YOMEDIA
NONE

Nêu ý nghĩa của các chi tiết tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba...

thánh gióng

theo em các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào ?

a) tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc

b) gióng đòi ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt để đánh giặc

c) bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé

Gióng lớn nhanh như thôi, vươn vai thành tráng sĩ

đ) gậy sắt gẫy, gióng nhô tre bên đường đánh giặc e)gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời

truyền thuyết thường niên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện thánh gióng niên quan đến sự thật lịch sử nào

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Câu hỏi:

    Thánh Gióng

    Theo em các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào ?

    a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc

    b) Gióng đòi ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt để đánh giặc

    c) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé

    d) Gióng lớn nhanh như thôi, vươn vai thành tráng sĩ

    đ) Gậy sắt gẫy, gióng nhô tre bên đường đánh giặc ư

    e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời

    Truyền thuyết thường niên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện thánh gióng niên quan đến sự thật lịch sử nào ?

    Làm:

    * Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc:
    +) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
    +) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
    +) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
    +) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
    +) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời
    * Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc:
    +) Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng.
    +) Ý thức : cứu nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.
    +) Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thưởng thì âm thầm,lặng lẽ cũng giống như Gióng ba năm không nói chẳng cười.
    Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ rất mẫn cảm, đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng giống như Gióng, vua vừa kêu gọi, đã đáp lời kêu nước, không chờ đến lời kêu gọi thứ hai.
    * Gióng đòi ngựa sắt,roi sắt,giáp sắt để đánh giặc
    +) Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm cà, lại phải đưa cả những thành tựu văn hóa, kĩ thuật ( ngựa sắt, roi sắt,
    giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.
    +) Ý thức chuẩn bị chu đáo, kỹ càng trước một cuộc chiến
    của người anh hùng.
    * Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng:
    +) Dân gian kể rằng, khi Gióng lớn, ăn thì những bảy nong cơm, ba nong cà , còn uống thì uống một hơi nước, cạn đà khúc sông , mặc thì vải bô không đủ, phải lấy cả bông lau che thân mới kín được người
    +) Gióng lớn lên bằng nhứng thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.
    +) Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.
    +) Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng, Gióng đâu chỉ là con của một mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó.
    +) Ngày nay, ở hội Gióng, nhân dân vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ rất giàu ý nghĩa
    * Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ:
    +) Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh…đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy
    +) Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng lớn lên. Không lớn lên nhanh thì làm sao đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường
    như vậy.Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc,
    về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.
    Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc
    vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng,
    tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.
    * Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:
    +)Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước bằng những gì giết được giặc
    * Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:
    +) Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường.
    +) Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về về với cõi vô biên bất tử.
    +) Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy.
    +) Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời là biểu tượng của người dân Văn Lang.
    Gióng sống mãi.
    +)Không hề đòi hỏi công danh.
    +) Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở ...

    Chúc bạn học tốt ^^

      bởi le Huy Nam 16/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON