Cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc
cảm nghĩ của em ve nhân vật lão hạc
Trả lời (4)
-
Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,... Nam Cao là một cái tên không thểthiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Tham gia vào dòng vănhọc 1930-1945 tuy là muộn so với các nhà văn khác nhưng bằng cách “khơinhững nguồn chưa ai khơi” Nam Cao đã ghi vào lòng độc giả những ấn tượngriêng và có một vị trí đứng vững chắc. Ông viết rất nhiều tác phẩm như “Sốngmòn”, “Một bữa no”, “Đời thừa”... nhưng không thể không kể tới tác phẩm“Lão Hạc”. Nhân vật Lão Hạc trong truyện là một nhân vật đã để lại trongngười đọc ít nhiều suy nghĩ.Lão Hạc là một lão nông nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đángquý.Nhân vật Lão Hạc là nhân vật điển hình, đại diện cho mỗi tầng lớp ngườinông dân rơi vào hoàn cảnh trớ trêu nhưng toát lên những vẻ đẹp tâm hồnsáng trong.Lão Hạc có một cuộc đời hết sức bi thảm. Vợ lão mất sớm, một mình lão gàtrống nuôi con. Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lạithách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.Lão ngày ngày, vò võ mong mỏi con về, đơn độc, chỉ có con chó Vàng - kỉ vậtcủa con bầu bạn cùng. Lão sống qua ngày, trong cái đói nghèo và đơn độc.Và chính vì đói, vì nghèo như thế, nên cuối cùng, lão phải bán đi người bạnduy nhất của lão, chỗ dựa cuối cùng của lão – cậu Vàng. Để giữ được tấmlòng thanh sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử, chết như một con chó.Cuộc đời của lão Hạc là một cuộc đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo,bị cái đói nghèo đày đọa. Nam Cao đã thông qua cuộc đời của lão Hạc để tốcáo xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn đẩy người nông dân tới bước đườngcùng bằng tiếng nói đanh théo, nhưng không kém phần chua xót.Tuy ở một hoàn cảnh đáng buồn như vậy, nhưng lão Hạc có một tấm lòng vịtha, nhân hậu.Với cậu Vàng – kỉ vật của con trai lão, lão yêu quí nó như “mộtbà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng, vỗ về, vuốt ve nó;cho nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát; lão ăn gì cũng không quên phần nó,gắp cho nó một miếng, lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí cóphần hơn lão... Lão cũng coi nó như một người bạn, ngày ngày lão tâm sự,trò chuyện với nó như thể nó cũng là một con người. Lão đối với một con chó,một loài vật mà ông giáo cho là sinh ra để người ta giết thịt lại nhân hậu, yêuthương đến vậy thì với con người, lão con đối xử đến như thế nào nữa? Tấmlòng của lão quả thật khiến chúng ta cảm phục.Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tìnhcảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới đượcvợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi.Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho khôngphải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườnbán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủtiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền caosu, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưngkhi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câunói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớthương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với conmình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bònvườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gầntrăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lãolại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi màlão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con traivề lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của lão gửiông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão :“của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới contrai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sốngcho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lãosống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay,không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phầnthân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là mộttrường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào,sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trongtâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy contới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ,hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiếnchúng thật vô cùng cảm động.Lão Hạc mang một tấm lòng tự trọng cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó,với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thânmình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừamột con chó”. Lão nhớ ánh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánhmắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế màlão đối xử với tôi thế này à?”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt khôngnguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làmma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi nhưlà của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy đểkhông phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống quangày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng củalão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó vớilý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lànhthế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầmmột con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để cótiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyêntấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã,quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão ăn bả chó cũng là đểkhông bị cuộc sống dồn đẩy, bị tha hóa biến chất như Binh Tư, hay ChíPhèo... Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lãosống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết con hơn. Lão Hạc có mộttấm lòng thật đáng. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tựtrọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơnsống đục” khi bị dồn vào đường cùng.Tấm lòng nhân đạo của Nam Cao đãđược thể hiện rất rõ. Thông qua cuộc đời bi thảm, nhưng phẩm chất thì sángtrong của lão Hạc, Nam Cao quả đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” vàchính điều này đã đưa ông lên một vị trí vững chắc trong dòng văn học 1930-1945.Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Đâylà một nhân vật điển hình, đại diện cho tầng lớp những người nông dân trongxã hội cũ: tuy đói nghèo nhưng có những phẩm chất cao đẹp. Nam Cao đã rấtthành công trong cách xây dựng nhân vật. Thông qua cái nhìn ông giáo – mộtnhà trí thức, Nam Cao đã gián tiếp thể hiện tấm lòng của mình với người nôngdân và đặt ra vấn đề “đôi mắt”: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếuta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấuxa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ lànhững người đáng thương; không bao giờ ta thương...”. Tác giả cũng đã sửdụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất rõ nét. Tâm lý nhân vật lão Hạcđược thể hiện qua những hành động, lời nói của lão, nhiều đoạn đối thoại mànhư độc thoại. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng nhiều khẩu ngữ, làm câuchuyện chân thực, sinh động, gần gũi với người nông dân.Nhân vật lão Hạc quả thật đã để lại trong lòng người đọc ít nhiều suy nghĩ.Qua đó cũng thể hiện tài năng,tấm lòng của Nam Cao. Phải là một cây bútxuất sắc, một nhà văn thấu hiểu, am tường về người nông dân tới tận cùng,dành cho họ những tình cảm yêu mến, trân trọng cảm thông sâu sắc mới viếtnên một truyện ngắn hay như thế. Với một nhân vật lão Hạc trong truyện ngắncùng tên, Nam Cao đã khẳng định được tên tuổi của mình. Ông đã “khơi đượcnhững nguồn chưa ai khơi” và ghi lại trong lòng độc giả những tình cảm yêumến.bởi Nguyễn Ngọc 10/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
-
Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện cũng cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với những người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.
Thân bài: Phân tích và nêu cảm nghĩ về lão Hạc
Nhân vật chính của Lão Hạc chính là nhân vật Lão hạc, xoay quanh câu chuyện bán chó của Lão hạc, Nam Cao đã xây dựng thành công hàng loạt những chi tiết, những tình huống mà qua đó ta có thể thấy được những phẩm chất tốt đẹp của lão. Trước hết, lão Hạc hiện lên là một con người trọng tình, trọng nghĩa, sống thủy chung. Khi vợ lão Hạc mất, để lại cho lão một cậu con trai,lão vô cùng yêu quý người con trai này, sống đơn độc,một thân một mình gà trống nuôi con mà không tính đến chuyện đi bước nữa.
Con người tình nghĩa của lão hạc còn thể hiện thông qua việc bán chó. Từ khi cậu con trai bỏ nhà đi đồn điền cao su,người bạn duy nhất của lão Hạc chính là một con chó được lão đặt tên là Cậu Vàng. Qua cách đặt tên này ta cũng có thể cảm nhận được tình cảm của lão đối với con chó, bởi vậy mà đứng trước quyết định bán chó lão đã vô cùng phân vân, khó xử.
Trải qua một trận ốm nặng, Lão Hạc không thể làm được những công việc nặng, tiền bạc cũng ngót đi không ít, mà lão cùng với một con chó cũng tiêu tốn khá nhiều tiền “Sau trận ốm,lão yếu đi ghê lắm. Những công việc nặng không làm được nữa. Làng sợ mất vé sợi, nghề vải đành phải bỏ. Đàn bà dỗi dãi nhiều. Còn tí việc nhẹ nhàng nào họ tranh giành nhau làm tất cả. Lão Hạc không có việc. Rồi lại bão. Hoa màu bị phá sạch sành sanh…Một lão với một con chó,mỗi ngày ba ào gạo, mà ra sự, vẫn con đói deo đói dắt”.
Chính vì sống quá tình nghĩa nên Lão Hạc vô cùng đau khổ, day dứt khi bán đi cậu Vàng. Tuy là tình thế bắt buộc, mặt khác cậu Vàng cũng chỉ là một con chó, nhưng đối với Lão Hạc mà nói thì con chó ấy còn là người bạn, người con, người thân trong gia đình của mình. Bởi vậy mà khi bán cậu Vàng, lão Hạc cảm thấy mình như thế lại đi lừa một con chó : “ A! lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử tôi như thế này à”.
Khi bán chó, Lão Hạc đã sang nhà ông giáo, Nam Cao đã có cách miêu tả đầy chân thực khuôn mặt đau khổ của lão trước việc bán chó: : “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Nhìn lão Hạc khóc, ông giáo đã thay đổi suy nghĩ, cảm thông sâu sắc với lão và không còn tiếc năm cuốn truyện của mình như trước nữa: : “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa”
Ở tư cách của người cha, lão Hạc là một người cha thương con. Vợ mất sớm lão phải một mình vất vả nuôi con mà không hề nghĩ đến việc đi bước nữa. lão luôn tự trách mình không làm tròn bổn phận của người cha, lo lắng cho cuộc sống của con khiến nó phẫn chí mà bỏ đi đồn điền. Ngay đến khi chết, Lão Hạc vẫn hối hận vì ngày xưa không cho con bán vườn lấy vợ. Tình thương của người cha này còn thể hiện thông qua việc tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Quá nghèo khổ, không còn cái ăn,lão hạc không muốn nhận sự thương hại từ người khác, càng không muốn tiêu vào số tiền mà mình dành dụm cho con nên lão đã tự kết thúc cuộc sống của mình theo cách thức đầy dữ dội.
bởi Huỳnh Anh Kha 11/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nông dân Việt Nam muôn đời nay luôn lam lũ, vất vả. Họ sống có khi sung túc, có khi cơ cực. Nhưng ở họ luôn sáng ngời phẩm chất tốt đẹp. Việt Nam những năm 1930-1945 đói khổ, nghèo nàn, lạc hậu phải chịu ách áp bức vừa của thực dân vừa của phong kiến. Cái đòi cái nghèo tròng lên cổ nhân dân đặc biệt người nông dân áo vải lấm lem. Trước hình tượng ấy, rất nhiều nhà văn đương thời chọn lựa làm hình mẫu cho đề tài viết văn của mình. Trong đó có Nam Cao. Ông đã khắc hoạ bức chân dung Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên sinh động, chân thực.
Lão Hạc dưới ngòi bút Nam Cao là lão nông nghèo. Ba sào vườn, một túp lều, một con chó vàng... đó là tài sản, vốn liếng của lão. Vợ chết đã lâu, cảnh gà trống nuôi con, lão lần hồi làm thuê kiếm sống. Lão có đứa con trai nhưng vì nghèo mà không cưới được vợ cho con khiến con bỏ đi đồn điền không biết ngày về. Lão sống với con chó Vàng, chăm sóc, nuôi nấng nó như đứa con. Ngoài con chó làm bạn, Lão Hạc thường kể chuyện và tin tưởng duy nhất chỉ mình ông giáo cạnh nhà.
Trước hết hiện lên ở lão Hạc là phẩm chất sáng ngời của một tâm hồn thuần nông chất phác. Lão Hạc là một người giàu tình yêu thương. Lão yêu con, hi sinh tất cả vì con. Không cưới được vợ cho con lão day dứt, luôn trăn trở vì điều đó. Lão đau đớn khi con sắp đi làm phu đồn điền cao su. Lão chỉ biết khóc: "Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta dã chụp rồi (...). Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi ?". Những gì trong vườn, bán được bao nhiêu lão dành dụm cho con, hi vọng khi con trở về "có chút vốn mà làm ăn". Lão không chỉ yêu thương đứa con của mình mà còn yêu cả con chó Vàng, chăm nó như người con cho nó ăn cơm trong bát sứ như nhà giàu. Bắt rận hoặc đem nó ra cầu ao tắm. Lão ăn gì cũng chia cho cậu Vàng cùng ăn. Lão ngồi uống rượu, cậu Vàng ngồi dưới chân, lão nhắm một miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Lão tâm sự với cậu Vàng như tâm sự với một người thân yêu ruột rà.
Lão còn giàu lòng tự trọng, lương thiện. Bán con chó mà lão thấy ân hận, day dứt không nguôi. Lão chọn cái chết đau đớn. Chết vì ăn bả chó khiến người đọc đau lòng thay cho lão. Cái chết ấy là sự minh chứng cho lòng tự trọng của lão. Lão thà chết cũng không bao giờ chịu làm vẩn đục tâm hồn, lương tâm của mình. Đến khi chết lão vẫn nghĩ về đứa con, nghĩ về con Vàng. Quả thực thật đáng trân trọng.
Nhưng lão Hạc cũng như bao người nông dân khác. Lão nghèo đói, cơ cực. Mất mùa thêm trận ốm khiến lão đã nghèo lại càng nghèo và chính vì thế dẫn đến nhiều chuyện về sau. Lão nghèo nên chẳng thể cưới vợ cho đứa con duy nhất. Lão nghèo nên con Vàng không nuôi nổi phải bán đi. Lão không dám ăn, chỉ ăn dè ăn dặt, ăn củ khoai, củ chuối vớ được cái gì lão ăn cái nấy vì sợ động vào tiền của con. Lão nghèo đến mức phải tìm đến cái chết vì nghĩ sẽ không chịu được mà động vào tiền cho con. Cái nghèo khiến lão đáng thương. Nhưng đó là cái nghèo chung của toàn người nông dân thời bấy giờ. Luôn thiếu ăn, thiếu mặc, đời sống khó khăn, cơ cực.
Và lão Hạc sống cuộc đời không lúc nào yên ổn. Khi còn sống luôn day dứt vì không lấy vợ được cho con khiến con bỏ đi đồn điền. Lão đau khổ, khóc trong đau đớn vì bán con Vàng. Đến khi chết lão chọn cái chết đau đớn. Cái chết biết trước, cái chết chủ ý đầy đau lòng. Sống hay chết lão đều khổ tâm.
Dưới ngòi bút của Nam Cao, Lão Hạc hiện lên chân thực vẻ đẹp của một lão nông nghèo khổ, đáng thương nhưng thiên lương luôn trong sạch. Để tư đó ta trân trọng mến yêu người nông dân thời xưa và cả thời nay.bởi Eath Hour 14/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nông dân Việt Nam muôn đời nay luôn lam lũ, vất vả. Họ sống có khi sung túc, có khi cơ cực. Nhưng ở họ luôn sáng ngời phẩm chất tốt đẹp. Việt Nam những năm 1930-1945 đói khổ, nghèo nàn, lạc hậu phải chịu ách áp bức vừa của thực dân vừa của phong kiến. Cái đòi cái nghèo tròng lên cổ nhân dân đặc biệt người nông dân áo vải lấm lem. Trước hình tượng ấy, rất nhiều nhà văn đương thời chọn lựa làm hình mẫu cho đề tài viết văn của mình. Trong đó có Nam Cao. Ông đã khắc hoạ bức chân dung Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên sinh động, chân thực.
Lão Hạc dưới ngòi bút Nam Cao là lão nông nghèo. Ba sào vườn, một túp lều, một con chó vàng... đó là tài sản, vốn liếng của lão. Vợ chết đã lâu, cảnh gà trống nuôi con, lão lần hồi làm thuê kiếm sống. Lão có đứa con trai nhưng vì nghèo mà không cưới được vợ cho con khiến con bỏ đi đồn điền không biết ngày về. Lão sống với con chó Vàng, chăm sóc, nuôi nấng nó như đứa con. Ngoài con chó làm bạn, Lão Hạc thường kể chuyện và tin tưởng duy nhất chỉ mình ông giáo cạnh nhà.
Trước hết hiện lên ở lão Hạc là phẩm chất sáng ngời của một tâm hồn thuần nông chất phác. Lão Hạc là một người giàu tình yêu thương. Lão yêu con, hi sinh tất cả vì con. Không cưới được vợ cho con lão day dứt, luôn trăn trở vì điều đó. Lão đau đớn khi con sắp đi làm phu đồn điền cao su. Lão chỉ biết khóc: "Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta dã chụp rồi (...). Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi ?". Những gì trong vườn, bán được bao nhiêu lão dành dụm cho con, hi vọng khi con trở về "có chút vốn mà làm ăn". Lão không chỉ yêu thương đứa con của mình mà còn yêu cả con chó Vàng, chăm nó như người con cho nó ăn cơm trong bát sứ như nhà giàu. Bắt rận hoặc đem nó ra cầu ao tắm. Lão ăn gì cũng chia cho cậu Vàng cùng ăn. Lão ngồi uống rượu, cậu Vàng ngồi dưới chân, lão nhắm một miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Lão tâm sự với cậu Vàng như tâm sự với một người thân yêu ruột rà.
Lão còn giàu lòng tự trọng, lương thiện. Bán con chó mà lão thấy ân hận, day dứt không nguôi. Lão chọn cái chết đau đớn. Chết vì ăn bả chó khiến người đọc đau lòng thay cho lão. Cái chết ấy là sự minh chứng cho lòng tự trọng của lão. Lão thà chết cũng không bao giờ chịu làm vẩn đục tâm hồn, lương tâm của mình. Đến khi chết lão vẫn nghĩ về đứa con, nghĩ về con Vàng. Quả thực thật đáng trân trọng.
Nhưng lão Hạc cũng như bao người nông dân khác. Lão nghèo đói, cơ cực. Mất mùa thêm trận ốm khiến lão đã nghèo lại càng nghèo và chính vì thế dẫn đến nhiều chuyện về sau. Lão nghèo nên chẳng thể cưới vợ cho đứa con duy nhất. Lão nghèo nên con Vàng không nuôi nổi phải bán đi. Lão không dám ăn, chỉ ăn dè ăn dặt, ăn củ khoai, củ chuối vớ được cái gì lão ăn cái nấy vì sợ động vào tiền của con. Lão nghèo đến mức phải tìm đến cái chết vì nghĩ sẽ không chịu được mà động vào tiền cho con. Cái nghèo khiến lão đáng thương. Nhưng đó là cái nghèo chung của toàn người nông dân thời bấy giờ. Luôn thiếu ăn, thiếu mặc, đời sống khó khăn, cơ cực.
Và lão Hạc sống cuộc đời không lúc nào yên ổn. Khi còn sống luôn day dứt vì không lấy vợ được cho con khiến con bỏ đi đồn điền. Lão đau khổ, khóc trong đau đớn vì bán con Vàng. Đến khi chết lão chọn cái chết đau đớn. Cái chết biết trước, cái chết chủ ý đầy đau lòng. Sống hay chết lão đều khổ tâm.
Dưới ngòi bút của Nam Cao, Lão Hạc hiện lên chân thực vẻ đẹp của một lão nông nghèo khổ, đáng thương nhưng thiên lương luôn trong sạch. Để tư đó ta trân trọng mến yêu người nông dân thời xưa và cả thời nay.bởi Lê Trần Khả Hân 28/05/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Viết một bài văn giới thiệu về tác giả thơ mới:
- Giới thiệu chung: tên, quê, xuất thân, năm sinh, năm mất
- Cuộc đời - con người ( tiểu sử )
- Sự nghiệp sáng tác:
+) Tác phẩm chính
+) Phong cách sáng tác
+) Vị trí trong nên văn học
24/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
Giúp mình với ạ
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tịnh thần tự học trong đoạn văn sử dụng ít nhất 2 câu ghép
giúp mik với ak mik cần gâsp
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Trong câu: Người xưa có câu: “Lá lành đùm lá rách” khuyên chúng ta phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau Dấu ngoặc có có ý nghĩa gì
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Câu này dùng biện pháp tu từ so sánh hay nhân hóa vậy ?
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
14/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đề bài: Viết đoạn văn quy nạp trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm (trong đó có 1 câu mở rộng gạch chân chú thích). mik cảm ơn trc ạ
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết 12 câu theo kiểu tổng phân hợp phân tích hình ảnh 2 cây Phong qua cảm nhận nhân vật tôi dùng 1 thán từ 1 câu ghép
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trở về sau 1 ngày lm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những j mà em nó đã làm: “ Mẹ ơi lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy.Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ:”Trời ơi”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi ko đúng chỗ của con. Càng la mắng , chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “ Con yêu mẹ” được viết nắn nón trên tường , viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòe đi.”
a. Nội dung chính của văn bản
b. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên? ( diễn đạt bằng 1 đoạn văn ngắn từ 4-6 câu)
c. Thái độ của người mẹ trong câu chuyện trên?
20/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tự sự kể về việc học của em ở năm lớp 8
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
thuyết minh về phòng thư viện ( đừng lấy mẫu mạng ạ)
giúp nhanh cho mik vs ạ mình cần gấp
mình cảm ơn
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
giúp mình với ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu nội dung của văn bản Lão Hạc - Nam Cao.
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
ĐỀ BÀI:
Em hãy lập dàn ý chi tiết kể về một lần về thăm trường cũ.
Lập dàn ý chi tiết
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ cảm nghĩ về công lao cha mẹ đối với con(từ 10 đến 15 dòng) jup e ik sắp thi rùi ạ :<<
làm đoạn văn
03/01/2023 | 0 Trả lời
-
Bài câu chuyện về những hạt muối
04/01/2023 | 3 Trả lời
-
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì “chị sâu róm “sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ".
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau : “Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế?”
Câu 3. Tìm một phép tu từ có trong văn bản trên và nêu tác dụng.
Câu 4. Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.”
Câu 5. Nêu thông điệp mà em tâm đắc nhất ? Lí giải vì sao?
Bài Tập Tết mn giúp mình nhaa
15/01/2023 | 0 Trả lời
-
nhà văn pháp ana-tôn prăng-xơ từng nói đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người qua bài thơ ông đồ làm sáng tỏ câu nói đó . GIÚP MK VS, MK CẢM ƠN NHA ♡
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
dàn ý thuyết minh danh lam thắng cảnh bình dương giúp em với em bó tay rồi huhu
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau…(Trích Chợ tết – Đoàn Văn Cừ)
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
2.Tìm các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong khổ thơ trên.
3. Khái quát nội dung khổ thơ trên bằng một câu văn.
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm và phân tích tác dụng những hình ảnh ý nghĩa biểu tượng trong bài thơ nhớ rừng?
14/02/2023 | 1 Trả lời
-
Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình
15/02/2023 | 1 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Phân tích hình ảnh ông đồ ở 4 khổ thơ đầu
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Xã hội Việt Nam trong thời kì hội nhập nét văn hóa vẫn được chân trọng giữ gìn từ văn bản ông đồ kết hợp vs hiểu biết của em viết 1 phần 2 trang giấy nêu nêu nên suy nghĩ về nhận xét trên * yêu cầu : ko cần 1 phần 2 trang giấy cũng đc a
20/02/2023 | 0 Trả lời
-
quyết định dời đô về vùng đất nhiều lợi thế trên em hiểu gì về đức vua lí thái tổ
trả giùm với ạ
21/02/2023 | 1 Trả lời