Kể truyền thuyết Bánh Chưng, bánh Giầy bằng lời của nhân vật
kể về câu chuyện truyền thuyết bánh chưng bánh giầy bằng lời của nhân vật
Trả lời (1)
-
Tôi là Lang Liêu, con trai của vua Hùng thứ mười tám. Sắp tới trong cung vua cha có tổ chức lễ tế tổ, để thể hiện tấm lòng thành kính đối với thế hệ đi trước cũng như để cầu bình an cho an dân xã tắc. Và lễ tế tổ này cũng chính là dịp để các hoàng tử như chúng tôi có thể tự do, công bằng tranh tài, thể hiện tài năng trước vua cha, những mong mình sẽ trở thành người kế vị trong tương lai. Trên tôi còn rất nhiều anh trai, ai cũng giàu có, tài giỏi còn tôi thì chưa biết sẽ dâng lễ vật gì để khiến vua cha hài lòng, vì vậy mà giờ đây tôi đang rất lo lắng, đắn đo.
Tôi biết vua cha rất công tâm trong việc lựa chọn, Người tạo điều kiện cho tất cả các con của Người có thể tranh tài thay vì chọn người con cả kế vị như những vị tiên vương trước đó. Điều này làm tôi vô cùng cảm kích, xúc động. Vì vậy nên tôi mới đắn đo, muốn mang sức lực chứng tỏ cho vua cha thấy, đơn giản là thể hiện sự kính trọng của một người con đối với cha, hoàn toàn không phải vì hào quang danh vọng của chức vị làm cho mờ lí trí. Ngày lễ tổ ngày càng đến gần, mọi công đoạn chuẩn bị đều vô cùng gấp rút vì vậy mà tôi càng thấy lo lắng vì mình chưa có lễ vật gì, cũng chưa có ý tưởng gì.
Trong khi đó, các anh trai của tôi thì cho người đi khắp nơi, lên rừng xuống biển để tìm kiếm những món đồ vật quý giá để dâng lên vua cha. Nhưng tôi thì ngược lại, ngay từ khi còn nhỏ tôi đã xin vua cha ra sống riêng nên cuộc sống giàu sang, nhung lụa đối với tôi vô cùng xa xỉ. Việc tìm kiếm những trân bảo dị thú là điều hoàn toàn bất lực. Cuộc sống của tôi chỉ xoay quanh công việc đồng áng, hàng ngày làm bạn với cây lúa, cây khoai. Mà vật giá trị nhất của tôi bây giờ cũng không có gì khác là những nông sản vừa thu hoạch được mùa vừa rồi. Nhưng, những bông lúa, củ khoai quá tầm thường để dâng lên làm lễ vật. Tôi trăn trở không biết làm sao, những ngày này tôi ăn không được ngon, ngủ không được yên.
Hôm nay, trong một giấc ngủ trưa, tôi rất khó để ngủ được yên như mọi lần. Nhưng lần này tôi nằm mộng, trong mộng hiện lên tiên ông râu tóc bạc phơ, biết ông không phải người thường nên tôi chào hỏi với tất cả lòng thành kính, ngưỡng mộ. Chưa cần nói gì thì tiên ông đã như đọc được những tâm sự của tôi mà cho tôi gợi ý cho lễ vật sắp tới. Theo lời tiên ông, đó là một thứ bánh có màu xanh mướt tượng trưng cho đất, thứ bánh tròn, dẻo tượng trưng cho bầu trời. Chỉ vừa bái tạ tiên ông thì Người đã vụt mất, tôi thì choàng tỉnh khỏi cơn mê.
Như người vừa tìm được ánh sáng, tôi suy nghĩ về những lời nói của tiên ông và nghĩ cách chế tạo chiếc bánh đặc biệt ấy. Sao tôi không dùng chính những nguyên liệu nông sản mà mình có để chế biến bánh? Ý tưởng này làm tôi bừng sáng, hứng thú bắt tay ngay vào công đoạn chuẩn bị. Trước hết tôi sẽ dùng gạo nếp để làm bánh, ruột bánh sẽ là đỗ xanh, vốn cũng là một nguyên liệu tôi có rất nhiều. Ngoài vẻ thơm ngọt của đỗ xanh, tôi muốn tạo cho chiếc bánh độ ngậy ngọt tinh tế nên tôi đã cho vào cùng với thịt lợn. Chiếc bánh được gói lại bằng lá dong, vuông vức như mặt đất.
Chiếc bánh sau khi được cho vào luộc nhiều giờ thì vớt ra cho vào nước lạnh. Ruột bánh khi bóc vỏ quả nhiên xanh mướt, thơm dịu mùi lá dong. Vì nó giống với mặt đất xanh tươi, nơi vạn vật sinh sôi nảy nở nên tôi gọi nó với cái tên là bánh chưng. Chiếc bánh còn lại tôi dùng gạo nếp say nhuyễn để tạo ra một loại bánh dẻo ngọt, có hình tròn, màu trắng. Nếu chiếc bánh chưng gợi người ta liên tưởng đến mặt đất thì chiếc bánh này lại rất giống với bầu trời – trong trẻo, tròn trịa, vì vậy mà tôi đặt tên nó là bánh giày. Hai chiếc bánh hoàn thành tôi đã rất vui, vì cuối cùng mình cũng làm ra lễ vật dâng lên vua cha. Đặc biệt ý nghĩa hơn cả đó chính là chúng được làm bằng những nguyên liệu dễ tìm, dễ kiếm nhất, và chúng được làm do chính bàn tay của tôi.
Vài ngày sau đó, lễ tế tổ đã đến, trong cung nhộn nhịp người qua kẻ lại, các anh của tôi cũng tất bật mang lễ vật mình kì công chuẩn bị đến. Vua cha ngồi trên ngai vàng tuyên bố cuộc thi bắt đầu, sau đó đích thân xuống bên dưới quan sát, đánh giá từng lễ vật một. Quả nhiên, các anh của tôi mang đến toàn là những trân trâu dị bảo vô cùng quý giá, nhưng nếu đứng một mình thì chúng sẽ nổi bật, nhưng ở đây bao nhiêu trân bảo cùng đứng bên nhau nên vô hình chúng không gây được ấn tượng đặc biệt với vua cha. Vì vậy mà Người lướt qua rất nhanh. Khi đến tôi, Người dừng lại quan sát khá kĩ càng, có lẽ vì chúng hoàn toàn tách biệt với các anh của tôi. Nhưng nhìn những món ăn tầm thường này thì các anh của tôi lại dành cho tôi cái nhìn thương hại, coi thường.
Nhưng khi nghe tôi nói về ý nghĩa của hai món bánh này thì vua cha lại đặc biệt chú ý, có vẻ vô cùng hài lòng, sau khi nếm thử hai món ăn thì long nhan sáng bừng, Người dành lời khen ngợi cho tôi, quyết định chọn hai món bánh này để tế trời đất mỗi dịp năm mới. Và cuối cùng người tuyên bố trao quyền kế vị cho tôi. Tôi vô cùng vui và hạnh phúc, tôi sẽ đem tất cả tấm lòng yêu thương, nhân ái, đồng cảm thấu hiểu với những người dân ngèo để cai trị đất nước hưng thịnh nhất.
bởi Trần Hiếu 12/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu
09/12/2022 | 0 Trả lời
-
TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ
31/01/2023 | 0 Trả lời
-
một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )
03/02/2023 | 0 Trả lời
-
Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì
07/02/2023 | 0 Trả lời
-
tác dung ngôi kể
16/02/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông
Cánh tay áo này rộng quá
Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa
Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay
Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
22/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?
14/03/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày về vấn đề bạo lực học đường
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
viết lại cảm nghĩ về bài Lượm
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?
Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn
01/04/2023 | 5 Trả lời
-
Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em
18/04/2023 | 0 Trả lời
-
17/05/2023 | 0 Trả lời
-
25/07/2023 | 0 Trả lời
-
14/08/2023 | 0 Trả lời
-
15/10/2023 | 2 Trả lời