YOMEDIA
NONE

Phân tích phép hoán dụ trong các câu Chồng ta áo rách ra thương...

Phân tích phép hoán dụ trong các câu sau đây:

a, Chồng ta áo rách ra thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

b, Sen tàn cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • a, Mình về rừng núi nhớ ai
    Trám bùi để rụng măng mai để già

    Tố Hữu đã sử dụng biện pháp hoán dụ “rừng núi nhớ ai” – “rừng núi” chính là hình ảnh người ở lại, còn đại từ “ai” là chỉ người cán bộ về xuôi – nhằm nhấm mạnh tình cảm thắm thiết và nỗi nhớ da diết của nhân dân VB đối với những người kháng chiến, với Đảng và chính phủ…Thiên nhiên và con người VB nhớ cán bộ về xuôi nhiều đến mức “trám bùi để rụng, măng mai để già” – “trám bùi và măng mai” là hai món ăn thường nhật của bộ đội, của cán bộ kháng chiến; đồng thời cũng là “đặc sản” của thiên nhiên VB. “Mình về” khiến núi rừng VB bỗng trở nên trống vắng, buồn bã đến lạ thường, ngay cả khi “trám bùi – măng mai” mà cũng không ai thu hái. Người ở lại đã bộc lộ tình cảm của mình thật chân thành và tha thiết.

    b, Chồng em áo rách em thương
    Chồng người áo gấm xông hương mặc người
    Câu ca dao nói về tình vợ chồng thủy chung sắt son, keo sơn gắn bó. Qua đó ngầm ca ngợi đứa tính thương chồng thương con, thủy chung của người phụ nữ Việt Nam.

    Chồng ta áo rách ta thương
    Chính là tình cảm yêu thương chân thành vô vị lợi mà người vợ dành cho chồng, không màng đến tiền bạc vật chất. Chồng dù nghèo, áo rách nhưng vẫn thương hết lòng.

    Chồng người áo gấm xông hương mặc người
    Giàu sang phú quý vật chất dồi dào nhưng những thứ đó là của người khác, chứ không thuộc về chồng mình. Người phụ nữ có chồng trong bài không so sánh chồng mình với chồng người khác, không vì cái áo rách mà tủi thân với áo gấm xông hương … “Mặc người” là một sự khằng định chắc chắn cho tấm lòng thương chồng, thủy chung của người phụ nữ. Dù thế nào, cũng một lòng một dạ thương yêu gắn bó với chồng của mình. Ngoài ra, từ biện pháp đối chữ “chồng ta” và “chồng người”, áo rách và áo gấm, thương = mặc (bỏ mặc) làm cho câu ca dao trở nên sống động và dí dỏm.

    c, Sen tàn cúc lại nở hoa
    Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
    Biện pháp nghệ thuật được Nguyễn Du sử dụng trong câu thơ lục bát này là :
    1/- Phép ước lệ tượng trưng :
    * Sen tàn : Hoa sen thường nở vào mùa hè, nên trong văn học Trung đại, bên cạnh "tiếng Đỗ quyên (cuốc kêu), hoa lựu nở, tiếng ve ngân,... thường mượn hình ảnh "hoa sen" để chỉ "mùa hè" . Ở câu này, tác giả dùng "sen tàn" là ý nói "mùa hè đã hết"
    * Cúc lại nở hoa : Hoa Cúc thường nở vào mùa thu, nên cũng được dùng để chỉ "mùa thu" đến.
    -> Nghiã của câu thơ này là : "Mùa hạ đã tàn, mùa thu đang đến"
    2/- Phép miêu tả tâm trạng qua nội tâm :
    Vì mang nặng mối sầu trong lòng nên không để ý đến thời gian qua nhanh, thấm thoát đông qua, xuân đến .

      bởi Nguyễn Yuki 01/10/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON