YOMEDIA
NONE

Nêu các loại tính từ

Nêu các loại tính từ? Lấy ví dụ minh họa

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 1. Xác định tính từ trong tiếng Việt

    Việc phân biệt tính từ trong tiếng Việt có phần hơi phức tạp, vì nhiều khi tính từ có dạng như động từ hoặc danh từ. Chẳng hạn, khi nói “cuộc sống thành thị” thì thành thị vừa có thể coi là danh từ vừa có thể coi là tính từ, hoặc trong “hành động ăn cướp” thì ăn cướp vừa có thể coi là động từ vừa có thể coi là tính từ. Chính vì vậy, người ta thường phân biệt trong tiếng Việt hai loại tính từ:

    1.1 Tính từ tự thân: Là những tính từ chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất, màu sắc, kích thước, hình dáng, âm thanh, hương vị, mức độ, dung lượng… của sự vật hay hiện tượng, ví dụ:
    – Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, sạch, bẩn, đúng, sai, hèn nhát.
    – Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xám, đen, trắng, nâu.
    – Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, to, nhỏ, bé, khổng lồ, tí hon, mỏng, dầy.
    – Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, cong, thẳng, quanh co.
    – Tính từ chỉ âm thanh: ồn, ồn ào, trầm, bổng, vang.
    – Tính từ chỉ hương vị: thơm, thối, hôi, cay, nồng, ngọt, đắng, chua, tanh.
    – Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, đủ, nhanh, chậm, lề mề.
    – Tính từ chỉ lượng/dung lượng: nặng, nhẹ, đầy, vơi, nông, sâu, vắng, đông.

    Việc phân loại tính từ như trên chỉ mang tính tương đối vì trong tiếng Việt tính từ có thể được sử dụng trong chức năng của trạng từ và khi ấy ý nghĩa của tính từ có thể thay đổi. Ví dụ, so sánh:
    Anh ấy cao 1m75/ Tôi đánh giá cao khả năng của anh ấy.
    Cái vali này rất nhẹ/ Chiếc thuyền lướt nhẹ trên sông.

    1.2 Tính từ không tự thân: Là những từ vốn không phải là tính từ mà là những từ thuộc các nhóm từ loại khác (ví dụ: danh từ, động từ) nhưng được sử dụng như là tính từ. Tính từ loại này chỉ có thể xác định được trên cơ sở quan hệ của chúng với các từ khác trong cụm từ hay câu. Bình thường, nếu không có quan hệ với các từ khác, chúng không được coi là tính từ. Như vậy, đây là loại tính từ lâm thời. Tuy nhiên, khi được sử dụng làm tính từ, các danh từ hoặc động từ sẽ có ý nghĩa hơi khác với ý nghĩa vốn có của chúng, thường thì đó là ý nghĩa khái quát hơn. Chẳng hạn, khi nói “hành động ăn cướp” thì ăn cướp thường có ý nghĩa “giống như ăn cướp” hay “có tính chất giống như ăn cướp” chứ không phải là ăn cướp thật. Vì vậy, việc nhận biết tính từ loại này sẽ giúp ta hiểu đúng ý nghĩa của từ được sử dụng. Trong tiếng Việt có các loại tính từ không tự thân sau đây:
    * Tính từ do danh từ chuyển loại. Ví dụ: công nhân (trong: vải xanh công nhân); nhà quê (trong: cách sống nhà quê); cửa quyền (trong: thái độ cửa quyền); sắt đá (trong: trái tim sắt đá); côn đồ (trong: hành động côn đồ).
    * Tính từ do động từ chuyển loại. Ví dụ: chạy làng (trong: thái độ chạy làng); đả kích (trong: tranh đả kích); phản đối (trong: thư phản đối); buông thả (trong: lối sống buông thả).

    2. Cách tạo tính từ ghép trong tiếng Việt

    Tính từ ghép trong tiếng Việt có thể được tạo ra bằng những cách sau đây:
    – Ghép một tính từ với một tính từ, ví dụ: xinh đẹp, cao lớn, to béo, đắng cay, ngay thẳng, mau chóng, khôn ngoan, ngu đần.
    – Ghép một tính từ với một danh từ, ví dụ: méo miệng, to gan, cứng đầu, cứng cổ, ngắn ngày, vàng chanh
    – Ghép một tính từ với một động từ, ví dụ: khó hiểu, dễ chịu, chậm hiểu, dễ coi, khó nói.
    – Láy tính từ gốc, nghĩa là lặp lại toàn bộ hoặc một bộ phận của tính từ gốc để tạo ra tính từ mới. Ví dụ: đen đen, trăng trắng, đo đỏ, vàng vàng, nâu nâu; sạch sẽ, may mắn, chậm chạp, nhanh nhẹn, đắt đỏ.

      bởi Nguyễn Thảo 01/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON