Viết đoạn văn tả đôi mắt của mẹ
Hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả đôi mắt của mẹ
Trả lời (2)
-
Tôi ngồi đây trong một buổi chiều mùa thu Hà Nội, đưa mắt nhìn ra ô cửa sổ lấp ló những bóng nắng đang mải mê rót mật xuống hiên nhà. Chợt nhắm mắt lại, tôi cảm thấy như có một làn gió nhẹ mát vừa thoáng qua, đưa tôi trở về với những kỉ niệm ngày thơ ấu. Đây đã là một thói quen của tôi vào mỗi chiều thứ bảy cuối tuần. Đi học xa nhà, đôi lúc cảm thấy chạnh lòng với một nỗi buồn man mác trong tim. Ô cửa sổ bé tí nơi có có giàn gấc đỏ với đàn gà con là nơi làm bạn với tôi mỗi khi buồn hay có tâm trạng cần sự tĩnh lặng một mình, đó cũng là khoảng không gian thanh bình hiếm có nơi trung tâm Hà Nội náo nhiệt và vội vã này. Không giống như những lần trước, khi nhắm mắt lại tôi không còn được thấy những chiều rong chơi thả diều với thằng bạn hàng xóm trên trần nhà hay mê mải một cuốn truyện hay mà để quên nồi canh đang cạn sôi trên bếp. Thật khác lạ, chỉ có duy nhất một hình ảnh quen thuộc đã hằn in vào tâm thức của tôi mỗi khi nhớ về, chính là một ánh mắt, một ánh mắt quen thuộc đến gần gũi, một ánh mắt luôn nhìn ra xa xăm nơi có khoảng không gian đậm nỗi u buồn đến trống trải – ánh mắt của mẹ tôi.
Như có gì đó thôi thúc, tôi chợt mở mắt ra và bắt đầu “ thốt lên’’ những dòng thơ đầu tiên miêu tả ánh mắt ấy của mẹ mình:
“ Đôi mắt ấy đôi mắt của mẹ tôi
Đôi mắt âu lo, nhọc nhằn, mong mỏi
Đôi mắt ấy suốt một đời còm cõi
Đôi mắt ưu tư còn lại đến bây giờ’’.
Mẹ tôi sinh ra trong một gia đình thuộc vào loại nghèo nhất phố. Nghèo chắc có lẽ là cái bối cảnh chung của đất nước lúc bấy giờ, nhưng nghèo mà còn đông con,cha mẹ không làm nhà nước, sống lụp xụp trong một căn nhà dựng tạm trên đống rác thì đúng là khó khăn chồng chất khó khăn. Ngay từ nhỏ mẹ chỉ được đi học đến hết năm lớp 3 vì gia đình khó khăn, lại phải chật vật kiếm sống nên ông bà ngoại cho mẹ nghỉ học. Cho đến giờ, mỗi lần đọc hay viết sai chính tả mẹ lại buồn nhớ lại chuyện ngày xưa. Mẹ kể, mẹ phải phải đi làm từ lúc còn rất nhỏ, bán kem, bán bánh, bán nước chè… quanh rạp chiếu bóng thành phố hay tất tả ngược xuôi buôn bán khắp các chợ làng, chợ huyện khắp nơi trong tỉnh. Mẹ không trách ông bà ngoại không cho mẹ đi học vì năm mẹ sinh (1968) cũng là năm chiến tranh ác liệt, gia đình đông người phải chạy lo từng bữa nên mẹ phải nghỉ học sớm. Các câu chuyện cũng chính là những hồi ức được mẹ kể một cách chậm rãi, đôi lúc bị ngắt quãng bởi ánh mắt đang nhìn xa xăm của mẹ, những giọt lệ không rơi mà rưng rưng trên khóe mắt mẹ càng làm tôi thương mẹ hơn. Dường như cái cuộc sống thời ấu thơ đó đã hằn in trong tâm trí của mẹ để rồi một lúc nào đó bất chợt ngồi nhớ lại, cảm xúc ấy lại trào dâng một thời nhọc nhằn, vất vả không thể quên. Mẹ thường kể cho tôi nghe nhiều chuyện thời thơ ấu của mình, nhưng chuyện buồn thường nhiều hơn vui. Thật vậy, lấy đâu ra niềm vui giữa một không gian với những tiếng bom, tiếng súng, giữa những bộn bề chuyện áo cơm cho cả gia đình. Cuộc sống ấu thơ không chỉ dừng lại ở đó, mọi thứ như không lúc nào ngơi sóng gió, đôi lúc vượt quá sức chịu đựng của con người, nhưng con người ta vẫn phải gắng gượng để sống, để đối mặt với những tháng ngày tiếp theo mà không biết sẽ ra sao. Tất cả như khắc nghiệt hơn khi đúng vào mùa mưa lũ năm ấy ông ngoại tôi qua đời trong một cơn ho mãn tính vì phổi bị tổn thương do lao lực. Mẹ kể, ông mất đúng vào mùa mưa một năm trước khi tôi chào đời, gia đình khó khăn khi những đồng tiền dành giụm cuối cùng bà ngoại đem mua cỗ quan tài cho ông, nước mắt đau xót cho người vừa nằm xuống hòa cùng giọt lệ mưa tuôn như muốn gào thét, muốn quật ngã tất cả. Mẹ tôi nói rằng cũng vì chính sau đợt ấy, mắt mẹ mờ dần đi nhiều. Chôn chặt những kí ức đau buồn vào trong tim, đôi mắt ấy của mẹ lại sắp phải chịu đựng những giông bão cuộc đời chuẩn bị ập tới khi mẹ ngậm ngùi bước chân về nhà chồng. Không như những người bạn khác lấy chồng và có một cuộc sống sung túc, hạnh phúc, cái khổ, cái vất vả vẫn luôn đeo bám mẹ. Bố tôi không phải là người chăm chú đến việc làm ăn kiếm tiền, bố luôn tỏ ra khinh mẹ chỉ vì nhà mẹ nghèo, mẹ ít học, những trận đòn đêm cứ ám ảnh tôi từ lúc bé cho đến bây giờ. Hằng đêm, không lúc nào tôi nguôi lo sợ mẹ bị bố đánh, chỉ vì một bức xúc gì đó, bố quay sang mắng mẹ và đánh mẹ, những lý do tưởng chừng như vô lý ấy lặp đi lặp lại suốt một thời gian dài cho đến khi tôi và em tôi lớn khôn. Khóc hết nước mắt vì một thời thơ ấu cơ cực, nay lại một lần nữa vì chuyện gia đình, đôi mắt mẹ không còn sáng trong như trước mà luôn nặng trĩu đôi hàng lông mày rủ xuống như kéo theo biết bao nỗi buồn, nỗi cơ cực trong tim. Kinh tế cũng chính là nguyên nhân của mỗi cuộc cãi vã giữa mẹ và bố. Kiếm được đồng tiền giữa thời buổi này đâu có dễ, phải là con người có đầu óc biết buôn bán lãi lời mới mong khá được, và đó cũng chính là nguyên nhân bố quay sang nói mẹ, chê mẹ là người ít học, ít hiểu biết nên mặc dù có buôn bán cũng không kiếm ra tiền. Nhà tôi ngày trước sống chung với ông bà, có một cái sân nho nhỏ, cứ chiều chiều là gió mát lộng, mỗi lần gội đầu xong tôi lại thấy mẹ ngồi ngoài bậu cửa, xõa hàng tóc dài mượt mà thơm mùi nước lá bưởi chải đầu. Mẹ ngồi đó, vừa chải đầu vừa nhìn ra xa, đến một góc vô định nào đó và cũng chính khoảnh khắc ấy, tôi hiểu rằng mẹ đang buồn. Chắc có lẽ tôi tự thấy mình là một đứa con trai luôn quan sát và lặng nhìn theo mẹ, tôi biết mẹ đang nghĩ gì, những lúc như thế tôi thường lại gần và ngồi vào lòng mẹ, mẹ chỉ mỉm cười và lại nhìn ra xa. Trải qua biết bao chuyện vui buồn, qua bao năm tháng nhọc nhằn ánh mắt mẹ vẫn luôn nhìn ra xa như vậy mỗi lúc buồn hay suy nghĩ . Đôi mắt ấy đã phải chứng kiến, đã trải qua không ít thăng trầm trong cuộc sống, đôi mắt ấy cũng ngày càng mờ đi theo năm tháng. Giờ đây, khi đã đi qua gần hết nửa cuộc đời, đôi mắt mẹ đã không còn nhìn rõ như trước nữa, nheo lại, chùng xuống cùng với khuôn mặt gầy gò và làn da sạm đi theo thời gian. Trước đây khi chưa lên đại học, tôi thường ngồi một mình, lặng đi để quan sát người mẹ tần tảo của mình. Mẹ luôn thức để làm mọi việc cho đến khuya, một mình thôi và cũng thức dậy rất sớm ngồi lụi cụi nhóm bếp, những làn khói đục bay nghi ngút làm hoen đôi mắt mẹ, những lúc ấy tôi lại thấy thương mẹ nhiều hơn. Có lần, thấy mẹ dậy sớm, tôi chợt hỏi mẹ: “ Mẹ ơi, sao hôm nào mẹ cũng dậy sớm thế’’. Mẹ chỉ trả lời với một tâm trạng buồn bã: “ Tiền nó thúc mẹ dậy sớm đấy’’. Vậy đấy, vẫn là vì miếng cơm manh áo cho cả gia đình, mẹ dậy sớm làm mọi việc từ chuẩn bị hàng cho ngày hôm đó, đi chợ, nhóm bếp, quét dọn nhà cửa… mẹ dậy trong lúc các con vẫn say sưa bên giấc ngủ . Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại ánh mắt ấy tôi lại muốn chạy về ngay với mẹ, ôm mẹ thật lâu để không bao giờ phải xa mẹ nữa. Kỉ niệm về những câu chuyện, về ánh mắt buồn của mẹ chợt vụt tắt khi đâu đó vang vọng lên những câu hát mượt mà làm tôi không sao kìm nén được cảm xúc của mình: “…mẹ ngồi ru con đong đưa vọng buồn, mẹ ngồi ru con mây qua đầu ghềnh lạy trời mưa tuôn, lạy trời mưa tuôn cho đất sợi mềm hạt mầm vun lên, mẹ ngồi ru con nước mắt nhọc nhằn xót xa đời mình’’.
Ai trong mỗi chúng ta đều có mẹ, nhưng mỗi người lại có một hoàn cảnh khác nhau và đã bao giờ trong cuộc sống, chúng ta vô tình bắt gặp một ánh mắt nào đó chứa chan bao cảm xúc như ánh mắt của mẹ? Đối với tôi, ánh mắt ấy không đẹp như ánh mắt của một vị thần hay của một nghệ sĩ nào khác, mà nó luôn đượm buồn, mơ màng và sâu lắng bao nỗi nhọc nhằn, vất vả của một đời người sống trong cam chịu, thương yêu. Không một họa sĩ, nhạc sĩ hay một nhà thơ nào có thể sáng tác một tác phẩm nói lên hết vẻ đẹp của ánh mắt người mẹ, bởi nó đơn giản là một tuyệt tác mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi đứa con chúng ta, và chỉ có sự rung động, tình thương yêu từ chính con tim mỗi người con mới có thể hình dung và cảm nhận hết vẻ đẹp từ đôi mắt của người mẹ, một đôi mắt luôn ám ảnh chúng ta cho đến suốt cuộc đời.
bởi Nguyễn Huỳnh 08/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Với em, gương mặt mẹ là một hình ảnh vô cùng thân thuộc luôn thường trực trong tâm trí. Mẹ em năm nay đã hơn ba mươi tuổi nhưng gương mặt mẹ trẻ hơn tuổi rất nhiều. Gương mặt mẹ hình trái xoan được ôm lấy bởi mái tóc đã cắt ngắn, đen và thẳng. Những sợi tóc rất đẹp ấy phủ chéo một phần trên trán mẹ. Đôi mắt của mẹ long lanh như lúc nào cũng ánh lên niềm vui. Đuôi mắt dài nhìn rất đẹp! Mẹ có chiếc mũi dọc dừa và đôi môi nhỏ nhắn, hồng tươi. Mỗi khi mẹ cười, lại để lộ ra hàm răng trắng và một chiếc răng khểnh thật duyên. Nhưng em thích nhất làn da của mẹ. Da mẹ trắng và mịn, mỗi khi có chuyện gì vui, em chỉ muốn ôm chầm lấy mẹ và thơm nhẹ lên đôi má của mẹ. Gương mặt của mẹ em thật đẹp, em lại thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn được thấy những nụ cười nở tươi trên gương mặt mẹ.
bởi Thăng rank 18/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu
09/12/2022 | 0 Trả lời
-
TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ
31/01/2023 | 0 Trả lời
-
một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )
03/02/2023 | 0 Trả lời
-
Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì
07/02/2023 | 0 Trả lời
-
tác dung ngôi kể
16/02/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông
Cánh tay áo này rộng quá
Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa
Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay
Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
22/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?
14/03/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày về vấn đề bạo lực học đường
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
viết lại cảm nghĩ về bài Lượm
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?
Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn
01/04/2023 | 5 Trả lời
-
Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em
18/04/2023 | 0 Trả lời
-
17/05/2023 | 0 Trả lời
-
25/07/2023 | 0 Trả lời
-
14/08/2023 | 0 Trả lời
-
15/10/2023 | 2 Trả lời