Phân tích truyện cổ tích Cây tre trăm đốt.
Phân tích truyện cổ tích Cây tre trăm đốt.
Trả lời (1)
-
Truyện cổ tích là một thể loại truyện luôn hấp dẫn và cuốn hút đối với bất cứ ai ngay từ tuổi thơ ấu. Những câu chuyện luôn có các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo cùng bài học nhân văn sâu sắc. “Cây tre trăm đốt” là một trong những câu chuyện hay nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Truyện cho người đọc, người nghe nhưng giây phút thư giãn, lý thú cùng bài học về cái thiện, cái ác, ở hiền nhất định sẽ gặp lành.
Truyện “Cây tre trăm đốt” khắc họa hai tuyến nhân vật nông dân với địa chủ, kẻ giàu với người nghèo trong đời sống xã hội Việt Nam trước đây. Đại diện cho hình ảnh người nông dân là anh nông dân nghèo khó, lam lũ, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh đi làm thuê cho nhà phú ông giàu có. Anh là một người chăm chỉ, chịu khó, làm việc hăng hái quần quật không ngại nắng mưa. Thấy anh thanh niên khỏe mạnh, siêng năng, tên phú ông gian xảo đã bày kế lợi dụng anh và nói rằng cứ làm việc chăm chỉ ông sẽ gả con gái cho. Qua hình ảnh anh nông dân nghèo cùng tên địa chủ tham lam, tác giả dân gian đã khắc họa rõ nét hình ảnh người nông dân Việt Nam chịu thương chịu khó, thật thà và lương thiện nhưng vì nghèo khó không có ruộng đất nên phải đi làm thuê làm mướn cho nhà địa chủ. Còn những tên địa chủ xưa qua cách kể của tác giả dân gian là những tên trọc phú giàu nhưng lại rất gian xảo, luôn bày kế bóc lột sức lao động của người dân lương thiện. Qua đây, người đọc hiểu hơn về cuộc sống của người nông dân dưới xã hội cũ.
Truyện mang những yếu tố kỳ ảo đặc sắc. Điều đó thể hiện trong chi tiết ông bụt cùng câu thần chú. Đó là chi tiết tưởng tượng rất hay trong câu chuyện cổ tích. Một thần tiên luôn giúp đỡ những người tốt bụng nhưng lại gặp hoàn cảnh éo le. Năm tháng trôi qua, anh nông dân vẫn làm việc chăm chỉ hàng ngày để có thể cưới con gái phú ông như lời hứa năm xưa. Nhưng đến ngày cô con gái đến tuổi lấy chồng, tên phú ông đã hứa gả cô cho người giàu có khác. Đến ngày cưới, phú ông lừa anh nông dân vào rừng chặt cây tre trăm đốt về ông mới gả con gái cho. Bản tính thật thà, anh hăm hở vào rừng chặt tre. Nhưng anh tìm mãi cũng không có cây nào đủ trăm đốt, anh buồn bã ngồi biết mình đã bị lừa nên khóc. May mắn lúc này bụt hiện lên và giúp đỡ anh, bụt nói anh tìm đủ trăm đốt tre rồi hô “khắc nhập, khắc nhập” thì sẽ có cây tre trăm đốt. Còn nếu muốn các đốt tre rời ra để mang về anh chỉ cần hô “khắc xuất, khắc xuất”. Chúng ta đã từng bắt gặp hình ảnh bụt qua truyện “Tấm Cám” đã giúp đỡ cô Tấm ngoan hiền, vị tiên trong “Bánh chưng, bành dày” đã giúp đỡ Lang Liêu hiếu thảo, chăm chỉ, thì nay lại gặp lại hình ảnh bụt giúp đỡ anh nông dân trong “Cây tre trăm đốt”. Qua chi tiết này, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh rằng những người lương thiện, chăm chỉ và luôn cố gắng thì dù gặp khó khăn gì cũng sẽ được quý nhân giúp đỡ.
Câu chuyện “Cây tre trăm đốt” thể hiện niềm tin, ước vọng của nhân dân lao động xưa, cái thiện luôn chiến thắng cái ác, ở hiền sẽ gặp lành. Anh nông dân trở về thì nhà địa chủ đang làm đám cưới linh đình cho cô con gái. Anh nói với địa chủ rằng đã mang được cây tre trăm đốt về thì ai nấy đều chế giễu anh làm gì có cây tre trăm đốt. Anh liền hô “khắc nhập, khắc nhập” thì trăm đốt tre liền lại thành cây tre đủ trăm đốt, cả lão địa chủ xấu xa cũng bị dính liền vào cây. Địa chủ van xin mãi và hứa rằng sẽ giữ lời để anh cưới con gái ông. Nói rồi anh nông dân hô “khắc xuất, khắc xuất” các đốt tre lại rời nhau ra và anh được cưới con gái địa chủ làm vợ. Cuối cùng thì người hiền lành, lương thiện cũng thỏa ước nguyện, anh nông dân nghèo chăm chỉ đã cưới được vợ. Qua đây, chúng ta thấy được niềm khát khao vươn lên, chiến thắng cái ác, khát khao hạnh phúc của nhân dân lao động xưa. Những người lao động nghèo khổ luôn bị trà đạp, bóc lột nhưng họ vẫn không ngừng bày tỏ ước mơ, khát khao của bản thân mình, mượn những câu chuyện dân gian như thế để giãi bày.
“Cây tre trăm đốt” là truyện cổ tích hay có từ lâu đời ở nước ta. Trải qua bao thế hệ nhưng câu chuyện vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay qua lời kể của bà, của mẹ, rồi được in trong sách, báo. Điều đó khẳng định sức sống mạnh liệt và bài học nhân văn sâu sắc từ những câu chuyện dân gian. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc của người xưa dạy dỗ con cháu đời đời về cuộc sống “ở hiền gặp lành”.
bởi thúy ngọc 28/02/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu
09/12/2022 | 0 Trả lời
-
TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ
31/01/2023 | 0 Trả lời
-
một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )
03/02/2023 | 0 Trả lời
-
Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì
07/02/2023 | 0 Trả lời
-
tác dung ngôi kể
16/02/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông
Cánh tay áo này rộng quá
Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa
Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay
Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
22/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?
14/03/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày về vấn đề bạo lực học đường
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
viết lại cảm nghĩ về bài Lượm
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?
Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn
01/04/2023 | 5 Trả lời
-
Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em
18/04/2023 | 0 Trả lời
-
17/05/2023 | 0 Trả lời
-
25/07/2023 | 0 Trả lời
-
14/08/2023 | 0 Trả lời
-
15/10/2023 | 2 Trả lời