YOMEDIA
NONE

Thế là nào Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ

Thế là nào Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ???

GIÚP VỚI

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v.

    Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, v.v.. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

    Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v... của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.

      bởi Nguyễn Thiên Trang 02/10/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • I) Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất , nêu người hay sự vật làm chủ sự việc trong câu. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi :Ai ? Cái gì ? Con gì ? Việc gì ? Sự vật gì ?

    - Phần nhiều danh từ và đại từ (xem phần nói rõ thêm *) giữ chức vụ chủ ngữ. Các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ ( gọi chung là thuật từ ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ.

    VD :

    – Học tập là quyền lợi và đồng thời là nghĩa vụ của mỗi chúng ta.

    Học tập là động từ. Trường hợp này, được hiểu là “Việc học tập”.

    – Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại.

    Tốt đẹp, xấu xa là tính từ . Trường hợp này được hiểu là “cái tốt đẹp”, “cái xấu xa”.

    + Chủ ngữ có thể là một từ.

    VD : – Học sinh học tập.

    + Cũng có thể là một cụm từ.

    VD: – Tổ quốc ta giàu đẹp.

    Tổ quốc ta là chủ ngữ gồm có hai từ ghép lại : Tổ quốc và ta.

    Trường hợp này gọi là bộ phận chủ ngữ

    + Cũng có thể là cụm chủ vị.

    VD: – Chiếc bút bạn tặng tôi rất đẹp.

    Chiếc bút bạn / tặng tôi là cụm C-V.

    Trường hợp này gọi là bộ phận chủ ngữ

    II) VỊ NGỮ

    - Vị ngữ là bộ phận thứ hai nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm … của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ; có thể dùng trả lời câu hỏi : Làm gì ? Như thế nào ? Là gì ?

    + Vị ngữ có thể là một từ.

    VD :

    – Chim hót.

    – Chim bay.

    + Vị ngữ cũng có thể là một cụm từ.

    VD:

    – Mấy con chiền chiện ríu rít gọi nhau trên tầu cau.

    Trường hợp này gọi là bộ phận vị ngữ.

    + Cũng có thể là cụm chủ vị.

    VD:

    – Bông hoa này cánh còn tươi lắm.

    cánh / còn tươi lắm là cụm chủ vị.

    Trường hợp này gọi là bộ phận vị ngữ.

    III) Trạng Ngữ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …

    Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

    VD:

    - Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại.

    Tôi / lại về thăm Ngoại” là một cụm chủ – vị, được từ Thỉnh thoảng bổ nghĩa, làm rõ việc tôi về thăm Ngoại là không thường xuyên, do đó Thỉnh thoảng là trạng ngữ. Còn khi phân loại trạng ngữ thì Thỉnh thoảng là từ chỉ về thời gian nên Thỉnh thoảng trong câu trên là trạng ngữ chỉ thời gian.

    - Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà.

    Với giọng nói từ tốn là trạng ngữ chỉ cách thức.

    - Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về.

    Trước cổng trường là trạng ngữ chỉ địa điểm.

    - Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.

    Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ là trạng ngữ chỉ mục đích.

    - Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm, vì muốn mẹ đỡ vất vả.

    Vì muốn mẹ đỡ vất vả là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

      bởi Trần Nguyên Bích Vân 02/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON