YOMEDIA
NONE

Phân tích hai câu thơ Đàn bò trên đồng cỏ xanh xanh...

Trong bài thơ Đàn bò vàng trên đồng cỏ hoàng hôn , nhà thơ NGUYỄN ĐỨC MẬU viết :
Đàn bò trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn , gặm buổi chiều sót lại .
Đọc 2 câu thơ trên , em thấy có gì lạ ? Có gì hay ?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Thơ Nguyễn Đức Mậu thường thiên về đề tài tình cảm thấm thía giữa con người với con người. Tình gia đình, làng xóm, tình đồng đội, đồng bào và bao giờ cũng chân thật, cảm động. Anh cảm nhận vẻ đẹp tình cảm vốn có trong hiện thực rồi bưng nó vào thơ. Vẫn bình dị chân thực như ta vẫn thấy, nhưng sâu sắc hơn, ám ảnh hơn. Đấy là những chỗ thành công của anh, làm nên phẩm chất thơ anh.

    Bài thơ Đàn bò vàng trên đồng cỏ hoàng hôn này có hơi khác cách làm quen thuộc ấy. Về mặt đề tài, nó thuộc loại “không có gì”. Nhưng trong bài thơ lại tràn đầy chất thơ. Làm cách nào để biến được từ không đến có như thế. Nguyên liệu, ba thứ, như đã thấy ở đầu đề bài thơ: bò, cỏ, hoàng hôn. Ba thứ riêng rẽ quả là chưa mang biểu hiện tình cảm hoặc một thông điệp tư tưởng gì. Nó là những điều thường thấy, rất hàng ngày ở chốn thôn quê. Nhưng hội tụ lại trong tâm hồn nhà thơ, với chất xúc tác của tâm hồn anh, chúng cộng hưởng vào nhau mà âm vang lên chất thơ, tạo thành một phẩm chất thẩm mỹ cao hơn, tinh hơn rất nhiều so với nguyên liệu “đầu vào”. Thơ nói cảnh nhưng người đọc lại nhận ra hồn tác giả. Người ta thường khen chất thi sĩ ở các bài thơ loại này là vì thế.

    Đàn bò vàng trên đồng cỏ hoàng hôn

    Nguyễn Đức Mậu

    Đàn bò vàng trên đồng cỏ xa xanh

    gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại

    mùa rạo rực chỉ đàn bò biết được

    vị cỏ râm ran đầu lưỡi ngọt mềm

    Đàn bò đi đủng đỉnh

    một gam màu vàng óng trước thiên nhiên

    những chiếc bụng tròn căng mang mặt trời xuống núi

    kia, vừng trăng như chiếc tù và người chăn bò bỏ quên

    Đàn bò vàng trên đồng cỏ chiều yên

    tiếng mõ rơi, tiếng mõ rơi đều

    cả đồng cỏ lút vào khoảng tối

    như vẫn còn rung nhịp mõ kêu

    Có một kẻ đi sau người chăn bò mê mải

    túi áo gói đầy hương cỏ thơm

    trái tim đựng đầy tiếng sáo và tiếng mõ

    đôi mắt đong đầy giàn giụa suối trăng non



    Đàn bò vàng trên đồng cỏ hoàng hôn…


    Để tìm ra chất thơ ở đây, người viết chắc chắn phải có một nhận thức sâu sắc về bản chất cuộc sống của con người trên hành tinh này. Tôi muốn gạch dưới chữ nhận thức vì thấy nhiều bạn thơ quá nhấn mạnh đến trực cảm, đến tiên nghiệm mà coi thường, thậm chí ghét bỏ, nhận thức và kinh nghiệm trong việc hình thành cảm xúc thơ. Thật ra có đại giác mới có đại mộng, biết rộng xa mới có mơ mộng lớn.

    Nguyễn Đức Mậu đã có một thâm niên làm thơ ba bốn chục năm, đã qua những chặng say mê đề tài to, sự việc lớn, đã đi qua nhiều bút pháp vận dụng hình tượng lớn, thi liệu to để biểu đạt những ý tưởng… Giờ đây anh đủ tự tin và đủ lịch lãm để tìm những xúc động lớn trong chi tiết nhỏ, phát hiện những cái sâu sắc lạ kỳ trong cái hàng ngày quen thuộc. Bò, cỏ, hoàng hôn, quen thuộc đến nhàm chán nhưng thử nghĩ xem, nó là hình ảnh tự cổ xưa của loài người. Buổi đầu tiên con người thuần hóa được con bò, cũng hoàng hôn này, cũng đồng cỏ ấy. Thế mà bao nhiêu năm tháng, bao đổi thay thế sự, bao xương máu con người… Xúc động thơ nảy sinh từ nhận thức đó. Huy Cận có lần tưởng như đang đồng hành với nghìn xưa Người với bò đi đôi bóng đậm/ khoan thai chân bước trở về nhà. Cái nắm bắt đầu tiên của nhà thơ có lẽ là ở công đoạn nhận ra chất thơ của đời trong cái bối cảnh ngỡ như nhàm chán đó. Việc còn lại của nhà thơ là phát hiện cho ra những chi tiết thơ mộng, kỳ ảo trong khung hiện thực quen đến nhàm này. Đây là chỗ xác định ngưỡng tâm hồn, ngưỡng tài năng của từng nhà thơ. Chúng ta hãy đọc vào từng câu từng đoạn. Nguyễn Đức Mậu tả thực và tả ảo. Tả cái có là bò gặm cỏ, tả cái không là bò gặm hoàng hôn mà hoàng hôn lại được nhấn vào cái ý nó là buổi chiều sót lại (sót lại của một ngày hay sót lại của vạn thuở xa xăm) và rồi anh tả được cả cái vị rạo rực râm ran. Anh thấy những chiếc bụng tròn căng mang mặt trời xuống núi rồi vầng trăng như chiếc tù và người chăn bò bỏ quên. Anh cảm nghe hay anh ảo giác cả đồng cỏ lút vào khoảng tối/ như vẫn còn rung nhịp mõ kêu. Đoạn kết, hình bóng nhà thơ hiện lên như một yếu tố tự hồng hoang của thiên nhiên, đồng chất với thiên nhiên không tuổi, không dấu vết thời đại, thời gian:

    có một kẻ đi sau người chăn bò mê mải

    túi áo gói đầy hương cỏ thơm

    trái tim đựng đầy tiếng sáo và tiếng mõ

    đôi mắt đong đầy giàn giụa suối trăng non.

    Bài thơ mười bảy câu ngắn dài thoải mái, vần điệu phóng khoáng thanh thản, nhiều chi tiết nhưng không một chi tiết nào mang dấu vết đặc thù của hôm nay (như một tiếng loa đài, một cột dây điện…). Tác giả chọn một mẫu số chung giữa buổi chiều hôm nay với buổi chiều hồng hoang tiền sử của loài người. Con người cơ giới hóa, hiện đại hóa hôm nay bỗng nhiên thành thuần khiết nhập vào thiên nhiên nguyên thủy. Hàng vạn năm tiến hóa được ép lại thành con số không. Cảm xúc thơ dâng lên từ đó. Chỗ chín của bài thơ cũng là ở đó.

    Đây là một không gian mới trong hồn thơ Nguyễn Đức Mậu. Nó còn hứa hẹn, có thể tạo nên một Nguyễn Đức Mậu mới.

      bởi Nguyen Quynh 01/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF