YOMEDIA
NONE

Tìm một ví dụ cho các kiểu so sánh cùng loại, so sánh với vật...

1. Tìm một ví dụ với mỗi mẫu so sánh sau:

a) So sánh cùng loại :

(1) So sánh người với người :

Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo. Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền.

( Phạm Tuyên, Lời bài hát Cô và mẹ )

(2) So sánh vật với vật:

Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ [...]

( Vũ Tú Nam, Cây gạo )

b) So sánh khác loại :

(1) So sánh vật với người :

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh.

( Đồng Xuân Lan, Về ngôi nhà đang xây )

(2) So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng :

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Tìm những câu văn có sự dụng phép so sánh trong các văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau. Chọn và viết vào vở các câu đó( từ 5 câu trở lên ).

( Bạn nào làm nhanh và đúng nhất cho mik chỉ tong tối nay thì mik sẽ tick và kết bạn với người đó)

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • a, So sánh cùng loại :

    1, So sánh người với người :

    Bác Hồ là vị cha chung

    Là sao Bắc Đẩu, là vậng Thái Dương.

    Người là cha, là bác, là anh

    Qủa tim lớn, lọc trăm dòng máu đỏ.

    2, So sánh vật với vật :

    Biển xanh veo màu mảnh chai.

    Những ánh đèn mọc lên như sao sa.

    Cầu cong như chiếc lược ngà.

    b, So sánh khác loại :

    1, So sánh vật với người :

    Cô giáo hiền như con nai rừng.

    Mẹ già như chuối chín cây.

    2, So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng :

    Bờ sông hoang dại như một bầy tiên nữ.

    Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích.

    Bài 2 :

    Câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Bài học đường đời đầu tiên và sông nước Cà Mau là :

    - Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừ lia qua.

    - Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy.

    - Cánh chỉ ngắn củn như người mặc áo gi - lê.

    - Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

    - Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện.

    - Rừng đước dựng lên như hai dãy trường thành vô tận.

      bởi Nguyễn Trọng Hùng 11/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON