YOMEDIA
NONE

Kể về niềm vui của em vào ngày Tết 

kể về niềm vui của em vào ngày tết

 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Năm nào cũng vậy, khoảng 29 Tết sau khi sắp xếp dọn dẹp nhà cửa xong, cả gia đình em lên xe về quê nội ở Đức Hòa ăn Tết. Thời gian trôi nhanh quá! Mới hôm nào em về quê ở ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay những ngày cuối cùng của năm lại đến rồi.

    Chiều ba mươi tháng chạp, không khí Tết đã ngập tràn khắp nẻo. Làng quê rộn rã những âm thanh trong trẻo, tươi vui đón mừng một mùa xuân mới. Những nếp nhà đông vui, náo nức lạ thường bởi tiếng reo vui của những đứa con xa quê lâu ngày mới trở về, tiếng cụ già kể những chuyện năm cũ, tiếng trẻ em nô đùa… Và những cái bếp nghi ngút khói bay lên, mùi bánh tét, mùi thức ăn xào nấu thơm lừng khắp ngõ. Mọi nhà đang háo hức chuẩn bị cho bữa cơm tất niên sum họp.

    Nhà nội em, phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh tét, mứt, hoa quả . . . được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây mai khá lớn xen kẽ với những chùm hoa vạn thọ đặt trên chiếc đôn sứ cạnh bộ trường kỹ bằng gỗ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

    Và bà nội luôn là người vui mừng nhất. Nội tất tả quét tước lại nhà cửa. Nội vào bếp nấu những món ăn quen thuộc cho ngày sum họp. Nội đã chờ mong ngày này lâu lắm rồi. Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết luôn là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà nội và mẹ đã đi chợ mua sắm những thứ cần thiết để nấu. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách các món chính. Còn bà nội và cô Út cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em tranh thủ học cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn. Ba và chú năm di ra vuon gan nha hái một số cây trái tươi để cúng ông bà. Bé Hà thì quanh quẩn bên ông nội bắt sâu tỉa lá cho hàng cây kiểng.

    Những giai điệu quen thuộc “Tết, tết, tết đến rồi….”lại vang lên đâu đây. Ngồi cạnh bếp than hồng đỏ rực em thấy lòng rộn rã, rạo rực làm sao! Tiếng trống múa lân tùng tùng. Nồi bánh chưng đã dậy mùi, chỉ còn chờ ba về là vớt ra thôi. Thức ăn đã nấu xong, bà nội sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, ba em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn vái tổ tiên về sum họp cùng con cháu trong ba ngày Tết. Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh tét xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm trộn với rau răm và bắp cải, canh ổ qua dồn thịt xanh thẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ, thịt kho hột vịt . . . Rồi bánh tráng thịt ram . . . món nào cũng ngon và vô cùng hấp dẫn.

    Ba em rót rượu kính mời ông bà. Mẹ, cô út, em và bé Hà uống nước ngọt. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

    Cháu Trúc này! Dù sống ở Sài Gòn nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng cháu cũng có một quê hương. Ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi ba cháu đã sinh ra và lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương cháu nhé!

    Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Ba em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với ánh mắt hiền từ tràn ắp tình yêu thương con cháu. Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục, ngồi uống trà ăn mứt trong phòng khách. Em khoe với ông bà là em đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ 1. Bà khen em: Cháu Trúc của bà giỏi quá giống Ba hồi nhỏ. Bé Hà thấy em được Bà khen, bé vội chạy đến, phụng phịu : Con giỏi hơn chị. Bà cười xòa: Cả 2 cháu của Bà đều ngoan cả. Rồi Bà thong thả uống trà vừa kể cho em nghe những chuyện ở trong quê. Trên tivi chiếu chương trình đón tết. Mẹ em ngồi thoải mái trong chiếc ghế bành xem tivi trên môi nở một nụ cười mãn nguyện khuôn mặt rạng ngời một niềm vui khôn tả.

    Bữa sum họp gia đình là lúc ông bà cha mẹ, con cái, anh chị em quây quần bên nhau cùng ăn những món ăn ưa thích do bà và mẹ nấu, kể chuyện trường lớp, công việc cho nhau nghe rồi cùng cười, cùng bàn luận với không khí rất ấm cúng và thân mật. Bữa ăn làm gia đình đầm ấm, đó chính là sợi dây vô hình gắn kết tình thân của các thành viên trong gia đình.Truyền thống, nề nếp gia đình cũng được hình thành từ những bữa ăn đạm bạc mà đầm ấm đó. Trong bữa cơm mọi người không chỉ chuyện trò vui vẻ, thể hiện sự quan tâm chia sẻ với nhau mà thông qua đó biết bao bài học quý giá được ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu. Cuộc sống công nghiệp bận rộn khiến nhiều gia đình ít có cơ hội được ngồi bên nhau trong bữa cơm thân mật, thế nhưng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt khung cảnh mâm cơm gia đình vẫn thật đẹp. Phải chăng vì thế mà mỗi dịp Tết đến người người đều hối hả, mau chóng trở về quê với ông bà cha mẹ, bên mâm cơm ấm cúng để tận hưởng cảm giác bình yên, hạnh phúc.

    Cứ năm nào cũng thế, gia đình em luôn có được những giờ phút sum họp, trò chuyện thân mật thật vui vẻ, đầm ấm sau một thời gian dài xa cách. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ông bà, ba mẹ. Em yêu những buổi sum họp ngày tết như thế này biết bao nhiêu! Luôn có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.

    nhớ tick mk ^^

      bởi Nhi Chun 10/01/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • “Xuân sang hoa tươi màu,

    Đàn chim tung cánh chào.

    Hương xuân bay phương nào

    Từng cơn gió xôn xao”.[1]

    Xuân đã về trên khắp đất trời, xuân đã đến trong tâm hồn mỗi người con dân nước Việt. Mọi người cùng nhau tiễn Ất Mùi và đón Bính Thân trong náo nức mừng vui. Người ta nói “vui như tết” quả là đúng!

    Trong một năm, “Tết đầu năm là quan trọng nhất. Xưa người Việt Nam gọi là Tết Cả để phân biệt với các tết còn lại; thời giao lưu với Trung Hoa nó được gọi theo âm Hán-Việt là Tết Nguyên Đán. Đến thời giao lưu với văn hóa Tây phương, nó được gọi là Tết Ta để phân biệt với Tết Tây vào ngày đầu năm dương lịch. Tuy bị lệ thuộc vào Tàu gần 1000 năm và chịu ảnh hưởng trong việc xác định mốc đầu năm, nhưng Tết Ta vẫn mang trọn vẹn đặc trưng văn hóa truyền thống của người Việt Nam”[2]. Tết Nguyên Đán đã trở thành một nét văn hóa cổ truyền dân tộc quý giá mà chúng ta hãnh diện gìn giữ luôn mãi dù trên quê nhà hay nơi xứ người.

    Dân ta vẫn gọi là “Ăn Tết” như thể diễn tả sự an nhàn thư thái sau một năm vất vả lao nhọc. Mọi người đều chuẩn bị kỹ lưỡng để có một cái Tết chan hòa niềm vui, đằm thắm ân tình và no đủ. Ở thôn quê mọi người lo Tết từ mấy tháng trước: nuôi cá, nuôi gà, vỗ béo lợn bò, trồng hoa, chăm sóc mai đào. Ngày Tết đầy hương vị với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” nên từ những ngày đầu tháng Chạp, người dân đã tất bật muối dưa hành, củ kiệu, sau đó làm món thịt đông, giò thủ, gói bánh chưng, bánh tét… để mâm cơm ba ngày xuân trong gia đình đầy ắp những món ăn thuần Việt. Không khí tết thực sự bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Táo về trời. Mọi người cùng nhau trang hoàng nhà cửa cho sạch đẹp, ngăn nắp và tươm tất. Phụ nữ thì háo hức đi chợ mua quần áo mới, thực phẩm, hạt dưa, bánh mứt, nhất là những đóa hoa, chậu bông, dưa hấu và mâm ngũ quả để trưng bày trong nhà. Ngoài việc tô đẹp bề ngoài, người dân còn làm mới cả tinh thần bên trong, anh chị em xa hay bà con láng giềng gần dù có những hiềm khích bất hòa cũng cố gắng bỏ qua cho nhau. Mọi người niềm nở hỏi nhau “Năm nay nhà bác ăn tết lớn không?”. Còn xã hội thì chung tay chăm lo cho người nghèo có được một cái tết an vui no ấm.

    Tết đến là dịp quý giá nhất để con cháu đoàn tụ, sum vầy đông đủ bên ông bà cha mẹ. Tết Nguyên Đán thực sự là Tết sum họp đầm ấm trong mỗi gia đình. Những người xa xứ, xa quê trở về để đón xuân với gia đình và làng xóm láng giềng. Đặc biệt, những người con của đất Việt ở nước ngoài vẫn nhớ đến sự thiêng liêng và ấm áp của những ngày đầu xuân, cùng nhau tổ chức mừng xuân theo điều kiện cho phép hoặc nếu có thể, trở về quê nhà để ăn tết với gia đình và người thân của mình. Ngày Tết còn là cơ hội quý báu để ông bà cha mẹ giáo dục con cháu về lễ nghĩa gia phong, về những tập tục và văn hóa dân tộc.

    Với truyền thống từ bao đời nay, ngày xuân còn là ngày ân tình, con cháu biểu lộ lòng biết ơn và thành kính trước công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ, học trò tri ân thầy cô, người thụ ơn nhớ đến người làm ơn cho mình. Vì thế, dân ta đã có tục gửi Tết, biếu Tết. “Con cháu biếu tết ông bà cha mẹ, học trò biếu tết thầy cô, kẻ dưới biếu tết bề trên, con bệnh biếu tết thầy lang… Quà biếu thường chẳng đáng bao nhiêu, nhưng tấm chân thành thật là đáng kể”[3].

    Đặc biệt, ngày xuân là ngày của niềm vui và sự mới mẻ, là ngày sinh nhật của tất cả mọi người. Nàng Xuân thổi một làn sức sống tươi trẻ trên con người và cảnh vật. Tết về mai đào nở rộ muôn nơi; huệ, cúc, lan, thủy tiên, hướng dương đua nhau khoe sắc thắm. “Vườn xuân ong bướm ngất ngây ngất ngây tình hoa như đang đắm say ru hồn lòng ta, Vườn xuân ong bướm ngất ngây ngất ngây tình hoa, ý xuân chan hòa”[4]. Mọi người rạng rỡ nụ cười khi đi chợ Tết, chợ hoa, khi dự lễ hội, khi đến nhà thờ, chùa chiền, đặc biệt khi gặp gỡ chúc xuân nhau. Các em nhỏ vui biết bao khi nhận được bao lì xì đỏ hồng.

    Ngày xuân gặp nhau, ai cũng nói chuyện vui, kể cho nhau những điều đẹp của năm cũ và những niềm mơ ước trong năm mới. Tất cả đều hy vọng một năm mới đổi thay tốt đẹp hơn năm cũ để người người, nhà nhà tươi vui hưởng nhiều Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Từ niềm hy vọng ấy, mọi người chúc nhau những điều tốt đẹp nhất:

    “Xuân xuân về vui nắng tràn dâng cho dân làng lúa nặng thêm bông, cho vườn cây xanh trái đơm hoa.

    Xuân xuân về trai gái mừng vui, xuân lên chùa ước nguyện tình duyên cho ngày sau duyên sẽ nên đôi, anh và em sống bên nhau suốt đời.

    Xuân xuân về cho bé tuổi thêm, bé đến trường bé học điều ngoan, vui tuổi thơ chóng lớn mau khôn, mai ngày sau sống cho nước nhà.

    Xuân xuân về nâng chén ngày vui cho muôn nhà cuộc sống đẹp tươi. Xuân xuân về ta chúc đầu năm, Xuân xuân về rộn ràng quê ta.

    Xuân xuân về ta chúc đầu năm, chúc ông bà mãi cùng cháu con, cha mẹ vui bên lũ con ngoan, ước mẹ cha mãi bên ta suốt đời”[5].

    “Xuân tới đây với muôn ngàn thiết tha, chúc trần gian năm nay được thuận hòa, với một năm xuân vui vẻ đậm đà, cùng xuân quên hết những chuyện buồn năm đã qua”[6].

    Niềm vui xuân còn rất đỗi đặc biệt với người Kitô hữu – “Ngày đầu xuân dâng lên Chúa lời kinh của gia đình, mong ước đời an bình, mong Ngài ban muôn ơn cho người con yêu thương, cho những người mà con yêu thương”[7]. Vì xác tín vào Thiên Chúa là chủ tể thời gian và sự sống, mọi phúc lộc đều xuất phát từ Ngài nên người Công giáo quây quần bên vị mục tử trong giáo đường để dâng Chúa lời tạ ơn và mọi nguyện ước trong năm mới. Ngày Tết được tăng thêm hương vị qua những lễ nghi phụng vụ. Thánh lễ Mồng Một cầu bình an cho năm mới, Mồng Hai kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ, Mồng Ba thánh hóa công ăn việc làm. Nhờ việc hội nhập văn hóa vào các nghi lễ ba ngày tết mà niềm vui xuân của chúng ta vừa thánh thiêng, an bình vừa ấm áp ân tình trong cả cộng đoàn giáo xứ.

    Người Kitô hữu ý thức, xuân đất trời sẽ qua đi nhưng xuân lòng người còn mãi, người với người sống với nhau, vui với nhau, làm điều tốt cho nhau cả một mùa xuân cuộc đời. Vì thế, trước khi chúc tuổi nhau thì ta đã cầu nguyện cùng Chúa cho nhau: “Xin dâng Chúa xuân này, mùa hạnh phúc bao ngày, Chúa ban dư đầy thánh ân của Ngài để xuân mãi ở lại đây. Con mong ước chân thành, người người sống an lành, ngày xuân thắm ân tình và thiết tha như lời kinh”[8]. Trong Chúa Xuân, những lời ta chúc cho nhau xuất phát từ cái tâm lương thiện và tấm lòng chân thành thực sự muốn điều tốt cho nhau, chứ không phải là lời sáo ngữ nơi đầu môi chót lưỡi hoặc chỉ mang tính xã giao. Trong Chúa Xuân, ta sống với nhau hiền hòa, đắm thắm và yêu thương nhau suốt cả một năm trời.

    Ngày đầu xuân có Chúa thì cả một năm ta an bình tiến bước, vì:

    “Bốn mùa Chúa đổ hồng ân

    Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi”. (Tv 65,12).

    Chúng ta hãy để Chúa quan phòng lo liệu tất cả. Ngài sẽ đong cho ta đầy hạnh phúc, gói cho ta trọn niềm yêu thương, giữ cho ta mãi bình an và thắt chặt ta với Ngài. Trong Chúa xuân, ta chúc nhau bao điều tốt đẹp thì cũng nhờ Ngài, ta có một bầu trời hy vọng, một biển cả niềm tin, một đại dương tình mến, một điệp khúc tạ ơn. Vậy trong năm mới này, ta hãy dành 365 ngày để yêu thương và làm điều tốt cho nhau, dành 8.760 giờ để giữ tâm hồn tươi vui, dành 525.600 phút để xây dựng sự thuận hòa trong gia đình và cộng đoàn.

      bởi Môn Toán Chỉ Em 10/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF