạn mà Nguyễn Tuân muôn nói đến trong "Tắt đèn" là sự nổi loạn đầy ý thức khi cái tốt, cái thiện bị ngược đãi, chèn ép nên tức "nước vỡ bờ". Mâu thuẫn cơ bản của xã hội thể hiện trong hai tuyến nhân vật rõ rệt: một bên là những kẻ thông trị cậy chức quyền hà hiếp dân lành mà tiêu biểu là quan Tri phủ Tư Ân, Nghị Quế, Lý trưởng, Chánh tổng... Và một bên là người dân lương thiện chịu cảnh bần cùng đè nén là chị Dậu. Mâu thuẫn đối kháng dâng lên đỉnh điểm nhưng Ngô Tất Tố chỉ đặt ra ở đó. Phải chăng bởi ý thức cách mạng chưa cập đến người dân hay bởi nhà văn mới bằng trái tim nhân đạo của mình rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về những cuộc nổi loạn sẽ xảy ra khi những kẻ núp bóng quan Tây bị mất hết nhân tính chỉ mượn cớ đục nước béo cò...
Bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, văn học thể hiện tinh hoa văn hóa và khẳng định sự sáng tạo nghệ thuật của con người Việt Nam. Song điều cốt lõi và cội nguồn của văn chương chính là tình yêu thương, "thương người như thể thương thân". Tiếng nói yêu thương ấy của văn chương đã cất lên ru tâm hồn ta, khiến ta sống “người” hơn.
bởi Lê Trần Khả Hân20/06/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
![](images/graphics/arrow_left.png)
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Viết một bài văn giới thiệu về tác giả thơ mới:
- Giới thiệu chung: tên, quê, xuất thân, năm sinh, năm mất
- Cuộc đời - con người ( tiểu sử )
- Sự nghiệp sáng tác:
+) Tác phẩm chính
+) Phong cách sáng tác
+) Vị trí trong nên văn học
24/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
Giúp mình với ạ
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tịnh thần tự học trong đoạn văn sử dụng ít nhất 2 câu ghép
giúp mik với ak mik cần gâsp
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Trong câu: Người xưa có câu: “Lá lành đùm lá rách” khuyên chúng ta phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau Dấu ngoặc có có ý nghĩa gì
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Câu này dùng biện pháp tu từ so sánh hay nhân hóa vậy ?
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
14/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đề bài: Viết đoạn văn quy nạp trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm (trong đó có 1 câu mở rộng gạch chân chú thích). mik cảm ơn trc ạ
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết 12 câu theo kiểu tổng phân hợp phân tích hình ảnh 2 cây Phong qua cảm nhận nhân vật tôi dùng 1 thán từ 1 câu ghép
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trở về sau 1 ngày lm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những j mà em nó đã làm: “ Mẹ ơi lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy.Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ:”Trời ơi”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi ko đúng chỗ của con. Càng la mắng , chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “ Con yêu mẹ” được viết nắn nón trên tường , viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòe đi.”
a. Nội dung chính của văn bản
b. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên? ( diễn đạt bằng 1 đoạn văn ngắn từ 4-6 câu)
c. Thái độ của người mẹ trong câu chuyện trên?
20/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tự sự kể về việc học của em ở năm lớp 8
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
thuyết minh về phòng thư viện ( đừng lấy mẫu mạng ạ)
giúp nhanh cho mik vs ạ mình cần gấp
mình cảm ơn
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
giúp mình với ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu nội dung của văn bản Lão Hạc - Nam Cao.
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
ĐỀ BÀI:
Em hãy lập dàn ý chi tiết kể về một lần về thăm trường cũ.
Lập dàn ý chi tiết
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ cảm nghĩ về công lao cha mẹ đối với con(từ 10 đến 15 dòng) jup e ik sắp thi rùi ạ :<<
làm đoạn văn
03/01/2023 | 0 Trả lời
-
Bài câu chuyện về những hạt muối
04/01/2023 | 3 Trả lời
-
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì “chị sâu róm “sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ".
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau : “Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế?”
Câu 3. Tìm một phép tu từ có trong văn bản trên và nêu tác dụng.
Câu 4. Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.”
Câu 5. Nêu thông điệp mà em tâm đắc nhất ? Lí giải vì sao?
Bài Tập Tết mn giúp mình nhaa
15/01/2023 | 0 Trả lời
-
nhà văn pháp ana-tôn prăng-xơ từng nói đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người qua bài thơ ông đồ làm sáng tỏ câu nói đó . GIÚP MK VS, MK CẢM ƠN NHA ♡
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
dàn ý thuyết minh danh lam thắng cảnh bình dương giúp em với em bó tay rồi huhu
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau…(Trích Chợ tết – Đoàn Văn Cừ)
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
2.Tìm các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong khổ thơ trên.
3. Khái quát nội dung khổ thơ trên bằng một câu văn.
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm và phân tích tác dụng những hình ảnh ý nghĩa biểu tượng trong bài thơ nhớ rừng?
14/02/2023 | 1 Trả lời
-
Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình
15/02/2023 | 1 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Phân tích hình ảnh ông đồ ở 4 khổ thơ đầu
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Xã hội Việt Nam trong thời kì hội nhập nét văn hóa vẫn được chân trọng giữ gìn từ văn bản ông đồ kết hợp vs hiểu biết của em viết 1 phần 2 trang giấy nêu nêu nên suy nghĩ về nhận xét trên * yêu cầu : ko cần 1 phần 2 trang giấy cũng đc a
20/02/2023 | 0 Trả lời
-
quyết định dời đô về vùng đất nhiều lợi thế trên em hiểu gì về đức vua lí thái tổ
trả giùm với ạ
21/02/2023 | 1 Trả lời