YOMEDIA
NONE

Nêu hình tượng của Bác hồ qua 1 phương diện nào đó

Nêu hình tượng của Bác hồ qua 1 phương diện nào đó?

Trong bài Đêm nay Bác không ngủ á

GIÚP MÌNH NHA!!!!!!!!!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Hình tượng Bác Hồ là hình tượng trung tâm của bài thơ đã xuất hiện với vẻ “trầm ngâm yêu lặng”, suy tư, thâm trầm của nhà hiền triết phương Đông:

    Lặng yên nhìn bếp lửa

    Vẻ mặt Bác trầm ngâm.

    Lần thứ ba anh đội viên thức dậy vẫn một hình ảnh ấy, nhà thơ khắc hoạ với bao khám phá diệu kì:

    Bác vẫn ngồi đinh ninh

    Chòm râu im phăng phắc.

    Tưởng như Bác đã hóa thân thành bức tượng vững chắc. Đối lập với Bác, anh đội viên là người hay xúc động. Lòng anh thì bồn chồn, khi thì thổn thức, khi thì hốt hoảng giật mình Đặc biệt đêm nay của anh đội viên làm tôn thêm tính chất thâm trầm, của hình tượng Bác. Phải chăng đây là nét đặc sắc thứ nhai trong hình tượng của Bác - người cha của lực lượng vũ trang Việt Nam.

    Lòng yêu thương chiến sĩ là nét thứ hai trong hình tượng Bác:

    Rồi Bác đi dém chăn

    Từng người từng người một

    Sợ cháu mình giật thật

    Bác nhón chân nhẹ nhàng.

    Bác không chỉ đốt lửa cho anh đội viên nằm, mà còn có cử chỉ chăm sóc ân cần tới giấc ngủ của chiến sĩ. Bác dém chăn cho từng người từng người một. Bác dém chăn cho chiến sĩ ngủ ngon để ngày mai ra trận hay chính Bác đang đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm tình thương cho con cháu! Điệp ngữ từng người biểu hiện sự chu đáo, diễn tả tình thương yêu bao la của Bác. Người lính nào cũng được Bác san sóc, cũng được Bác chia phần yêu thương. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

    Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế

    Ôm cả non sông mọi kiếp người.

    (Theo chân Bác)

    Một tình thương đằm thắm, tế nhị, dịu dàng. Chỉ toả sáng trong tâm hồn nhân hậu như Bác. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc:

    Anh đội viên mơ màng,

    Như nằm trong giấc mộng

    Bóng Bác cao lồng lộng

    Ầm hơn ngọn lửa hồng.

    Từ thực tế mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong con người!

    Nét thứ ba trong hình tượng Bác Hồ là tình thương bao la. Người không chỉ thương các chiến sĩ trong lều tranh, mà thương tất cả đoàn dân công đang nằm dưới mưa đêm ngoài rừng lạnh.

    Những vần thơ từu tượng tình cảm lo lắng, bồn chồn, sốt ruột của Bác:

    Bác ngã không an lòng.

    Trời thì mưa lâm thâm

    Làm sao cho khỏi ướt!

    Càng thương càng nóng ruột

    Mong trời sáng mau mau.

    Đọc đến đây, tác giả thấy tấm lòng của Bác như đã hoà chung với tấm lòng chiến sĩ. Người mang theo nỗi lo, nỗi mong của từng chiến sĩ. Cao hơn nữa là lo cho cả dân tộc:

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

    {Cảnh khuya, Hồ Chí Minh)

    Khổ thơ cuối của bài thơ đã thực sự nâng tầm khái quát về hình tượng Bác lên đỉnh cao tuyệt vời:

    Đêm nay Bác ngồi đó Đềm nay Bác không ngủ vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.

    Từ chỗ cảm thấy “Bác không ngủ” là một việc lạ lùng, khác thường, không hợp lí, anh đội viên đã nhận ra ở Bác một tầm cỡ khác, có một cái thường tình khác - cái thường tình của các vĩ nhân, của Hồ Chí Minh. Từ chỗ thấy lạ đến chỗ không thấy lạ nữa là bước “nhảy vọt” trong nhận thức về vị lãnh tụ! Hai câu kết làm chấn động tâm hồn mỗi chúng ta: cái thường tình của Hồ Chí Minh là sự hy sinh, lòng thương yêu vô hạn đối với chiến sĩ, với dân tộc. Một cái thương tình, mà nếu ở xa Người, thì tác giả không dễ hiếu được. Nó trở thành lẽ sống của Người:

      bởi Diễm Thuý 28/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF