Tả lại vẻ đẹp của cây đa, bến nước, sân đình
Tả lại vẻ đẹp của cây đa, bến nước, sân đình nơi làng quê em.
HELP ME!!!
Trả lời (2)
-
“Cây đa, bến nước, sân đình” là biểu tượng của làng quê truyền thống Việt Nam. Ngày nay, những hình ảnh ấy không còn rõ nét nhưng nó vẫn như cái hồn, được truyền tụng, tiếp biến dệt nên tình yêu thương, sự gắn bó, đoàn kết trong mỗi con người đất Việt.
Từ sơ khai, khi con người biết cố kết thành cộng đồng để chế ngự thiên nhiên, sản xuất ra của cải vật chất đã hình thành các làng quê. Rồi cùng với thời gian, những cộng đồng người Việt đã sản sinh ra những làng quê đậm chất văn hóa. Nơi đó, một cộng đồng người Việt cùng quần tụ sinh sống với nguyên tắc trọng tình, ngại di chuyển. Họ lấy gia đình, họ hàng, láng giềng làm mối quan hệ giao tiếp, sinh hoạt hàng đầu trong cuộc sống thường nhật.
Với nền văn minh lúa nước và sự khắc nghiệt của thiên tai, người trong làng phải quần tụ để giúp nhau trong sản xuất và chế ngự thiên nhiên. Do vậy, ngoài mối quan hệ thân tộc, cùng sống trong một làng, họ đều liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên tình làng, nghĩa xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”… Tính cộng đồng đã trở thành nguyên tắc sống của các làng quê để người ta phải nhắc nhau “bán anh em xa, mua láng giềng gần”…
Tính cộng đồng đã gắn kết các thành viên trong làng lại với nhau. Điều này được thể hiển rõ qua các hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình. Cây đa là nơi ngồi mát, nghỉ ngơi của người dân sau những buổi làm đồng mệt nhọc, nóng bức, là chốn nghỉ chân của lữ khách qua đường. Bởi vậy, cây đa được là nơi giao tiếp của làng với thế giới bên ngoài. Người Việt xem cây đa như một biểu tượng linh thiêng, vừa gần gũi, thành kính, vừa sợ hãi “thần cây đa, ma cây gạo”… Cùng với cây đa là bến nước. Bến nước có thể là một đoạn của con sông chảy qua làng, hoặc một hồ nước của làng, cũng có thể chỉ là một giếng nước. Đây chính là nơi giao lưu, chia sẻ của những người phụ nữ trong khi tắm cho con, vo gạo, rửa rau…
Nếu như bến nước là nơi dành cho những người phụ nữ thì sân đình lại là nơi tập trung của những người đàn ông. Sân đình là trung tâm hành chính, văn hóa xã hội của làng. Tất cả các việc quan trọng của làng đều diễn ra ở đây như hội họp, xét xử kiện tụng, đón rước quan trên, văn hóa - văn nghệ, giải trí… Đình làng là nơi thờ thành hoàng. Về khía cạnh tâm linh, đình có giá trị to lớn trong quyết định vận mệnh của cả làng. Một làng có phúc hay không người ta thường ngắm đình của làng đó xem thế đất và hướng đình có hợp phong thủy không. Đình làng thường có địa điểm thoáng đãng, có sóng nước hay ao hồ phía trước mang ý nghĩa tụ thủy thịnh mãn cho cả làng...
Tính cộng đồng tạo nên sức mạnh làng quê. Không chỉ chung sức để chế ngự thiên tai, giúp nhau sản xuất mà các làng quê còn tham gia đánh giặc, giữ làng. Hơn 4.000 năm lịch sử với bao cuộc chiến, làng quê như thành trì vững chắc không một thế lực nào có thể xâm lấn. Tính cộng đồng đã làm nên nền văn hóa làng bền vững. Chính đặc trưng này còn tạo nên tính cách người Việt: sống trọng tình, tương thân tương ái, giàu ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước.
Trong xã hội hiện đại, xét về mặt cấu trúc, kiến trúc, làng Việt Nam đã thay đổi toàn diện về mọi lĩnh vực. Trong xu thế đô thị hóa, CNH-HĐH, hầu như còn rất ít làng còn giữ được các biểu tượng truyền thống mang tính cổ điển của làng như lũy tre, cây đa, bến nước, sân đình. Tuy vậy, những đặc trưng tốt đẹp trong văn hóa làng của người Việt vẫn tồn tại và được thừa kế, phát huy. Không còn tập trung ở “cây đa, bến nước, sân đình” nhưng những hình ảnh người làng quê í ới gọi nhau cùng uống bát nước chè xanh; người tay liềm, tay cuốc cùng giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thiếu sức lao động; mang rau, gạo, các vật dụng đến cho người nghèo, người neo đơn; trong làng có người đau, người chết là ngay sau đó cả làng đều biết và đến chia sẻ… vẫn luôn hiện hữu. Đặc biệt, trong phong trào xây dựng NTM hiện, tính cộng đồng làng xã lại càng được phát huy hơn bao giờ hết. Người dân sẵn sàng hiến đất, hiến đường, góp tiền của, công sức xây dựng để làng ngày một phát triển và tươi đẹp hơn.
… Ngồi trong những nhà văn hóa của các thôn xóm hôm nay, chúng ta lại liên tưởng đến những sân đình ngày xưa. Xưa sân đình là nơi để các bậc nam nhi bàn việc làng, hội hè, đình đám, thì nay nhà văn hóa lại là nơi tụ họp không chỉ có riêng nam nhi mà cho tất cả người dân. Đây là nơi để người dân tụ họp nghe các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; là nơi thôn, xóm bàn việc tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, tổng kết, rút kinh nghiệm về các hoạt động; nơi biểu dương gương người tốt, việc tốt và nhắc nhở những người chưa tiến bộ. Nhà văn hóa còn là nơi để tất cả các thành viên trong làng tham gia sinh hoạt văn nghệ, rèn luyện TDTT… Như vậy, ở một góc độ nào đó, nhà văn hóa còn có tính chất như là sân đình ngày xưa…
Làng quê Việt mang bóng dáng người mẹ, là nơi khởi nguồn, hun đúc nhưng cũng là điểm tựa cho sức mạnh tinh thần. Bởi vậy, trong tâm khảm mỗi người con đất Việt, dù đi đâu, về đâu đều mang trong mình tinh thần đoàn kết, đùm bọc cũng như ý thức tự lực, tự cường và đều hướng về ngôi làng thân thương, cộng đồng thân thuộc của mình với tình cảm thiêng liêng. Và đó chính là cội nguồn sức mạnh, là ngọn nguồn của lòng yêu nước bất diệt của dân tộc Việt Nam.
bởi Bùi Nguyễn Vinh Hiển 06/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Trong các ngôi làng cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ, ta thường gặp một mô típ quen thuộc: Cây đa – Giếng nước – Sân đình. Bao thế hệ sinh ra và lớn lên, bao thăng trầm biến động của thời gian, Cây đa – Giếng nước – Sân Đình còn đó đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người.
Cây đa – Giếng nước – Sân dình được coi là biểu tượng của làng quê Việt Nam, là nơi diễn ra những sinh hoạt cộng đồng, nơi hẹn hò gặp gỡ xe duyên cho bao đôi lứa, đồng thời cũng là nhân chứng của lịch sử và ẩn chứa những quan niệm về vũ trụ của nhân dân ta.
Những năm tháng sơ khai trong lịch sử dân tộc, trước nhu cầu trị thủy, khai phá đất đai, chiến đấu chống kẻ thù hai chân và bốn chân, người Việt cổ có nhu cầu rất lớn về sự đoàn kết để tạo nên sức mạnh của cộng đồng. Những con người vì nghĩa lớn hy sinh thân mình được nhân dân tôn vinh thờ phụng. Trong dân gian vẫn lưu truyền quan niệm: “Thần cây đa, ma cây gạo”.
Sau mỗi mùa bội thu hay khi đã hoàn thành một công việc trọng đại, dân làng lại tập trung ở sân đình chung vui. Theo thời gian, sinh hoạt cộng đồng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống mỗi người.
Đình là nơi thờ Thành Hoàng và là nơi họp làng. Đây cũng là nơi tổ chức những lễ hội truyền thống văn hóa: Hội Lim, hội hát Xoan, hội võ vật đầu xuân…
Cây đa – Giếng nước – Sân đình còn là nơi hẹn hò, gặp gỡ nên duyên cho bao đôi lứa:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen…
Câu ca dao tình tứ, ý nhị sống mãi với thời gian như tình yêu bất tử.
Dân tộc Việt Nam vốn yêu chuộng tự do, hòa bình, nhưng kẻ thù không để chúng ta yên. Nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược. Đặc biệt từ khi có Đảng, những người nông dân với tình yêu quê hương đất nước lại từ giã ngôi nhà thân thương, từ giã mảnh vườn, thửa ruộng đã gắn bó biết bao kỷ niệm của mình cầm súng lên đường đánh giặc:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính
(Đồng chí – Chính Hữu)
Nhà thơ Chính Hữu đã phát hiện điểm sáng trong tình cảm của những người nông dân mặc áo lính. “Giếng nước, gốc đa” nhớ hay các anh luôn mang theo tình cảm của quê hương? Các anh chiến đấu hy sinh vì những điều bình dị, thân thương nhưng rất đỗi thiêng liêng máu thịt:
Anh đi để giữ quê mình
Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường
(Bao giờ trở lại – Hoàng Trung Thông)
Cây đa – Giếng nước – Sân đình còn là nơi ghi lại những sự kiện trọng đại, những dấu son bước trưởng thành của cách mạng Việt Nam:
Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng chiến thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Đất nước được độc lập, người dân được tự do, mặt trời cách mạng làm rạng rỡ thêm những giá trị tinh thần cao quí, những giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc. Dân tộc Việt Nam mãi mãi nhớ ơn lãnh tụ vô cùng kính yêu. Bác Hồ sống mãi trong lòng những người dân đất Việt. Trong gian tiền sảnh của Bảo tàng Hồ Chí Minh, Người đứng đó vẫy tay chào, phía sau là cây đa cổ thụ, tượng trưng cho truyền thống dân tộc sâu gốc bền rễ, tỏa bóng mát xum xuê cho đời và trên cao là mặt trời cách mạng soi sáng mỗi bước đi của dân tộc.
Trong quan niệm của người xưa, vũ trụ có ba tầng bốn thế giới. “Thiên -Địa – Nhân” là ba lực lượng có tương quan và quan hệ mật thiết với nhau. Cây đa chính là biểu tượng của cây vũ trụ, vừa phân cách, vừa là cầu nối với trời.
Với nhiều dân tộc trên thế giới, những cái giếng không đáy, con sông Stic, hay sông Mê… chính là nơi để người chết gột rửa và rũ bỏ quá khứ của mình trước khi hồi sinh và sống trong một thế giới khác.
Phải chăng chính từ quan niệm thế giới ba tầng thông tỏ và giao cảm ấy, mà từ xưa trong các làng cổ Việt Nam luôn hình thành, tồn tại bộ ba: Cây đa – Giếng nước – Sân đình, để rồi tự lúc nào đã trở thành biểu tượng thân thương của làng quê Việt Nam, là kỷ niệm cao đẹp không thể nào quên về nơi chôn nhau, cắt rốn của mình. Mỗi người dù ở lứa tuổi nào, sống ở chân trời góc biển nào, vẫn neo đậu lòng mình nơi quê hương yêu dấu, nơi có bao kỷ niệm dưới bóng đa mát rượi ríu rít tiếng chim chuyền cành, hay bên giếng làng trong vắt, dưới mái đình trang nghiêm mãi mãi dấu yêu.bởi Lê Trần Khả Hân 22/09/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu
09/12/2022 | 0 Trả lời
-
TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ
31/01/2023 | 0 Trả lời
-
một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )
03/02/2023 | 0 Trả lời
-
Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì
07/02/2023 | 0 Trả lời
-
tác dung ngôi kể
16/02/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông
Cánh tay áo này rộng quá
Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa
Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay
Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
22/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?
14/03/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày về vấn đề bạo lực học đường
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
viết lại cảm nghĩ về bài Lượm
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?
Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn
01/04/2023 | 5 Trả lời
-
Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em
18/04/2023 | 0 Trả lời
-
17/05/2023 | 0 Trả lời
-
25/07/2023 | 0 Trả lời
-
14/08/2023 | 0 Trả lời
-
15/10/2023 | 2 Trả lời