YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Vượt thác, So sánh (tiếp theo), Phương pháp tả cảnh

- Soạn bài vượt thác

- Soạn bài so sánh (tiếp theo)

- Soạn bài phương pháp tả cảnh

nhanh lên! mk cần gấp nha các bn!leuleu

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 1)

    Tóm tắt

    Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

    Câu 1: Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian:

    – Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;

    – Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ;

    – Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.

    Theo trình tự trên, có thể chia bố cục của bài văn như sau:

    – Đoạn 1: Từ đầu đến "Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước".

    – Đoạn 2: Từ "Đến Phường Rạnh" đến "thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò".

    – Đoạn 3: Còn lại.

    Câu 2: Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền.

    Chẳng hạn:

    – Tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: "chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít" …

    – Tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: "Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt" …

    – Đến đoạn sông có thác dữ thì đặc tả: "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn" …

    Câu 3:

    a. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả qua các yếu tố:

    – Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng, ...

    – Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

    b. Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả:

    - Ngoại hình:

    • như pho tượng đồng đúc.

    • các bắp thịt cuồn cuộn.

    • hai hàm răng cắn chặt.

    • quai hàm bạnh ra.

    - Hành động:

    • Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông.

    • Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống.

    • Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.

    c. Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh:

    – Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc ...

    – Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.

    Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" – qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công viêc, trong khó khăn, thử thách.

    Câu 4:

    - Hai hình ảnh:

    • Đoạn đầu: "Dọc sông, những chòm cô thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước".

    • Đoạn cuối: "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước".

    + Đoạn đầu, hình ảnh cầy cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác.

    + Đoạn sau, hình ảnh cây to dễ liên tưởng tới "Chú Hai vượt sào, ngồi thở không ra hơi".

    + Cả hai hình ảnh đều muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện bản lĩnh vững vàng để sống trên mảnh đất của mình.

    Câu 5:

    Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.

    III. LUYỆN TẬP

    Hai bài Sông nước Cà MauVượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu tả của mỗi nhà văn cũng vậy.

    - Miền cực Nam của Tố quốc nên có nhiều kênh rạch chằng chịt, có các tầng rừng đước, có phố thị trên sông.

    - Miền trung ở dãy Trường Sơn và cái thác nước phải vượt qua thật dữ dội.

    I. Các kiểu so sánh

    Câu 1:

    Soạn bài: So sánh (tiếp theo) | Soạn văn lớp 6

    Câu 2:

    • chẳng bằng: chênh lệch, không ngang bằng

    • : ngang bằng

    Câu 3: Một số từ so sánh khác:

    a. Ngang bằng: như, như thể, tựa như, hệt như, ...

    b. Không ngang bằng: hơn, hơn là, kém, khác, ...

    Ví dụ:

    Nó vui sướng hệt như khi được điểm 10.Bằng tuổi nhau nhưng nó học kém tôi 1 lớp.

    II. Tác dụng của so sánh

    Câu 1: Tìm phép so sánh

    - Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.

    - Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên

    - Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại…

    - Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.

    Câu 2:

    Phép so sánh giúp cho người đọc hình dung những chiếc lá rụng một cách cụ thể, sinh động, với nhiều dáng vẻ khác nhau.

    Bằng phép so sánh, người viết thể hiện được những cảm nhận tinh tế của mình trước sự rụng của những chiếc lá, qua đó bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc về sự sống, sinh tồn và cái chết, sự tiêu vong,…

    III. Luyện tập

    Câu 1:

    a.

    Soạn bài: So sánh (tiếp theo) | Soạn văn lớp 6

    b. b) Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích trong số các phép so sánh trên.

    Tham khảo:

    "Một lòng thương yêu thật đằm thắm, dịu dàng, tế nhị. Không phải là lòng thương chung, chung chung, mà lòng thương toả ấm tới "Từng người, từng người một" cụ thể. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc:

    Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.

    Từ thực tế đến mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong."

    (Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB GD, 2001)

    Câu 2: Những câu văn nào trong bài Vượt thác có sử dụng phép so sánh. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

    – Những câu văn có sử dụng phép so sánh:

    Mời bạn xem lại câu 3 phần c bài Vượt Thác.

    Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, … là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự "hùng vĩ" của con người trước thiên nhiên.

    Câu 3: Đoạn văn miêu tả dượng Hương Thư

    Tham khảo:

    "Hình ảnh dượng Hương Thư "như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào" gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu."

    I. 1. Đọc 3 văn bản 2. Trả lời các câu hỏi.

    a. Ở đây, tác giả miêu tả dượng Hương Thư gần với hành trình của một cuộc vượt thác dữ.

    b. Đây là quang cảnh của dòng sông Năm Căn. Theo thứ tự thoát khỏi kênh, đổ ra sông sau đó xuôi về dòng Năm Căn; tiếp theo là quan sát hai bên bờ.

    c. Hình ảnh lũy tre làng. Mở bài: Từ đầu đến “màu của lũy” giới thiệu tổng quát, nhấn mạnh ba vòng lũy. Thân bài: Từ “Lũy ngoài cũng” đến “không rõ’. Miêu tả cụ thể chi tiết từng lũy tre; chú ý phân biệt sự đặc sắt, khu biệt của các lũy tre.

    Kết bài: Nói về măng, gợi quan hệ mẫu tử trong đời sống con người.

    II. Luyện tập 1. Quanh cảnh trong giờ viết tập làm văn.

    a. - Những hình ảnh tiêu biểu: + Hoạt động của cô (ghi bảng, phát giấy thi, nhìn đồng hồ, nhắc nhở, đi,ngồi, sự lặng lẽ vừa gần gũi vừa nghiêm khắc). + Hoạt động của trò: (chăm chú, thiếu chú ý, giở giấy loạt soạt, tiếng ngòi bút, những gương mặt…)

    b. - Theo thứ tự thời gian: + Bắt đầu đọc (chép, phát) đề. + Làm bài. + Chuông (trống) báo hết giờ.

    c. - Mở bài: Sau một hồi chuông báo hết giờ ra chơi giữa buổi, không như mọi khi vẫn còn một số bạn nhởn nhơ đi vào, cả lớp đã ngồi yên lặng để chờ cô giáo. Đây là tiết kiểm tra môn văn đầu tiên ở học kì hai lớp 6A của chúng em.

    - Kêt bài: Phải nấn ná chừng hai mươi phút sau cô mới thu gom được đầy đủ các “tác phẩm” của chúng em. Không khí cả lớp như ong vỡ tổ. Ai cũng tranh nhau nói, mặt ai nấy đều lấm tấm mồ hôi. Đa số ai cũng làm bài tốt bởi gương mặt người bạn nào cũng rạng rỡ.

    2. Cảnh sân trường giờ ra chơi.

    3. Dàn ý:

    (1) Buổi nắng sáng

    (2) Buổi chiều gió mùa đông bắc

    (3) Ngày mưa rào

    (4) Buổi nắng nhe

    (5) Chiều lạnh

    (6) Chiều nắng tan

    (7) Mặt trời xế trưa

    (8) Biến đổi màu theo sắc mây trời. (9) Nguyên nhân biển đẹp. Tác giả chủ yếu quan sát biển ở các thời điểm khác nhau. Tác giả lưu ý màu sắc của mây trời, ánh sáng để cho thây biển đẹp bị chi phối bởi các yếu tố xung quanh

      bởi Nguyễn Viết Kim 11/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON