Nêu những cách để tạo ra từ phức
Nêu những cách để tạo ra từ phức?
Trả lời (1)
-
Các phương thức cấu tạo từ mới
1. Hệ thống cấu tạo từ (kiểu cấu tạo từ)
Các từ mới không phải là những từ được tạo ra một cách lẻ tẻ, rời rạc, ngẫu nhiên mà thường được tạo ra theo những khuôn mẫu cấu tạo nhất định và làm thành những hệ thống hay kiểu từ có chung đặc điểm cấu trúc và nghĩa. Đó chính là các hệ thống cấu tạo từ hay kiểu cấu tạo từ.
Hệ thống cấu tạo từ là tập hợp những từ có chung một khuôn hình cấu tạo (ví dụ: có chung một kiểu phụ tố, tính chất của căn tố giống nhau) và ý nghĩa cấu tạo giống nhau. Chẳng hạn, các từ worker (người lao động, công nhân), writer (người viết, nhà văn), singer (người hát, ca sĩ), reader (người đọc, độc giả) của tiếng Anh làm thành một hệ thống cấu tạo từ, vì chúng có chung một kiểu phụ tố (ở đây là hậu tố -er), tính chất của căn tố trong các từ này giống nhau (đó là căn tố động từ) và ý nghĩa cấu tạo của chúng giống nhau (người thực hiện một hành động hoặc một hoạt động nào đó). Tuy nhiên, do sự phát triển của ngôn ngữ nói chung và của vốn từ vựng nói riêng, các hệ thống cấu tạo từ có thể bị phân hoá. Một số từ trong hệ thống cấu tạo từ bị mất nghĩa ban đầu và nhận thêm nghĩa mới hoặc ý nghĩa cấu tạo đã khác đi. Do đó trong các hệ thống cấu tạo từ, ta có thể phân biệt những kiểu nhỏ hơn, dựa trên cơ sở ý nghĩa cấu tạo. Chẳng hạn, trong kiểu ‘phó + danh từ’ trong tiếng Việt, ta có thể phân biệt ít nhất ba kiểu nhỏ, chẳng hạn:
Phó giám đốc / Phó giáo sư / Phó mộc
Phó hiệu trưởng / Phó tiến sĩ / Phó nềTrong các kiểu cấu tạo từ, ta còn nhận thấy rằng, có những kiểu bao gồm nhiều từ thuộc loại và có cấu trúc hình vị giống nhau, chẳng hạn như kiểu ‘căn tố động từ + phụ tố -er’ trong tiếng Anh hay kiểu ‘nhà + danh từ’ trong tiếng Việt. Đó là những kiểu cấu tạo từ đều đặn. Thường thì những kiểu này có tính sinh sản cao, tức là được sử dụng nhiều để tạo ra từ mới và hiện vẫn còn được sử dụng. Bên cạnh đó, có những kiểu chỉ bao gồm rất ít từ hoặc thậm chí chỉ gồm một từ duy nhất thuộc loại, như trường hợp kiểu ‘danh từ + hấu’ trong tiếng Việt; nó chỉ gồm có một từ thuộc loại là dưa hấu. Kiểu này không có tính sinh sản và hiện nay không còn được sử dụng để tạo thêm từ mới.
2. Các phương thức cấu tạo từ
Trước hết cần phải nói rằng, tất cả các từ trong ngôn ngữ đều được tạo ra theo một phương thức nào đấy. Song, đối với những từ gốc có cấu tạo bằng một hình vị cấu tạo từ, ta không thể giải thích được lý do cấu tạo của chúng, do đó không thể nói đến phương thức cấu tạo của chúng. Các từ gốc nguyên cấp đều là những từ được cấu tạo bằng một hình vị cấu tạo từ nên thường được gọi là từ đơn. Như vậy, các từ đơn là những từ không thể giải thích được về mặt cấu tạo, trừ một số từ tượng thanh và tượng hình. Mỗi từ đơn là một đơn vị duy nhất trong ngôn ngữ, xét về cách cấu tạo, và về cơ bản mang tính võ đoán. Chính vì vậy, khi nói đến các phương thức cấu tạo từ, người ta chỉ đề cập đến những cách thức mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo ra những từ có thể giải thích được về mặt cấu tạo (tức là các từ tạo). Những từ được tạo ra theo cách đó thường mang tính hệ thống: Chúng tập hợp thành những nhóm có chung một kiểu cấu tạo. Do vậy:
Phương thức cấu tạo từ là cách thức và phương tiện mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo ra các kiểu cấu tạo từ.
Các kiểu cấu tạo từ trong các ngôn ngữ có thể được mô tả ở những cấp độ khác nhau, và do đó số lượng các phương thức cấu tạo từ có thể rất lớn, song xét ở cấp độ chung nhất, có thể nêu ba phương thức cấu tạo từ chủ yếu sau đây:
(I). Phương thức phụ gia
Phương thức phụ gia là phương thức kết hợp một căn tố hoặc một phức thể căn tố với phụ tố để tạo ra từ mới. Những từ được tạo ra theo phương thức này thường được gọi là từ phái sinh. Ví dụ, trong tiếng Nga: căn tố golov được kết hợp với phụ tố -ka để tạo ra từ golovka (cái đầu nhỏ); hoặc trong tiếng Anh: căn tố milk (sữa) được kết hợp với phụ tố -y để tạo ra tính từ milky (có sữa, bằng sữa). Phương thức phụ gia vẫn được coi là phương thức đặc trưng cho các ngôn ngữ biến hình, như tiếng Nga, tiếng Anh hay tiếng Đức. Song thực ra, trong các ngôn ngữ không biến hình, như tiếng Việt, tiếng Khơme, hay tiếng Hán chẳng hạn, phương thức này cũng được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiều khi tính chất phụ tố của các hình vị cấu tạo từ ở những ngôn ngữ này không thật rõ ràng. Ví dụ: Các từ ‘nhạc sĩ’, ‘hợp tác hoá’, ‘nhà văn’ của tiếng Việt có thể có cách cấu tạo giống như từ phái sinh ở các ngôn ngữ biến hình, song các từ tố ‘sĩ, hoá, nhà’ lại không hoàn toàn giống như các phụ tố, bởi lẽ chúng có thể tồn tại độc lập với ý nghĩa ít nhiều có thể xác định được. Do vậy, nhiều người cho rằng không nên coi đây là những phụ tố và không nên coi những từ tạo trên đây là những từ được tạo ra bằng phương thức phụ gia.
(II). Phương thức ghép
Ghép là phương thức kết hợp các hình vị cùng tính chất với nhau (chủ yếu là các căn tố với nhau) theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới –từ ghép. Đây là phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ,
ví dụ: trong tiếng Việt: mua bán, thiệt hơn, thay đổi, được mất, xe hơi,
trong tiếng Anh: blackboard (bảng đen), inkpot (lọ mực), manpower (nhân lực),
trong tiếng Pháp: vinaigre (giấm), sous-marin (tàu ngầm),Trong số các loại từ tạo thì từ ghép thường gây nên sự nghi ngờ và bất đồng ý kiến, vì rằng chúng dễ bị nhầm lẫn với cụm từ tự do. Vì vậy, người ta phải đưa ra các tiêu chuẩn nhận diện từ ghép. Ngoài các tiêu chuẩn áp dụng đối với các từ nói chung là:
– Phải có nghĩa hoàn chỉnh, nghĩa là biểu thị một nội dung khái niệm độc lập, hoàn chỉnh.
– Có cấu trúc hình thức chặt chẽ, nghĩa là không thể bỏ đi một hình vị (từ tố) mà nghĩa của từ vẫn được giữ nguyên, hoặc không thể chêm các thành phần khác vào giữa hình vị hay chêm các thành phần phụ cho từng hình vị riêng lẻ,
còn có thể nêu thêm hai tiêu chuẩn sau đây:
– Phải có dấu hiệu hình thức, chẳng hạn như có hình vị nối (liên tố) giữa các căn tố, ví dụ: hình vị nối -o- trong zvuk/o/operator (người thu thanh) của tiếng Nga, hay speed/o/meter (đồng hồ tốc độ) của tiếng Anh.
– Phải có sự biến âm (gọi là biến âm sandhi), nghĩa là các hình vị được ghép với nhau bị thay đổi hình thức ngữ âm, ví dụ: nguyên âm ‘e mũi’ của hình vị vin (rượu vang) biến thành [i] khi có được kết hợp với aigre (chua) thành vinaigre (giấm) trong tiếng Pháp, hay nguyên âm [o] của hình vị po trong từ potomu (vì vậy) trong tiếng Nga được phát âm ngắn hơn bình thường, do trọng âm của từ ghép này rơi vào âm tiết cuối.
(III). Phương thức láy
Láy là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận từ gốc để tạo ra từ mới – gọi là ‘từ láy’. Ví dụ: đen đen, trăng trắng, sành sạch trong tiếng Việt. Phương thức láy là phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ không biến hình, ví dụ như tiếng Việt, Lào, Khơme, tiếng Inđônêxia, v.v… Trong nhiều ngôn ngữ, phương thức này chỉ được sử dụng rất hạn chế, và điều quan trọng là ở đó, các kiểu cấu tạo láy không có tính sinh sản, do đó thường chỉ gồm một từ duy nhất thuộc loại, chứ không bao gồm nhiều từ thuộc loại như trong các ngôn ngữ không biến hình, ví dụ như: tiptop (đỉnh cao) so-so (tàm tạm) trong tiếng Anh hay ‘chut-chut‘ (xuýt nữa) trong tiếng Nga. Hơn nữa, nhiều khi các từ láy ở những ngôn ngữ này lại có quan hệ với hiện tượng tượng thanh hay tượng hình, ví dụ như murmur (rì rầm) hay zigzag (ngoằn ngoèo) trong tiếng Anh, và do đó, thực ra chúng không phải là những từ tạo mà là từ gốc.
Ngoài ra, láy còn là phương thức để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, ví dụ: ‘rénrén’ trong tiếng Trung và ‘người người’ trong tiếng Việt không phải là từ mới mà là dạng số nhiều của từ ‘rén’ và ‘người’. Bởi vậy, khi xác định phương thức láy cần phân biệt các dạng láy và từ láy, cũng như từ láy nguyên cấp (từ gốc) và từ láy thứ cấp – tức từ mới được tạo ra theo phương thức láy.
Trên đây chỉ là những phương thức cấu tạo từ có tính chất tổng quát. Tuỳ theo từng ngôn ngữ, các phương thức này có thể được chi tiết hoá thành những phương thức cụ thể hơn, ví dụ: phương thức tiền tố hoá, phương thức hậu tố hoá, phương thức vĩ tố hoá, phương thức tiền tố hoá + hậu tố hoá, phương thức tiền tố hoá + vĩ tố hoá, v.v…
bởi Đoàn Văn Vũ 15/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu
09/12/2022 | 0 Trả lời
-
TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ
31/01/2023 | 0 Trả lời
-
một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )
03/02/2023 | 0 Trả lời
-
Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì
07/02/2023 | 0 Trả lời
-
tác dung ngôi kể
16/02/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông
Cánh tay áo này rộng quá
Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa
Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay
Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
22/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?
14/03/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày về vấn đề bạo lực học đường
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
viết lại cảm nghĩ về bài Lượm
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?
Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn
01/04/2023 | 5 Trả lời
-
Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em
18/04/2023 | 0 Trả lời
-
17/05/2023 | 0 Trả lời
-
25/07/2023 | 0 Trả lời
-
14/08/2023 | 0 Trả lời
-
15/10/2023 | 2 Trả lời